Trở lại

Khái Niệm Và Ý Nghĩa Của Xét Nghiệm ACTH

Table of Contents


Xét nghiệm ACTH là một trong những xét nghiệm đầu tay được sử dụng để phát hiện và đánh giá bệnh lý liên quan đến tuyến yênsuy tuyến thượng thận. Trong đó bệnh Addison hội chứng Cushing là 2 bệnh lý điển hình thường hay gặp nhất . Xét nghiệm ACTH là gì và có ý nghĩa như thế nào? chắc hẳn là câu hỏi được nhiều người quan tâm đến.

1. Hormone ACTH Là Gì?

Hormone vỏ thượng thận ACTH là tên viết tắt của Adrenocorticotropic Hormone – một hormone do thùy tuyến yên tiết ra. ACTH là một chuỗi polypeptide gồm nhiều acid amin. Nó có nhiệm vụ kích thích vỏ thượng thận sản sinh ra glucocorticoid của vùng dưới đồi. Đồng thời khi nồng độ cortisol trong máu tăng cao đến một giá trị nhất định thì sẽ ức chế tuyến yên giảm tiết ACTH.

fgpxCgxmcMrw25gdCWoO811tYpZAtiMYQ21FIhyB3KZbRiXBX4e35UzaQyR7ewwPpSzzgCIeKoxDajLS_1640604630.jpg
Hormone vỏ thượng thận ACTH là tên viết tắt của Adrenocorticotropic Hormone – một hormone do thùy tuyến yên tiết ra

Thông thường, nồng độ ACTH được tiết ra vào thời gian từ 6 – 8h sáng là nhiều nhất. Còn khoảng thời gian từ 18h – 23h đêm là khoảng thời gian tiết ít ACTH nhất.

2. Xét Nghiệm ACTH Là Gì?

Xét nghiệm ACTH là xét nghiệm được chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý về tuyến yên và tuyến thượng thận. Trong đó bệnh thường hay gặp nhất là bệnh Addison và hội chứng Cushing.

5u2vagwnP5u56TnmLrVI1C483bFFxh8PVVvPR2O8wJTsoPpvfvkFQndSZZKiho8v6u9O9cijWtmGUEm8_1640604665.jpg
Xét nghiệm ACTH là xét nghiệm được chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý về tuyến yên và tuyến thượng thận

Ở người khỏe mạnh chỉ số ACTH trong máu khoảng 6.0 – 76.0 pg/ml. Khi xét nghiệm máu thấy chỉ số này tăng giảm bất thường có nghĩa là cơ thể bạn có dấu hiệu của một số bệnh lý.

Người bệnh có thể được chỉ định riêng lẻ xét nghiệm ACTH hoặc kết hợp với khám lâm sàng hoặc làm một số xét nghiệm khác. Ngoài việc giúp phát hiện và chẩn lý các bệnh đặc biệt liên quan đến tuyến yên và vỏ thượng thận như Addison và Cushing, thì xét nghiệm ACTH còn giúp theo dõi quá trình điều trị xem có hiệu quả hay không để thay đổi phương pháp phù hợp nhất cho người bệnh.

3. Quy Trình Xét Nghiệm ACTH

3.1 Trước khi xét nghiệm

  • Trước khi làm xét nghiệm bạn nên tìm hiểu kỹ những thông tin về thủ tục xét nghiệm ACTH.
  • Bệnh nhân nên ăn chế độ ít carbohydrate trong vòng 48h trước khi lấy máu xét nghiệm
  • Bệnh nhân nhịn ăn và hạn chế hoạt động trước khi làm xét nghiệm 12 tiếng
  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc vì chất lượng giấc ngủ của bạn có thể ảnh hưởng đến nồng độ cortisol trong máu
n0Ge1bpoLvAnnceyIYkyjAae1T0bq92ZhZ3JFtmI8P7deaVSCSgk0HXKihTqH3CX2xMQivedQwKYnjAq_1640604733.jpg
Khi nồng độ cortisol trong máu tăng cao đến một giá trị nhất định thì sẽ ức chế tuyến yên giảm tiết ACTH
  • Thông báo với bác sĩ những vấn đề bạn đang gặp phải
  • Khi đi làm xét nghiệm nên mặc áo ngắn tay để thuận tiện cho việc lấy máu.

