Xét nghiệm miễn dịch là một trong những xét nghiệm phổ biến, nhằm kiểm tra và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của cơ thể. Vậy cơ chế của xét nghiệm này như thế nào? Trước khi xét nghiệm có cần phải lưu ý những vấn đề nào không? Nếu bạn đang quan tâm đến những thông tin liên quan đến xét nghiệm miễn dịch, hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích ngay tại bài viết này nhé!

1. Xét Nghiệm Miễn Dịch Là Gì?

Xét nghiệm miễn dịch gồm những gì? Hiện nay, có rất nhiều loại xét nghiệm miễn dịch được bác sĩ chỉ định với nhiều mục đích khác nhau, tùy thuộc vào bệnh lý, chẳng hạn như để xác định tình trạng dị ứng, thử thai, tầm soát ung thư, tiêu hoá.

Tuỳ thuộc vào loại xét nghiệm miễn dịch, có thể được thực hiện tại các trung tâm y khoa, bệnh viện hoặc cũng có thể là ở nhà.

Khi có những vật thể lạ hay tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, thông qua xét nghiệm miễn dịch có thể phát hiện được. Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể tìm thấy được sự hiện diện của virus, hormone hay hemoglobin được biết đến là một thành phần của máu.

g7HTKkg3IPVFcDyEgfRoquCTPGudJKyucK4gxaEwZcI07mKq16ZIdzI4DX3CNfXR937HB3wk2ciwsZuS_1645603196.jpg
Xét nghiệm miễn dịch có ý nghĩa gì?

Các xét nghiệm miễn dịch sẽ dựa vào cơ sở miễn dịch hệ thống của cơ thể như sau: Để chống lại những chất lạ hay tác nhân virus, vi trùng xâm nhập vào cơ thể được gọi là kháng nguyên thì hệ thống miễn dịch sẽ lập tức hình thành nên các kháng thể.

Các kháng thể này chính là các protein có khả năng liên kết với loại kháng nguyên đặc biệt, trung hoà và thu hút những tế bào miễn dịch khác, có thể tưởng tượng giống như chìa khoá và ổ khoá.

Những xét nghiệm miễn dịch được tiến hành trong phòng xét nghiệm sẽ được tạo ra bằng cách dùng các kháng thể nhân tạo phù hợp với kháng nguyên hay các chất cần tìm.

Khi những kháng thể này bắt đầu tiếp xúc với mẫu nước tiểu, phân hay mẫu máu từ cơ thể bệnh nhân, chúng sẽ liên kết với chất phù hợp hoặc mầm bệnh và xảy ra phản ứng nếu có mầm bệnh trong mẫu xét nghiệm, nhờ đó bác sĩ sẽ thu được kết quả xét nghiệm.

Các phương pháp miễn dịch bao gồm:

  • Miễn dịch đo độ đục.
  • Miễn dịch điện hóa phát quang.
  • Miễn dịch hóa phát quang.

Đối với xét nghiệm miễn dịch đo độ đục thường được ứng dụng trong trường hợp định lượng những chất có trọng lượng phân tử không quá nhỏ điển hình như: IgA, IgM, IgG. CRP…

Đối với xét nghiệm miễn dịch hóa phát quang đã được chứng minh trong thực tế rằng kết quả xét nghiệm có độ chính xác cao hơn, đo dải rộng và không cần phải pha loãng mẫu thử nhưng vẫn cho độ nhạy hơn những phương pháp là EIA, ELISA đo màu thông thường mà không cần thời gian ủ lâu.

Xét nghiệm miễn dịch hóa phát quang thường được ứng dụng để phân tích nhiều hợp chất có tầm quan trọng như hormone, dược phẩm và những marker sinh dục khác.

2. Những Xét Nghiệm Miễn Dịch Phổ Biến

Xét nghiệm miễn dịch immunology hiện nay được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực ý khoá, trong đó những loại xét nghiệm phổ biến bao gồm:

2.1 Dị Ứng

Xét nghiệm dị ứng nhằm mục đích phát hiện những kháng thể trong cơ thể chống lại những tác nhân gây dị ứng như thực phẩm, phấn hoa, lông động vật…

Theo các bác sĩ cho biết, dị ứng là một trong những phản ứng của hệ thống miễn dịch bên trong cơ thể với những biểu hiện hiện như chảy nước mắt, hắt hơi, chảy nước mũi…

Những con đường gây ra tình trạng dị ứng ở một số người có cơ địa nhạy cảm có thể là đường hô hấp (tiếp xúc với mũi, phổi…), đường tiếp xúc khác như bề mặt da gây ngứa, phát ban… hoặc cũng có thể là đường tiêu hoá thông qua những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như đậu phộng, hải sản… hoặc do người bệnh dị ứng với thành phần của thuốc.

