Xét nghiệm lẻ

HBV-DNA hay DNA của virus viêm gan B là xét nghiệm đo tải lượng virus viêm gan B trong máu. Chỉ số HBV-DNA cao cho thấy vi-rút đang nhân lên trong cơ thể và tăng khả năng lây nhiễm cho người khác. Xét nghiệm này thường được sử dụng để theo dõi hiệu quả của thuốc kháng vi-rút ở bệnh nhân viêm gan siêu vi B mạn.
HBV-DNA hay DNA của virus viêm gan B là xét nghiệm đo tải lượng virus viêm gan B trong máu. Chỉ số HBV-DNA cao cho thấy vi-rút đang nhân lên trong cơ thể và tăng khả năng lây nhiễm cho người khác. Xét nghiệm này thường được sử dụng để theo dõi hiệu quả của thuốc kháng vi-rút ở bệnh nhân viêm gan siêu vi B mạn.
Viêm gan siêu viC (VGSV C) thường lây qua việc tiếp xúc với máu của người bị nhiễm. Hầu hết tình trạng VGSV C sẽ chuyển sang mạn tính (kéo dài > 6 tháng). Hiện đã có phương pháp điều trị khỏi Viêm gan siêu vi C . Nếu không điều trị, bệnh có thể tiến triển đến xơ gan hoặc ung thư gan. Xét nghiệm giúp sàng lọc viêm gan siêu vi C dựa trên phát hiện kháng thể HCV. Nếu kết quả dương tính, bệnh nhân cần thực hiện xét nghiệm HCV ARN ở bước tiếp theo.
Virus viêm gan C (HCV) là một trong những nguyên nhân chính gây viêm gan. Xét nghiệm HCV RNA PCR định lượng cho biết số lượng HCV trong máu. Xét nghiệm rất quan trọng giúp các bác sĩ chẩn đoán và theo dõi lượng virus trong máu trong quá trình điều trị, đánh giá đáp ứng của cơ thể với điều trị, cũng như quyết định thay đổi điều trị.
Virus viêm gan C (HCV) là một trong những nguyên nhân chính gây viêm gan. Xét nghiệm HCV RNA PCR định lượng cho biết số lượng HCV trong máu. Xét nghiệm rất quan trọng giúp các bác sĩ chẩn đoán và theo dõi lượng virus trong máu trong quá trình điều trị, đánh giá đáp ứng của cơ thể với điều trị, cũng như quyết định thay đổi điều trị.
Virus viêm gan E (HEV) là một trong những tác nhân chính gây bệnh viêm gan trên toàn thế giới. Cả kháng thể IgM và IgG đối với HEV (kháng HEV) đều được tạo ra sau khi nhiễm virus này. IgM sẽ giảm nhanh chóng trong giai đoạn đầu hồi phục trong khi IgG anti-HEV vẫn tồn tại trong một thời gian dài.
Virus viêm gan E (HEV) là một trong những tác nhân chính gây bệnh viêm gan trên toàn thế giới. Cả kháng thể IgM và IgG đối với HEV (kháng HEV) đều được tạo ra sau khi nhiễm virus này. IgM sẽ giảm nhanh chóng trong giai đoạn đầu hồi phục trong khi IgG anti-HEV vẫn tồn tại trong một thời gian dài.
Các bệnh lý liên quan đến chuyển hóa sắt thường gặp và có thể là do thiếu sắt hoặc quá tải sắt. Thiếu sắt có thể do tăng đào thải sắt hoặc giảm cung cấp. Quá tải sắt xảy ra khi vượt quá khả năng liên kết sắt của transferrin. Quá tải sắt cũng có thể xảy ra khi quá trình dị hóa hồng cầu tăng bất thường. Mức độ sắt được sử dụng để giúp chẩn đoán các loại thiếu máu cụ thể.
Kali là một chất điện giải trong cơ thể có vai trò quan trọng đối với hệ thần kinh và sự co của cơ, điều hòa nhịp tim... Tăng kali máu có thể gây tổn thương tim và loạn nhịp tim. Hạ kali máu có thể gây ra loạn nhịp tim, suy hô hấp do liệt cơ, thậm chí đe dọa đến tính mạng
Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng phổ biến thứ hai (sau sắt) trong cơ thể. Kém đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch, sự phân chia tế bào, tăng trưởng tế bào, chữa lành vết thương và phân hủy carbohydrate.
Magiê là một loại khoáng chất tích điện. Nó chịu trách nhiệm cho nhiều chức năng và quá trình quan trọng trong cơ thể bạn, chẳng hạn như giúp cơ bắp, dây thần kinh và tim hoạt động bình thường. Magie cũng giúp kiểm soát huyết áp và lượng đường trong máu.
Natri là chất điện giải cần cho nhiều hoạt động khác nhau của cơ thể. Natri có tác dụng điều hòa chức năng thần kinh, cơ và sự phân bố dịch trong cơ thể. Tăng natri trong máu có thể gây tăng huyết áp và một số bệnh lý khác. Hạ natri máu có thể dẫn đến co giật, hôn mê, thậm chí là tử vong
loading.svg