Xét nghiệm lẻ

Axit folic là một thành phần của vitamin B9, có vai trò trong việc hình thành các tế bào mới. Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, acid folic đóng một vai trò rất quan trọng. Bổ sung đủ axit folic trước và trong khi mang thai giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng ở não hoặc cột sống của thai nhi.
GGT là loại enzyme được tìm thấy tại nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể, đặc biệt là gan. Khi gan bị tổn thương, lượng lớn GGT sẽ được phóng thích vào máu. Do đó, GGT trong máu tăng gợi ý tình trạng tổn thương gan hoặc bệnh lý đường mật
Helicobacter pylori (Hp) là vi khuẩn gây bệnh ở hệ tiêu hóa. Người nhiễm H. pylori có thể không có triệu chứng. Tuy nhiên, vi khuẩn Hp có thể gây các bệnh lý tiêu hóa như viêm dạ dày, loét dạ dày và một số loại ung thư dạ dày. Xét nghiệm giúp chẩn đoán nhiễm Helicobacter pylori (Hp) cấp và mạn tính ở bệnh nhân mắc bệnh dạ dày, tá tràng, cũng như giúp đánh giá hiệu quả điều trị.
Helicobacter pylori (Hp) là vi khuẩn gây bệnh ở hệ tiêu hóa. Người nhiễm H. pylori có thể không có triệu chứng. Tuy nhiên, vi khuẩn Hp có thể gây các bệnh lý tiêu hóa như viêm dạ dày, loét dạ dày và một số loại ung thư dạ dày. Việc phát hiện các kháng thể IgM gợi ý tình trạng nhiễm trùng hiện tại hoặc gần đây. Ngược lại, sự hiện diện của kháng thể IgG cho thấy đã từng nhiễm tác nhân này trước đây
Helicobacter pylori (Hp) là vi khuẩn gây bệnh ở hệ tiêu hóa. Người nhiễm H. pylori có thể không có triệu chứng. Tuy nhiên, vi khuẩn Hp có thể gây các bệnh lý tiêu hóa như viêm dạ dày, loét dạ dày và một số loại ung thư dạ dày. Việc phát hiện các kháng thể IgM gợi ý tình trạng nhiễm trùng hiện tại hoặc gần đây. Ngược lại, sự hiện diện của kháng thể IgG cho thấy đã từng nhiễm tác nhân này trước đây
Các bệnh lý liên quan đến chuyển hóa sắt thường gặp và có thể là do thiếu sắt hoặc quá tải sắt. Thiếu sắt có thể do tăng đào thải sắt hoặc giảm cung cấp. Quá tải sắt xảy ra khi vượt quá khả năng liên kết sắt của transferrin. Quá tải sắt cũng có thể xảy ra khi quá trình dị hóa hồng cầu tăng bất thường. Mức độ sắt được sử dụng để giúp chẩn đoán các loại thiếu máu cụ thể.
Kali là một chất điện giải trong cơ thể có vai trò quan trọng đối với hệ thần kinh và sự co của cơ, điều hòa nhịp tim... Tăng kali máu có thể gây tổn thương tim và loạn nhịp tim. Hạ kali máu có thể gây ra loạn nhịp tim, suy hô hấp do liệt cơ, thậm chí đe dọa đến tính mạng
Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng phổ biến thứ hai (sau sắt) trong cơ thể. Kém đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch, sự phân chia tế bào, tăng trưởng tế bào, chữa lành vết thương và phân hủy carbohydrate.
Lipase là một loại enzyme giúp cơ thể tiêu hóa chất béo. Hầu hết lipase được sản xuất bởi các tế bào tuyến tụy. Khi các tế bào tuyến tụy bị tổn thương sẽ giải phóng một lượng lớn lipase. Vì vậy, chỉ số lipase trong máu tăng cao giúp chẩn đoán viêm tụy hoặc hoặc các tổn thương tụy khác. Xét nghiệm lipase giúp chẩn đoán những bất thường này.
Magiê là một loại khoáng chất tích điện. Nó chịu trách nhiệm cho nhiều chức năng và quá trình quan trọng trong cơ thể bạn, chẳng hạn như giúp cơ bắp, dây thần kinh và tim hoạt động bình thường. Magie cũng giúp kiểm soát huyết áp và lượng đường trong máu.
Natri là chất điện giải cần cho nhiều hoạt động khác nhau của cơ thể. Natri có tác dụng điều hòa chức năng thần kinh, cơ và sự phân bố dịch trong cơ thể. Tăng natri trong máu có thể gây tăng huyết áp và một số bệnh lý khác. Hạ natri máu có thể dẫn đến co giật, hôn mê, thậm chí là tử vong
Phospho là chất khoáng chứa hàm lượng lớn thứ hai trong cơ thể, có mặt ở tất cả các tế bào của cơ thể. Phần lớn photpho trong cơ thể được tìm thấy ở xương và răng. Do đó, photpho có chức năng chính trong sự hình thành xương và răng. Thiếu photpho sẽ gây ra các bệnh về xương. Ngoài ra, mất cân bằng giữa photpho và canxi có thể gây loãng xương
Protein là thành phần quan trọng của mô và tế bào. Protein gồm hai thành phần chính là albumin và globulin. Albumin giúp giữ nước trong mạch máu, trong khi gobulin có vai trò trong hệ miễn dịch của cơ thể. Tăng protein trong cơ thể sẽ dẫn đế sự làm việc quá tải của thận, gan, xương, cũng như tăng nguy cơ các bệnh lý tim mạch và ung thư. Thiếu protein có thể dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm trùng và bệnh tật, giảm khối lượng cơ
loading.svg