vjUI2Qh8wc5YIhHGNeDVp8o7LKDKKqca4C2bSuqjwKEKHOUufiz80IoyGhQh2KgEQpYk5rjqnv8aKok0_1645603225.jpg
Tìm hiểu về xét nghiệm dị ứng

Dựa vào con đường gây dị ứng, bác sĩ sẽ có những phương pháp xét nghiệm dị ứng phù hợp như Panel dị ứng, phương pháp test thử thuốc…

2.2 Tầm Soát Ung Thư Tiêu Hoá

Tầm soát ung thư là loại xét nghiệm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát hiện sớm bệnh ung thư, giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả, nâng cao tỷ lệ chữa khỏi bệnh, nhằm kéo dài sự sống cho bệnh nhân.

Những phương pháp tầm soát ung thư điển hình bao gồm những xét nghiệm như: Sinh thiết, xét nghiệm máu, dịch tuỷ… Chụp X quang, nội soi, siêu âm… Phụ thuộc vào từng trường hợp bệnh có triệu chứng lâm sàng khác nhau và vị trí nghi ngờ có dấu hiệu bất thường trên cơ thể, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp xét nghiệm phù hợp nhất.

Dựa vào kết quả xét nghiệm ung thư, sẽ giúp phát hiện ra những tế bào ung thư ở những vị trí như phổi, gan, hệ tiêu hóa, tuyến tiền liệt, đại trực tràng, vú, tuyến giáp…

2.3 Xét Nghiệm Miễn Dịch Hbsag

Hbsag là tên viết tắt của một loại kháng nguyên bề mặt của siêu vi B, đây cũng chính là một trong số những kháng nguyên của virus viêm gan B xuất hiện ở huyết thanh của người bệnh, đó là Hepatitis B surface Antigen.

Xét nghiệm miễn dịch Hbsag là một trong những xét nghiệm cần thiết thuộc xét nghiệm miễn dịch viêm gan B. Thông qua xét nghiệm này sẽ giúp kiểm tra xem người bệnh có nhiễm siêu vi B hay không.

rns7PGeSzuStIzmDXMdhLZwtdJlZyRDnksMoUVdcGTxLB8j3rLEgc4eqZ61kG0odwodSRFyxASiB36R5_1645603253.jpg
Xét nghiệm Hbsag tìm kiếm sự hiện diện của siêu vi B

Tuy nhiên, xét nghiệm này không thể xác định chính xác tình trạng của virus viêm gan B xem nó có phát triển hay lây lan không, mức độ ảnh hưởng của nó như thế nào. Để có thể khẳng định chính xác, bệnh nhân cần phải tiến hành thêm một số xét nghiệm khác theo chỉ định của bác sĩ.

2.4 Xét Nghiệm Miễn Dịch Cyfra 21-1

Xét nghiệm miễn dịch cyfra 21-1 được chỉ định nhằm mục đích hỗ trợ chẩn đoán và giúp theo dõi hiệu quả điều trị ung thư phổi và những loại ung thư khác như ung thư vú, ung thư thực quản, bàng quan hay cổ tử cung do định lượng Cyfra 21-1 là một chất chỉ điểm ung thư có trong máu của người bệnh.

Định lượng Cyfra 21-1 sẽ tăng trong những trường hợp người mắc bệnh ung thư phổi, nhất là ung thư phổi không tế bào nhỏ và có thể tăng trong một số trường hợp mắc bệnh ung thư thực quản, cổ tử cung, vú, tuỵ, bàng quang.

Tuy nhiên, định lượng Cyfra 21-1 thường sẽ giảm sau khi bệnh nhân phẫu thuật hoặc tiến hành hoá trị ung thư phổi không tế bào nhỏ và Cyfra có thể tăng lên khi ung thư tái phát.

2.5 Phát Hiện Các Mầm Bệnh

Trong trường hợp người bệnh nghi ngờ bị viêm amidan do nhiễm trùng hay sốt tinh hồng nhiệt, thì thông qua xét nghiệm miễn dịch có thể phát hiện được vi khuẩn Streptococcus gây bệnh.

Bên cạnh đó, xét nghiệm miễn dịch huyết học còn được áp dụng nhằm mục đích phát hiện những loại virus như viêm gan B, C, HPV hay HIV.

T3KgyG2qTXr9Xet2jIFzuqlurI4K3CIH7yFztolQlsZhLujiUi9Wv9GcqyD8pxxiNpmVnC2lmaqM5lgK_1645603277.jpg
Xét nghiệm miễn dịch giúp phát hiện các mầm bệnh

Đối với phụ nữ mang thai cũng được bác sĩ khuyến khích tiến hành xét nghiệm máu để phát hiện sớm những trường hợp bị nhiễm ký sinh trùng toxoplasma gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé.

