Xét nghiệm lẻ

Xét nghiệm nồng độ các chất điện giải trong nước tiểu như natri, kali, clorua giúp chẩn đoán các bất thường ở thận, sỏi tiết niệu, nhiễm trùng đường tiểu và xơ nang.
Xét nghiệm nồng độ các chất điện giải trong nước tiểu như natri, kali, clorua giúp chẩn đoán các bất thường ở thận, sỏi tiết niệu, nhiễm trùng đường tiểu và xơ nang.
T3 là một trong hai loại hormone chính do tuyến giáp sản xuất, có vai trò trong trong quá trình tạo năng lượng cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, T3 còn giúp kiểm soát cân nặng, nhiệt độ cơ thể, sức mạnh cơ bắp và hệ thần kinh của bạn. Xét nghiệm đo lượng T3 tự do (free T3) trong máu, không bao gồm lượng T3 liên kết với protein trong máu. Xét nghiệm giúp chẩn đoán phân biệt và/hoặc dõi điều trị cường giáp.
T4 tự do là dạng hoạt động của thyroxine tại các mô và cơ quan. Hormone thyroxine được sản xuất bởi tuyến giáp, giúp kiểm soát việc sử dụng năng lượng của cơ thể. T4 có vai trò trong điều hòa cân nặng, tim, nhiệt độ cơ thể, sức mạnh cơ bắp... Nồng độ T4tự do trong máu được sử dụng để đánh giá hoạt động của tuyến giáp.
Kali là một chất điện giải trong cơ thể có vai trò quan trọng đối với hệ thần kinh và sự co của cơ, điều hòa nhịp tim... Tăng kali máu có thể gây tổn thương tim và loạn nhịp tim. Hạ kali máu có thể gây ra loạn nhịp tim, suy hô hấp do liệt cơ, thậm chí đe dọa đến tính mạng
Kháng thể là các protein do hệ thống miễn dịch tạo ra để chống lại các chất lạ như vi rút và vi khuẩn. Nhưng đôi khi các kháng thể tấn công nhầm các tế bào và cơ quan trong cơ thể được gọi là phản ứng tự miễn dịch. Khi các kháng thể tuyến giáp tấn công các tế bào tuyến giáp có thể dẫn đến Viêm giáp Hashimoto hay viêm giáp tự miễn. Xét nghiệm này đo mức kháng thể tuyến giáp trong máu của bạn.
Natri là chất điện giải giúp kiểm soát sự cân bằng độ pH trong cơ thể, đồng thời giúp các dây thần kinh và cơ bắp hoạt động bình thường. Nồng độ natri trong máu bất thường giúp gợi ý bệnh về thận, mất nước hoặc các bệnh khác. Xét nghiệm bất thường về sự cân bằng dịch, chất điện giải và độ pH trong cơ thể.
Phốt pho là khoáng chất chiếm số lượng lớn thứ hai trong cơ thể. Phốt pho có vai trò quan trọng trong cấu trúc của xương và răng. Tăng phốt pho máu thường gặp trong suy tuyến cận giáp, ung thư di căn xương; tăng vitamin D... Phốt pho giảm khi sử dụng một số loại thuốc như thuốc kháng axit, thuốc lợi tiểu; bệnh cường tuyến cận giáp...
loading.svg