Ngày 20/5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp để thảo luận về sự bùng phát của bệnh đậu mùa khỉ do các ca bệnh đang gia tăng nhanh chóng.

Nội dung của cuộc họp là thảo luận cách thức lây truyền của virus, tỷ lệ lây lan cao ở những người đồng tính nam và lưỡng tính, tình hình xung quanh việc tiêm chủng.

Ngày 20/5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp để thảo luận về sự bùng phát của bệnh đậu mùa khỉ do các ca bệnh đang gia tăng nhanh chóng.

Nội dung của cuộc họp là thảo luận cách thức lây truyền của virus, tỷ lệ lây lan cao ở những người đồng tính nam và lưỡng tính, tình hình xung quanh việc tiêm chủng.

Trước đó một ngày, Bộ Y tế Canada cũng xác nhận 2 trường hợp lây nhiễm đậu mùa khỉ sau khi chính quyền tỉnh Quebec thông báo đang điều tra dịch tễ 17 trường hợp nghi nhiễm khác. Theo người đứng đầu cơ quan y tế Canada Theresa Tam, bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện  ở nhiều nơi bên ngoài khu vực châu Phi là một tín hiệu bất thường.

“Bệnh đậu mùa khỉ lây lan do tiếp xúc gần, tiếp xúc giữa người thân trong nhà với nhau. Cho đến nay, chúng tôi chưa phát hiện trương hợp lây nhiễm nào có lịch sử du lịch tới châu Phi, nơi xuất hiện căn bệnh. Đây là điều bất bình thương khi nhiều trường hợp được phát hiện bên ngoài châu Phi”.

Theo thống kê, có hơn 100 ca lây nhiễm đậu mùa khỉ được ghi nhận tại châu Âu. Một số quốc gia như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha trong những tuần gần đây liên tục ghi nhận một số trường hợp của bệnh. Trước đó, vài ngày, một trường hợp đậu mùa khỉ cũng được ghi nhận tại bang Massachusetts, Mỹ sau khi du lịch tới tỉnh Quebec của Canada.

Tính đến nay đã có hơn 1.300 ca nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ và 58 ca tử vong hiện đã được báo cáo trên toàn thế giới. Đây được coi là một phần của đợt bùng phát bệnh do một loại virus mới gây ra. Những ca mắc và nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ cũng đã được báo cáo ở nhiều nước trên khắp châu Âu và ở Bắc Mỹ trong tháng này. Mới nhất, ngày 20/5, giới chức Australia thông báo đã ghi nhận một trường hợp đầu tiên mắc bệnh đậu mùa khỉ sau khi trở về từ Anh. Lần đầu tiên các ca mắc tại châu Âu, Bắc Mỹ và Australia lây lan mà không có mối liên hệ dịch tễ học nào được biết đến ở Tây và Trung Phi.

Bệnh đậu mùa khỉ, chủ yếu xảy ra ở Tây và Trung Phi, là một bệnh truyền nhiễm do virus hiếm gặp tương tự như bệnh đậu mùa ở người, mặc dù nhẹ hơn. Người nhiễm virus đậu mùa khỉ đầu tiên được xác định tại Cộng hòa Dân chủ Congo vào những năm 1970. Số trường hợp mắc bệnh ở Tây Phi đã tăng lên trong thập kỷ qua. Các hội chứng thường thấy ở người bệnh là sốt, đau nhức, nổi hạch, mụn nước giống thủy đậu. Hiện có 2 chủng đậu mùa khỉ: chủng Congo, gây bệnh nặng hơn với tỉ lệ tử vong lên đến 10% và chủng Tây Phi, chủng nhẹ với tỉ lệ tử vong dưới 1%.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hiện chưa có vaccine ngừa đậu mùa khỉ song vaccine đậu mùa có hiệu quả lên đến 85% trong việc ngăn chặn căn bệnh này.

Đánh giá về nguy cơ đậu mùa khỉ có thể trở thành đại dịch như Covid-19, ông Amesh Adalja, một chuyên gia y tế của bệnh viện Johns Hopkins cho biết, khả năng này là thấp: “Tôi cho rằng, bệnh đậu mùa khỉ không có khả năng gây ra đại dịch vì quá trình lây nhiễm của bệnh không mạnh vì nó không lây nhiễm trong thời kỳ ủ bệnh. Ngoài ra, chúng ta đã có vaccine đậu mùa – một biện pháp đã được thử nghiệm có khả năng ngăn chặn dịch bệnh”.

Để phòng ngừa, Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh vừa cho biết đã cung cấp vaccine ngừa đậu mùa, vốn có thể ngừa cả đậu mùa khỉ, cho nhân viên y tế và những người có thể đã bị phơi nhiễm với bệnh./.

Theo Hồng Nhung – Anh Tuấn/VOV1

Nguồn: https://vov.vn/the-gioi/xuat-hien-benh-dau-mua-khi-o-nhieu-nuoc-who-hop-khan-post945284.vov