3.2 Quy trình thực hiện xét nghiệm ACTH

Bước 1: Tiến hành lấy máu xét nghiệm

Mẫu xét nghiệm thường được lấy vào buổi sáng bởi vì đây là thời điểm nồng độ ACTH cao  nhất (vào khoảng 6 – 8h sáng). Cũng có thể lấy thêm mẫu máu vào buổi tối nếu trên lâm sàng nhận thấy có dấu hiệu tăng tiết ACTH( nồng độ ACTH thấp nhất khoảng 9h tối).

ztZaQATw8tYzopcUCLt4NwXuE81lwMcCAb9LhMcu9BmxD3ZwBPTQObYFTJqzPa1OLgs5WABERrYi6TL7_1640604777.jpg
Mẫu xét nghiệm thường được lấy vào buổi sáng bởi vì đây là thời điểm nồng độ ACTH cao  nhất (vào khoảng 6 – 8h sáng)

Bước 2: Gửi mẫu qua phòng xét nghiệm phân tích

Mẫu xét nghiệm được bảo quản và gửi qua phòng xét nghiệm, tiến hành phân tích, ghi lại các chỉ số ACTH

Lưu ý: Sau khi lấy mẫu, bệnh phẩm được bảo quản trong ống plastics tráng chất chống đông heparin hoặc EDTA. Vì ACTH là một peptit dễ bị phân hủy nên cần bảo quản ở -20०C trong vòng 8 tiếng và chỉ được rã đông 1 lần.

Việc tiến hành xét nghiệm ACTH cũng khá đơn giản, tuy nhiên đòi hỏi kỹ thuật viên thực hiện có kinh nghiệm, chuyên môn thực hiện. Để đạt kết quả chính xác, bạn nên lựa chọn những cơ sở xét nghiệm uy tín, có trang thiết bị kỹ thuật hiện đại và đội ngũ y bác sĩ, kỹ thuật viên chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.

Bước 3: Trả kết quả xét nghiệm cho người bệnh

Nhìn vào các chỉ số xét nghiệm bác sĩ có thể chẩn đoán ra các bệnh lý mà người bệnh có thể mắc phải.

  • Kết quả bình thường

Nếu vào buổi sáng: <80 pg/ml hay 18 pmol/L (đơn vị SI)

Nếu vào buổi chiều: <50 pg/ml hay <11mmol/L ( đơn vị SI)

  • Kết quả cho thấy nồng độ ACTH tăng hoặc giảm

Nồng độ ACTH tăng hoặc giảm một cách bất thường có nghĩa là cơ thể bạn có thể mắc phải một số bệnh lý. Tùy vào các chỉ số mà bác sĩ có thể đưa ra kết luận hoặc chỉ định làm thêm các xét nghiệm khác để khẳng định kết quả

3.3 Sau khi thực hiện xét nghiệm

Bạn nên theo dõi tình trạng của bản thân ngay sau khi xét nghiệm để nếu có vấn đề gì bất thường có thể thông báo kịp thời cho bác sĩ.

SobbqiNJv7KOnmH17hKi6dWnINPFI2U92jwcnbXqxfg9S33ckkHaDYD1x30QwB2y27RDDZxbaCqls4MK_1640604837.jpg
Kết quả xét nghiệm ACTH cũng có thể bị thay đổi bởi một số yếu tố như: tình trạng sức khỏe của người bệnh, giấc ngủ, stress, thuốc đang điều trị…

Cũng cần lưu ý rằng kết quả xét nghiệm ACTH cũng có thể bị thay đổi bởi một số yếu tố như: tình trạng sức khỏe của người bệnh, tình trạng giấc ngủ, stress, thuốc đang điều trị…Bởi vậy nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay để được tư vấn và giải đáp kịp thời.

4. Ý Nghĩa Xét Nghiệm ACTH

4.1 Chỉ số xét nghiệm ACTH bình thường

Thông thường ở người khỏe mạnh chỉ số ACTH trong máu khoảng 6.0 – 76.0 pg/ml hoặc 1.3 – 16.7 pmol/L. Nếu kết quả xét nghiệm ở trong khoảng này có nghĩa là bạn không bị ảnh hưởng hay có dấu hiệu bất thường của bệnh lý nào.

4.2 Chỉ số xét nghiệm ACTH tăng

Một số nghiên cứu cho thấy rằng nguyên nhân khiến nồng độ ACTH trong máu tăng cao có thể là do một số tác nhân như: bệnh Addison, bệnh Cushing, hội chứng Cushing, do stress, hội chứng ACTH lạc chỗ, suy thượng thận tiên phát, u biểu mô tuyến yên…Dù là do bất kỳ nguyên nhân nào thì người bệnh cũng cần làm xét nghiệm sớm để phát hiện ra bệnh và điều trị kịp thời.

