Xét nghiệm lẻ

Xét nghiệm giúp xác định lượng ApoA trong cơ thể, giúp chẩn đoán các trường hợp suy giảm ApoA và đánh giá nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Apolipoprotein B (gọi tắt là ApoB) là phân tử protein giúp vận chuyển chất béo và cholesterol đi khắp cơ thể. Bình thường, cơ thể cần chất béo và cholesterol để sản xuất một số hormone và đảm bảo sự hoạt động bình thường của tế bào. Vì các phân tử chất béo này không tan trong nước, nên có thể gây tắc nghẽn trong lòng mạch, có thể dẫn đến
Tỷ số ApolipoproteinB/ApolipoproteinA-1 là một chỉ số phản ánh sự cân bằng giữa các hạt lipoprotein gây xơ vữa và các hạt lipoprotein chống xơ vữa. Khi cân bằng này bị phá vỡ, xơ vữa động mạch tiến triển và dẫn đến nhồi máu não. Ngoài ra, tỷ số ApoB/ApoA-1 cũng là yếu tố dự báo nguy cơ mạnh cho các biến cố tim mạch khác như nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, suy tim so với các xét nghiệm kiểm tra mỡ trong máu cổ điển như cholesterol toàn phần, triglyceride, LDL-cholesterol, HDL-cholesterol.
Chất béo trong cơ thể tồn tại dưới 4 dạng chính bao gồm Cholesterol, LDL-cholesterol, HDL-cholesterol, triglyceride. HDL là cholesterol tốt, giúp hấp thụ cholesterol trong máu và vận chuyển trở lại gan, các thành phần còn lại cholesterol xấu. . Xét nghiệm các thành phần mỡ máu giúp đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và các hậu quả khác do hẹp hoặc tắc nghẽn động mạch gây ra.
Cholesterol là chất được tìm thấy ở nhiều cơ quan khác nhau của cơ thể. Thông thường, cơ thể cần cholesterol cho một vài hoạt động sống. Tuy nhiên, tăng cholesterol trong máu có thể dẫn đến tắc mạch, gây nên các bệnh lý tim mạch và đột quỵ,
Fibrinogen là một loại protein trong cơ thể được gọi là yếu tố đông máu. Các yếu tố đông máu kết hợp với nhau để hình thành cục máu đông, giúp cầm máu khi các mô hoặc mạch máu của cơ thể bị tổn thương. Xét nghiệm fibrinogen được sử dụng để đánh giá và theo dõi khi có các triệu chứng như chảy máu khó cầm hoặc tắc nghẽn bất thường (cục máu đông) trong mạch máu.
T3 là một trong hai loại hormone chính do tuyến giáp sản xuất, có vai trò trong trong quá trình tạo năng lượng cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, T3 còn giúp kiểm soát cân nặng, nhiệt độ cơ thể, sức mạnh cơ bắp và hệ thần kinh của bạn. Xét nghiệm đo lượng T3 tự do (free T3) trong máu, không bao gồm lượng T3 liên kết với protein trong máu. Xét nghiệm giúp chẩn đoán phân biệt và/hoặc dõi điều trị cường giáp.
T4 tự do là dạng hoạt động của thyroxine tại các mô và cơ quan. Hormone thyroxine được sản xuất bởi tuyến giáp, giúp kiểm soát việc sử dụng năng lượng của cơ thể. T4 có vai trò trong điều hòa cân nặng, tim, nhiệt độ cơ thể, sức mạnh cơ bắp... Nồng độ T4tự do trong máu được sử dụng để đánh giá hoạt động của tuyến giáp.
HAV là một trong những nguyên nhân phổ biến gây viêm gan. Hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể IgM khi nhiễm HAV lần đầu, thường bắt đầu xuất hiện trong máu của bạn từ 5 đến 10 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng. Kháng thể này có thể tồn tại trong máu khoảng 6 tháng sau khi nhiễm HAV. Ngược lại, kháng thể IgG có thể tồn tại trong máu suốt đời.
HAV là một trong những nguyên nhân phổ biến gây viêm gan. Hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể IgM khi nhiễm HAV lần đầu, thường bắt đầu xuất hiện trong máu của bạn từ 5 đến 10 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng. Kháng thể này có thể tồn tại trong máu khoảng 6 tháng sau khi nhiễm HAV. Ngược lại, kháng thể IgG có thể tồn tại trong máu suốt đời.
Viêm gan siêu vi A thường lây truyền qua ăn hoặc uống thực phẩm đã chứa virus. Hầu hết người nhiễm viêm gan siêu vi A tự hồi phục và không để lại biến chứng tại gan. Xét nghiệm giúp phát hiện tình trạng đã từng nhiễm, đang nhiễm hoặc đã được chủng ngừa đối với vi rút Viêm gan A.
Virus viêm gan B là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm gan. Hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể IgM chống lại HBV trong giai đoạn cấp. Kháng thể này xuất hiện trong máu vài tuần sau khi nhiễm HBV lần đầu. Những người đã tiêm vắc xin sẽ không có kháng thể này trong máu. Xét nghiệm giúp xác định tình trạng đang nhiễm vi-rút viêm gan B.
loading.svg