Xét nghiệm phổ biến

Giúp đo lượng đường trung bình gắn với phân tử Hemoglobin trong máu của cơ thể suốt 3 tháng nhằm tầm soát đái tháo đường, đồng thời theo dõi hiệu quả điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường.
Viêm gan siêu vi B là tình trạng viêm của gan do virus type B gây ra. Đây cũng là một trong những nguyên phổ biến gây xơ gan tại Việt Nam. Kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B là một loại protein hiện diện trong máu khi cơ thể bị nhiễm virus viêm gan B.
Viêm gan siêu vi B là tình trạng viêm của gan do virus type B gây ra. Đây cũng là một trong những nguyên phổ biến gây xơ gan tại Việt Nam. HBsAb là phân tử protein do cơ thể sản xuất ra để chống lại virus viêm gan B.Sự hiện diện của HBsAb trong máu cho thấy sự hồi phục và đáp ứng của cơ thể với tình trạng nhiễm virus B. HBsAb còn tìm thấy trong máu ở người đã tiêm vaccine virus viêm gan B.
ALT là enzyme được sản xuất chủ yếu bởi gan. Khi tế bào gan bị tổn thương sẽ phóng thích ALT vào máu. Do đó, tăng nồng độ ALT trong máu gợi ý tình trạng tổn thương gan
AST là enzyme được tìm thấy chủ yếu ở gan. Ngoài ra, AST còn tập trung nhiều ở cơ và một số cơ quan khác trong cơ thể. Khi các tế bào chứa AST bị phá hủy sẽ phóng thích AST vào máu. Do đó, nồng độ AST tăng không chỉ gợi ý tình trạng tổn thương gan, mà còn có thể do các bệnh lý khác.
Xét nghiệm đo lường một loại hormone trong cơ thể gọi là hCG, được sản xuất trong quá trình mang thai bởi nhau thai, được tìm thấy trong máu và nước tiểu. Xét nghiệm hCG có thể giúp chẩn đoán có thai sau cũng như có thể giúp xác định các tai biến sản khoa.
AFP là một loại chất đánh dấu khối u thường được tạo ra bởi tế bào ung thư hoặc tế bào bình thường để đáp ứng với bệnh ung thư. Nồng độ AFP cao có thể là dấu hiệu của ung thư gan, buồng trứng hoặc tinh hoàn. Tuy nhiên, các tình trạng khác không phải là ung thư. có thể làm tăng nồng độ AFP. Do đó, xét nghiệm này không thể loại trừ chắc chắn ung thư. Các xét nghiệm khác nên được thực hiện để chẩn đoán đầy đủ.
Axit uric được hình thành từ quá trình chuyển hóa Purine. Purine là sản phẩm của sự biến đổi protein trong cơ thể. Tăng axit uric trong máu có thể dẫn đến bệnh Gút. Xét nghiệm axit uric máu giúp xác định nồng độ của chất này trong máu
HIV là viết tắt của virus gây suy giảm miễn dịch ở người. HIV làm suy yếu hệ thống miễn dịch của một người bằng cách phá hủy các tế bào có chức năng chống bệnh tật và nhiễm trùng. Hiện tại chưa có cách chữa trị dứt điểm HIV nhưng với sự chăm sóc y tế thích hợp có thể giúp kiểm soát được bệnh. Bệnh nhân HIV không được điều trị sẽ tiến triển qua ba giai đoạn. Giai đoạn 1 là nhiễm trùng cấp tính với các triệu chứng giống nhiễm cúm và rất dễ lây lan. Giai đoạn 2 là nhiễm trùng mãn tính không có triệu chứng nhưng cũng có thể truyền bệnh. Giai đoạn 3 là Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) là giai đoạn nặng nhất của nhiễm HIV với sự xuất hiện ngày càng nhiều các bệnh nhiễm trùng cơ hội hoặc các bệnh hiểm nghèo khác.
Xét nghiệm PCR (Polymerase chain reaction) thực hiện bằng kỹ thuật Real Time hay gọi tắt là RT-PCR. Trong kỹ thuật này, dịch phết mũi, hầu họng... sẽ được lấy để phân tích nhằm phát hiện một đoạn gen đặc trưng của vi rút SARS-CoV-2 để kết luận về sự hiện diện của vi rút SARS-CoV-2. Xét nghiệm realtime RT-PCR hiện là phương pháp phổ biến và có độ chính xác cao nhất để xác định xem một người có nhiễm virus SARS-CoV-2 hay không.

Xét nghiệm lẻ

Chlamydia trachomatis là tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở cả nam và nữ. Tác nhân này gây hậu quả đến cơ quan sinh sản của phụ nữ, có thể dẫn đến vô sinh hoặc hiếm muộn. Ngoài ra, Chlamydia có thể gây thai ngoài tử cung. Thai phụ nhiễm chlamydia có thể truyền bệnh cho con trong khi sinh, dẫn đến nhiễm trùng mắt hoặc viêm phổi ở trẻ sơ sinh. Do đó, phụ nữ có thai nên được xét nghiệm tầm soát Chlamydia trachomatis trong lần khám thai đầu tiên. Kết quả dương tính với Chlamydia trachomatis IgG cho biết đã từng bị nhiễm trong quá khứ, đang nhiễm hoặc mạn tính trong khi kháng thể IgM dương tính cho thấy tình trạng mới nhiễm gần đây.
Chlamydia trachomatis là tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở cả nam và nữ. Tác nhân này gây hậu quả đến cơ quan sinh sản của phụ nữ, có thể dẫn đến vô sinh hoặc hiếm muộn. Ngoài ra, Chlamydia có thể gây thai ngoài tử cung. Thai phụ nhiễm chlamydia có thể truyền bệnh cho con trong khi sinh, dẫn đến nhiễm trùng mắt hoặc viêm phổi ở trẻ sơ sinh. Do đó, phụ nữ có thai nên được xét nghiệm tầm soát Chlamydia trachomatis trong lần khám thai đầu tiên. Kết quả dương tính với Chlamydia trachomatis IgG cho biết đã bị nhiễm trùng trong quá khứ, hiện tại hoặc mạn tính trong khi kháng thể IgM dương tính cho thấy tình trạng mới nhiễm gần đây.
Cholesterol là chất được tìm thấy ở nhiều cơ quan khác nhau của cơ thể. Thông thường, cơ thể cần cholesterol cho một vài hoạt động sống. Tuy nhiên, tăng cholesterol trong máu có thể dẫn đến tắc mạch, gây nên các bệnh lý tim mạch và đột quỵ,
Xét nghiệm được thực hiện nếu bạn có tiếp xúc với phosphate hữu cơ, giúp xác định nguy cơ ngộ độc của bạn. Phosphate hữu cơ là hóa chất được sử dụng trong thuốc trừ sâu. Ngoài ra, xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh gan, đánh giá trước khi gây mê bằng thuốc giãn cơ succinylcholine hoặc giúp xác định nguyên nhân gây ngưng thở kéo dài sau gây mê.
loading.svg