SzkDv2fnwdT6cOSRrorw14tP5UrJm2P41E9QxiafvrVVt8EUt7fnqsPL8j3KjzpYsnGaaDSD0iwuDtxf_1640604906.jpg
Nồng độ ACTH trong máu tăng cao có thể là do một số tác nhân như: bệnh Addison, bệnh Cushing, hội chứng Cushing,..
  • Bệnh Cushing là bệnh lý nội tiết do khối u (thường là lành tính) của tuyến yên kích thích tuyến thượng thận tăng tiết ACTH. Chẩn đoán bằng X quang, chụp cắt lớp hay cộng hưởng từ cho thấy hình ảnh có khối u ở tuyến yên. Lúc này nồng độ ACTH trong máu tăng và Cortisol tăng.
  • Hội chứng Cushing là bệnh lý nội tiết thường gặp, chủ yếu ở ở nữ giới đặc biệt ở độ tuổi từ 25 – 40 tuổi. Ở trẻ em cũng có thể mắc phải hội chứng này. Nguyên nhân gây ra hội chứng Cushing là do chức năng vỏ tuyến thượng thận bị rối loạn gây ra tăng tiết hormone ACTH và hormone glucocorticoid đến mức không kìm hãm được. Biểu hiện của bệnh thường là: béo ở trung tâm, mặt tròn và đỏ. Người bệnh xuất hiện những u mỡ ở lưng và cổ. Da mỏng đi, dễ xuất hiện những vết bầm tím, chân tay teo gầy. Ở nữ giới mắc hội chứng Cushing thì lông mi rậm, tóc tai, râu ria mọc nhiều. Bên cạnh đó còn có thể bị chậm kinh. Nam giới mắc bệnh thì xuất hiện chứng vú to.
FlXzStmaAEU7jJwEpsDw1pyG8avyi35ZAvodSoZ6M3jNnSxr5hu79ykgTYVUI4SDqBY7EPWhtYeLGPbc_1640604932.jpg
Hội chứng Cushing
  • Nồng độ ACTH trong máu tăng và Cortisol giảm có thể gặp ở bệnh nhân Addison. Bệnh Addison là bệnh lý xảy ra khi vỏ thượng thận bị phá hủy hoặc tổn thương gây ra tình trạng thiếu Cortisol và Aldosteron.
  • Hội chứng ACTH lạc chỗ là tình trạng các khối u ngoài tuyến yên gia tăng sản xuất ra một chất giống ACTH. Các khối u này ở những nơi khác nhau trong cơ thể, thường do ung thư phổi tế bào nhỏ, khối u tuyến ức, ung thư tụy hoặc ung thư phế quản,…

4.3 Chỉ số xét nghiệm ACTH giảm

Nguyên nhân chủ yếu làm giảm nồng độ ACTH trong máu có thể là do hội chứng Cushing, bệnh nhân bị suy tuyến yên, cường chức năng vỏ thượng thận thứ phát hoặc giảm chức năng thượng thận thứ phát,…

  • Bệnh nhân bị hội chứng Cushing cũng có thể xảy ra trong trường hợp nồng độ ACTH giảm. Người bệnh bị hội chứng Cushing mà nồng độ ACTH giảm có thể do nguyên nhân là u tuyến thượng thận hoặc ung thư biểu mô gây tăng bài tiết Cortisol quá mức, khi đó sẽ ức chế sự bài tiết ACTH theo cơ chế ức chế ngược.
ceO7Y9g3T4zpC4pxArlszeGoHzJvL5VJSQqfHL4fFq1GTq9bhHHG9AxYefcOossa5QEyYMVMDvda9QV4_1640604971.jpg
Bệnh nhân bị hội chứng Cushing cũng có thể xảy ra trong trường hợp nồng độ ACTH giảm
  • ​​​​​​​Nồng độ ACTH giảm và cortisol giảm có thể gặp phải trong bệnh lý suy tuyến yên. Suy tuyến yên là tình trạng suy giảm hoạt động của một hay nhiều hormone tuyến yên, gây ảnh hưởng đến chức năng của những tuyến đích bị tuyến yên chi phối như tuyến thượng thận, tuyến giáp, tuyến sinh dục,…Bệnh nhân có nồng độ ACTH trong máu giảm ở bệnh lý suy tuyến yên có thể dẫn tới suy thượng thận thứ phát làm nồng độ cortisol giảm.
o8OsuGIUjmbvAysIvDLhXqMHLyX4MtPLCa5HYpAGDxQCAH5CTBpmndevX3YvJIPeM0CoZq2rHyKFKCgt_1640605072.jpg
Nồng độ ACTH giảm và cortisol giảm có thể gặp phải trong bệnh lý suy tuyến yên

Nồng độ ACTH giảm và cortisol tăng có thể gặp trong trường hợp bệnh nhân bị u thượng thận. Khối u có thể là lành tính hoặc ác tính, nhưng đều có xu hướng sản xuất thừa Cortisol.

E5sTBQUYpnZjnZGdivwWf0gxsvj1icw4jD56xMVHBTYJPJ5hZZ5zKgGLIRgcMFFZ8ErxhcoQWoLPGikP_1640605123.jpg
Nồng độ ACTH giảm và cortisol tăng có thể gặp trong trường hợp bệnh nhân bị u thượng thận

Xét nghiệm ACTH giúp đánh giá bệnh Addison, hội chứng Cushing và một số bệnh lý tuyến yên khác. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời các rối loạn hormone sẽ hạn chế được tối đa tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Và đây cũng chính là ý nghĩa của xét nghiệm ACTH. Với những thông tin bổ ích ở trên hi vọng rằng bạn sẽ có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe của chính mình và những người thân yêu.

Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền, không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui lòng gặp nhân viên y tế phù hợp để được tư vấn.