2.6 Chẩn Đoán Nhồi Máu Cơ Tim Và Thuyên Tắc Mạch

Khi người bị nhồi máu cơ tim hay bị thuyên tắc mạch sẽ có một số loại protein đặc hiệu tăng cao. Thông qua xét nghiệm chẩn đoán nhồi máu cơ tim và huyết khối sẽ giúp phát hiện được loại protein này.

2.7 Xét Nghiệm Nước Tiểu

Xét nghiệm nước tiểu được bác sĩ chỉ định trong những trường hợp phát hiện nhanh đường, protein, máu hay những tế bào viêm hiện diện trong nước tiểu. Đây sẽ là gợi ý của những bệnh lý như nhiễm trùng đường tiểu, đái tháo đường, suy thận.

hZTuDe94yHEUZO0yZdCYdovm3RbLWRKMIuMSypvzJTTt9wge7siUkuhhMk5pctswniD4y8KU2SmTFqor_1645603301.jpg
Xét nghiệm nước tiểu là một trong những xét nghiệm phổ biến

2.8 Thử Thai

Một trong những xét nghiệm miễn dịch có thể thực hiện tại nhà là thử thai nhanh bằng que thử. Nhờ vào cơ chế miễn dịch sẽ giúp phát hiện hormone thai kỳ có tên là beta-hCG trong nước tiểu.

2.9 Thử Nhanh Một Số Loại Thuốc

Bên cạnh phát hiện bệnh lý, xét nghiệm miễn dịch còn được áp dụng trong trường hợp phát hiện nhanh một số loại thuốc gây ảo giác điển hình như cần sa, cocain, thuốc lắc.

Một số loại thuốc gây tác động đến hệ thần kinh cũng có thể phát hiện thông qua xét nghiệm hệ miễn dịch như ma tuý tổng hợp, thuốc ngủ, morphine.

2.10 Xác Định Nhóm Máu

Xác định nhóm máu cũng là xét nghiệm quan trọng, hỗ trợ nhanh trong những trường hợp truyền máu khẩn cấp, vì nhóm máu người cho và người nhận cần phải giống nhau.

Bên cạnh đó, xét nghiệm miễn dịch còn được chỉ định để chẩn đoán trường hợp nghi ngờ bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh, phân biệt những dạng bệnh viêm đa khớp dạng thấp.

xHNHTZ2BIllYVriaHStGJAQvzaQcQmyv1eXfFPHguOiUhHDzGDDiNr9VTCUBXFJOHe0v2VA6rbV6HfdV_1645603327.jpg
Xác định nhóm máu có ý nghĩa vô cùng quan trọng

Ngoài ra, còn có giá trị trong việc theo dõi tiến triển bệnh, giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp theo từng giai đoạn bệnh.

3. Những Lưu Ý Trước Khi Xét Nghiệm Miễn Dịch

Để tránh ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm miễn dịch,trước khi tiến hành xét nghiệm, người bệnh cũng cần phải lưu ý những vấn đề sau:

  • Người bệnh cần nghe theo hướng dẫn của bác sĩ hay điều dưỡng trong suốt quá trình lấy mẫu xét nghiệm.
  • Nếu thực hiện sai hướng dẫn ở một bước nào đó, bạn cần thông báo đến bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời, tránh mất thời gian khi phải thực lại xét nghiệm khác.
  • Người bệnh cũng cần thông báo đến bác sĩ những loại thuốc đang sử dụng, kể cả những loại thực phẩm chức năng.
  • Nếu đang sử dụng các loại thuốc chống đông máu hay thuốc chống động kinh, người bệnh nên ghi lại thời gian sử dụng chính xác và thông báo với bác sĩ.
  • Những hoạt động có thể gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm như tập thể thao cường độ cao, uống ít nước, ăn quá nhiều, sử dụng chất kích kích, quan hệ tình dục…

Tương tự như những xét nghiệm khác, bạn nên trả lời thành thật những câu hỏi của bác sĩ liên quan đến dấu hiệu, bệnh sử, những loại thuốc đã dùng, sai lầm trong quá trình lấy mẫu… Việc cung cấp chính xác thông tin sẽ giúp hạn chế ảnh hưởng đến kết quả điều trị và giúp việc điều trị hiệu quả hơn.

Hy vọng, thông qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về xét nghiệm miễn dịch là gì và những loại xét nghiệm miễn dịch điển hình. Bên cạnh đó, trước khi tiến hành xét nghiệm, người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền, không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui lòng gặp nhân viên y tế phù hợp để được tư vấn.