Xét nghiệm lẻ

Các kháng thể DNA sợi đôi (ds-DNA Ab) hiện diện chủ yếu trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống (SLE) và rất quan trọng, nhưng không phải là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán bệnh. ds-DNA Ab dương tính trong 80% đến 90% trường hợp SLE, một số ít các trường hợp bệnh thấp khớp, viêm gan mạn đang hoạt động, bệnh tăng bạch cầu đơn nhân và xơ gan ứ mật.
Axit folic là một thành phần của vitamin B9, có vai trò trong việc hình thành các tế bào mới. Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, acid folic đóng một vai trò rất quan trọng. Bổ sung đủ axit folic trước và trong khi mang thai giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng ở não hoặc cột sống của thai nhi.
IgA chủ yếu được tìm thấy trong nước bọt, nước mắt, dịch tiết đường hô hấp và dạ dày, sữa mẹ. IgA có nhiệm vụ chống nhiễm trùng ở các vùng niêm mạc của cơ thể như đường hô hấp (xoang và phổi) và đường tiêu hóa (dạ dày và ruột). Xét nghiệm giúp đánh giá hệ miễn dịch ở các đối tượng thường xuyên bị nhiễm trùng hoặc tiêu chảy, phát hiện các bệnh lý suy giảm miễn dịch và một số loại ung thư...
IgG là loại kháng thể có vai trò quan trọng giúp chống nhiễm trùng do vi khuẩn và vi rút. Phần lớn các kháng thể trong máu là IgG. Xét nghiệm giúp đánh giá hệ miễn dịch ở các đối tượng thường xuyên bị nhiễm trùng hoặc tiêu chảy, phát hiện các bệnh lý suy giảm miễn dịch và một số loại ung thư...
IgM (Immunoglobulin M) là kháng thể lớn nhất trong cơ thể và cũng là tuyến phòng thủ đầu tiên của hệ thống miễn dịch. Các kháng thể IgM cung cấp sự bảo vệ chung nhưng ngắn hạn chống lại nhiễm trùng giai đoạn cấp tính. Xét nghiệm giúp đánh giá hệ miễn dịch ở các đối tượng thường xuyên bị nhiễm trùng hoặc tiêu chảy, phát hiện các bệnh lý suy giảm miễn dịch và một số loại ung thư...
Các bệnh lý liên quan đến chuyển hóa sắt thường gặp và có thể là do thiếu sắt hoặc quá tải sắt. Thiếu sắt có thể do tăng đào thải sắt hoặc giảm cung cấp. Quá tải sắt xảy ra khi vượt quá khả năng liên kết sắt của transferrin. Quá tải sắt cũng có thể xảy ra khi quá trình dị hóa hồng cầu tăng bất thường. Mức độ sắt được sử dụng để giúp chẩn đoán các loại thiếu máu cụ thể.
Kali là một chất điện giải trong cơ thể có vai trò quan trọng đối với hệ thần kinh và sự co của cơ, điều hòa nhịp tim... Tăng kali máu có thể gây tổn thương tim và loạn nhịp tim. Hạ kali máu có thể gây ra loạn nhịp tim, suy hô hấp do liệt cơ, thậm chí đe dọa đến tính mạng
Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng phổ biến thứ hai (sau sắt) trong cơ thể. Kém đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch, sự phân chia tế bào, tăng trưởng tế bào, chữa lành vết thương và phân hủy carbohydrate.
Magiê là một loại khoáng chất tích điện. Nó chịu trách nhiệm cho nhiều chức năng và quá trình quan trọng trong cơ thể bạn, chẳng hạn như giúp cơ bắp, dây thần kinh và tim hoạt động bình thường. Magie cũng giúp kiểm soát huyết áp và lượng đường trong máu.
Natri là chất điện giải cần cho nhiều hoạt động khác nhau của cơ thể. Natri có tác dụng điều hòa chức năng thần kinh, cơ và sự phân bố dịch trong cơ thể. Tăng natri trong máu có thể gây tăng huyết áp và một số bệnh lý khác. Hạ natri máu có thể dẫn đến co giật, hôn mê, thậm chí là tử vong
loading.svg