Xét nghiệm lẻ

Chloride là một chất điện giải giúp kiểm soát sự phân bố dịch và cân bằng pH trong cơ thể. Chloride thường được kiểm tra chung với các chất điện giải khác để chẩn đoán và theo dõi nhiều bệnh lý, bao gồm các bệnh lý thận, suy tim, bệnh gan...
Creatinine là một chất được tạo ra trong quá trình vận động hằng ngày của cơ bắp. Thông thường, thận giúp lọc creatinine từ máu và đào thải khỏi cơ thể qua nước tiểu. Creatinine máu thường được thực hiện cùng với xét nghiệm BUN giúp đánh giá toàn diện chức năng thận.
Xét nghiệm nồng độ các chất điện giải trong nước tiểu như natri, kali, clorua giúp chẩn đoán các bất thường ở thận, sỏi tiết niệu, nhiễm trùng đường tiểu và xơ nang.
Chất điện giải là các khoáng chất giúp kiểm soát lượng dịch và sự cân bằng của axit và bazơ trong cơ thể. Xét nghiệm điện giải đồ bao gồm: - Natri (Na): giúp kiểm soát lượng dịch trong cơ thể, đảm bảo hoạt động của các dây thần kinh và cơ bắp. - Clorua (Cl): cũng giúp kiểm soát lượng dịch trong cơ thể, điều hòa thể tích máu và huyết áp. - Kali (K): đảm bảo sự hoạt động bình thường của tim và cơ.
Xét nghiệm nồng độ các chất điện giải trong nước tiểu như natri, kali, clorua giúp chẩn đoán các bất thường ở thận, sỏi tiết niệu, nhiễm trùng đường tiểu và xơ nang.
Axit folic là một thành phần của vitamin B9, có vai trò trong việc hình thành các tế bào mới. Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, acid folic đóng một vai trò rất quan trọng. Bổ sung đủ axit folic trước và trong khi mang thai giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng ở não hoặc cột sống của thai nhi.
Các bệnh lý liên quan đến chuyển hóa sắt thường gặp và có thể là do thiếu sắt hoặc quá tải sắt. Thiếu sắt có thể do tăng đào thải sắt hoặc giảm cung cấp. Quá tải sắt xảy ra khi vượt quá khả năng liên kết sắt của transferrin. Quá tải sắt cũng có thể xảy ra khi quá trình dị hóa hồng cầu tăng bất thường. Mức độ sắt được sử dụng để giúp chẩn đoán các loại thiếu máu cụ thể.
Kali là một chất điện giải trong cơ thể có vai trò quan trọng đối với hệ thần kinh và sự co của cơ, điều hòa nhịp tim... Tăng kali máu có thể gây tổn thương tim và loạn nhịp tim. Hạ kali máu có thể gây ra loạn nhịp tim, suy hô hấp do liệt cơ, thậm chí đe dọa đến tính mạng
Kali là một chất điện giải trong cơ thể có vai trò quan trọng đối với hệ thần kinh và sự co của cơ, điều hòa nhịp tim... Tăng kali máu có thể gây tổn thương tim và loạn nhịp tim. Hạ kali máu có thể gây ra loạn nhịp tim, suy hô hấp do liệt cơ, thậm chí đe dọa đến tính mạng
loading.svg