Xét nghiệm lẻ

aPTT là xét nghiệm đo thời gian máu hình thành cục máu đông trong cơ thể. Thông thường, khi mạch máu bị tổn thương, các yếu tố đông máu sẽ kết hợp với nhau theo một trật tự nhất định để tạo thành cục máu đông và nhanh chóng cầm máu. Xét nghiệm này giúp đánh giá hoạt động của quá trình đông máu và thường được sử dụng với các xét nghiệm khác.
Công thức máu hay tổng phân tích tế bào máu là xét nghiệmgiúp sàng lọc và chẩn đoán các bệnh khác nhau bao gồm: thiếu máu, bệnh bạch cầu và các quá trình viêm nhiễm. Xét nghiệm được phân tích dựa trên máu cuống rốn.
Công thức máu hay tổng phân tích tế bào máu là một xét nghiệm máu phổ biến thường được thực hiện để kiểm tra sức khỏe định kỳ và chẩn đoán một số bệnh lý khác. Xét nghiệm này giúp phát hiện nhiều bệnh lý bao gồm nhiễm trùng, thiếu máu, các bất thường của hệ thống miễn dịch và bệnh lý huyết học bao gồm ung thư máu.
Công thức máu hay tổng phân tích tế bào máu là xét nghiệm giúp phát hiện nhiều bệnh lý bao gồm nhiễm trùng, thiếu máu... Xét nghiệm hồng cầu lưới đo số lượng tế bào hồng cầu chưa trưởng thành trong tủy xương. Xét nghiệm này cho biết tủy xương của bạn có sản xuất đủ hồng cầu hay không, góp phần trong chẩn đoán và theo dõi các bệnh lý liên quan đến hồng cầu.
Xét nghiệm Coombs trực tiếp giúp phát hiện các kháng thể bám trên bề mặt hồng cầu. Những kháng thể này đôi khi phá hủy các tế bào hồng cầu và gây thiếu máu.Các bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm này nếu bạn có dấu hiệu hoặc triệu chứng thiếu máu hoặc vàng da (vàng da hoặc mắt).
T3 là một trong hai loại hormone chính do tuyến giáp sản xuất, có vai trò trong trong quá trình tạo năng lượng cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, T3 còn giúp kiểm soát cân nặng, nhiệt độ cơ thể, sức mạnh cơ bắp và hệ thần kinh của bạn. Xét nghiệm đo lượng T3 tự do (free T3) trong máu, không bao gồm lượng T3 liên kết với protein trong máu. Xét nghiệm giúp chẩn đoán phân biệt và/hoặc dõi điều trị cường giáp.
T4 tự do là dạng hoạt động của thyroxine tại các mô và cơ quan. Hormone thyroxine được sản xuất bởi tuyến giáp, giúp kiểm soát việc sử dụng năng lượng của cơ thể. T4 có vai trò trong điều hòa cân nặng, tim, nhiệt độ cơ thể, sức mạnh cơ bắp... Nồng độ T4tự do trong máu được sử dụng để đánh giá hoạt động của tuyến giáp.
Thiếu men glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD) là một rối loạn di truyền ảnh hưởng đến các tế bào hồng cầu mang oxy từ phổi đến các cơ quan trong cơ thể. Thiếu hụt này có thể dẫn đến tán huyết là tình trạng các tế bào hồng cầu bị phá hủy nhanh hơn sự sản xuất của cơ thể.
HAV là một trong những nguyên nhân phổ biến gây viêm gan. Hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể IgM khi nhiễm HAV lần đầu, thường bắt đầu xuất hiện trong máu của bạn từ 5 đến 10 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng. Kháng thể này có thể tồn tại trong máu khoảng 6 tháng sau khi nhiễm HAV. Ngược lại, kháng thể IgG có thể tồn tại trong máu suốt đời.
HAV là một trong những nguyên nhân phổ biến gây viêm gan. Hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể IgM khi nhiễm HAV lần đầu, thường bắt đầu xuất hiện trong máu của bạn từ 5 đến 10 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng. Kháng thể này có thể tồn tại trong máu khoảng 6 tháng sau khi nhiễm HAV. Ngược lại, kháng thể IgG có thể tồn tại trong máu suốt đời.
Viêm gan siêu vi A thường lây truyền qua ăn hoặc uống thực phẩm đã chứa virus. Hầu hết người nhiễm viêm gan siêu vi A tự hồi phục và không để lại biến chứng tại gan. Xét nghiệm giúp phát hiện tình trạng đã từng nhiễm, đang nhiễm hoặc đã được chủng ngừa đối với vi rút Viêm gan A.
Virus viêm gan B là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm gan. Hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể IgM chống lại HBV trong giai đoạn cấp. Kháng thể này xuất hiện trong máu vài tuần sau khi nhiễm HBV lần đầu. Những người đã tiêm vắc xin sẽ không có kháng thể này trong máu. Xét nghiệm giúp xác định tình trạng đang nhiễm vi-rút viêm gan B.
Xét nghiệm định lượng kháng thể lõi virus viêm gan B nhằm phân biệt các trường hợp có kháng thể viêm gan do tiêm vaccine hoặc có tiền sử bị viêm gan B cấp tính đã chữa khỏi Có thể sử dụng kết hợp với các chỉ số miễn dịch viêm gan khác trong quá trình đánh giá hiệu quả điều trị trên BN viêm gan B
Virus viêm gan B (HBV) là một trong những nguyên nhân chính gây viêm gan. Kháng nguyên e của viêm gan siêu vi B (HBeAg) xuất hiện sau khi bị nhiễm HBV. Thông thường, sự hiện diện của HBeAg cho thấy tải lượng virus cao và tăng khả năng lây nhiễm; tuy nhiên, HBV thể đột biến không tạo ra kháng nguyên 'e', vì vậy điều này không phải lúc nào cũng đúng. HBeAg có thể chuyển sang âm tính và các kháng thể chống lại kháng nguyên 'e' (anti-HBe) sẽ xuất hiện ngay sau đó, cho thấy tải lượng virus đã giảm đáng kể.
loading.svg