Xét nghiệm lẻ

Trong cơ thể, xương được liên tục được tu sửa theo hai bước: “phân hủy” xương (tái hấp thu) và thay thế xương bị loại bỏ bằng việc hình thành xương mới. Trong bệnh loãng xương, khối lượng xương bị mất vì quá trình phân hủy xảy ra nhanh hơn quá trình xây dựng lại. Khi xương bị tiêu hủy, các mảnh collagen của xương được giải phóng vào máu. Một trong những mảnh này được gọi là “C-telopeptide.” Xét nghiệm này được sử dụng để đánh giá tình trạng mất khối lượng xương (tiêu xương) trong trường hợp loãng xương hoặc các bệnh về xương khác như bệnh Paget.
Creatine kinase (CK) là một loại enzyme hiện diện trong các tế bào khác nhau của cơ thể trong khi CKMB chủ yếu xuất hiện trong các tế bào cơ tim. Khi tế bào cơ tim bị tổn thương, CKMB sẽ được phóng thích vào máu. Đây là xét nghiệm đo lượng CKMB trong máu. Chỉ số CKMB tăng so với bình thường giúp gợi ý tình trạng tổn thương tế bào cơ tim.
Là enzyme được tìm thấy ở tim, não và hệ cơ. Xét nghiệm nhằm phát hiện sự viêm nhiễm ở hệ cơ xương hoặc chấn thương cơ xương khớp
CRP là phân tử protein do gan sản xuất. Thông thường, CRP hiện diện trong máu với một lượng nhỏ. Gan sẽ tăng sản xuất CRP vào máu nếu có hiện tượng viêm xảy ra trong cơ thể. CRP trong máu tăng cao gợi ý tình trạng bệnh lý nghiêm trọng gây ra hiện tượng viêm.
D-dimer là một mảnh protein nhỏ được hình thành khi ly giải cục máu đông trong cơ thể. Cục máu đông giúp hạn chế sự mất máu khi cơ thể bị tổn thương. Thông thường, cục máu đông sẽ được li giải sau khi lành vết thương.Khi có các tình trạng bất thường, cục máu đông được hình thành ngay cả khi không có sự tổn thương, hoặc không được ly giải sau đó. Bất thường này rất nguy hiểm,thậm chí có thể gây tử vong. Xét nghiệm D-dimer giúp phát hiện sự hình thành cục máu đông bất thường trong cơ thể.
Khi thức ăn được tiêu hóa, carbohydrate trong thức ăn được phân hủy thành các phân tử glucose. Glucose cung cấp năng lượng và hỗ trợ quá trình trao đổi chất trong cơ thể.Khi một cá nhân bị tăng đường huyết và không thể điều chỉnh đúng mức đường huyết, họ được coi là mắc bệnh tiểu đường. Xét nghiệm đường huyết sau ăn 1 giờ giúp đánh giá khả năng điều chỉnh glucose trong máu.
Khi thức ăn được tiêu hóa, carbohydrate trong thức ăn được phân hủy thành các phân tử glucose. Glucose cung cấp năng lượng và hỗ trợ quá trình trao đổi chất trong cơ thể.Khi một cá nhân bị tăng đường huyết và không thể điều chỉnh đúng mức đường huyết, họ được coi là mắc bệnh tiểu đường. Xét nghiệm đường huyết sau ăn 2 giờ giúp đánh giá khả năng điều chỉnh glucose trong máu.
Glucose là sản phẩm của quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể. Glucose cũng chính là dạng năng lượng chính cung cấp cho hoạt động của các cơ quan. Tình trạng glucose trong máu (đường huyết) quá cao hoặc quá thấp đều có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Glucose trong máu cao có thể là biểu hiện của đái tháo đường - căn bệnh mạn tính với nhiều biến chứng nguy hiểm. Mặt khác, hạ đường huyết cũng có thể dẫn tới co giật, tổn thương não...
Khi thức ăn được tiêu hóa, carbohydrate trong thức ăn được phân hủy thành các phân tử glucose. Glucose cung cấp năng lượng và hỗ trợ quá trình trao đổi chất trong cơ thể.Khi một cá nhân bị tăng đường huyết và không thể điều chỉnh đúng mức đường huyết, họ được coi là mắc bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường loại 1 do hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào beta tuyến tụy (tế bào sản xuất insulin) và bệnh tiểu đường Loại 2 là do các tế bào kháng insulin.
T3 là một trong hai loại hormone chính do tuyến giáp sản xuất, có vai trò trong trong quá trình tạo năng lượng cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, T3 còn giúp kiểm soát cân nặng, nhiệt độ cơ thể, sức mạnh cơ bắp và hệ thần kinh của bạn. Xét nghiệm đo lượng T3 tự do (free T3) trong máu, không bao gồm lượng T3 liên kết với protein trong máu. Xét nghiệm giúp chẩn đoán phân biệt và/hoặc dõi điều trị cường giáp.
T4 tự do là dạng hoạt động của thyroxine tại các mô và cơ quan. Hormone thyroxine được sản xuất bởi tuyến giáp, giúp kiểm soát việc sử dụng năng lượng của cơ thể. T4 có vai trò trong điều hòa cân nặng, tim, nhiệt độ cơ thể, sức mạnh cơ bắp... Nồng độ T4tự do trong máu được sử dụng để đánh giá hoạt động của tuyến giáp.
Khi thức ăn được tiêu hóa, carbohydrate trong thức ăn được phân hủy thành các phân tử glucose. Glucose cung cấp năng lượng và hỗ trợ quá trình trao đổi chất trong cơ thể.Khi một cá nhân bị tăng đường huyết và không thể điều chỉnh đúng mức đường huyết, họ được coi là mắc bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường loại 1 do hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào beta tuyến tụy (tế bào sản xuất insulin) và bệnh tiểu đường Loại 2 là do các tế bào kháng insulin.
Giúp đo lượng đường trung bình gắn với phân tử Hemoglobin trong máu của cơ thể suốt 3 tháng nhằm tầm soát đái tháo đường, đồng thời theo dõi hiệu quả điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường.
HOMA-IR là công cụ xét nghiệm dùng để ước lượng sự kháng insulin từ nồng độ đường huyết và Insulin sau thời gian nhịn ăn. Kháng Insulin là tình trạng mà tế bào trong cơ thể trở nên ít phản ứng hơn với tác động của Insulin.
Homocysteine là một axit amin mà cơ thể bạn sử dụng để tạo ra protein. Thông thường, vitamin B12, vitamin B6 và axit folic (còn gọi là folate hoặc vitamin B9) giúp phân hủy nhanh chóng homocysteine thành những chất khác cần thiết cho cơ thể. Nồng độ homocysteine ​​cao trong máu gợi ý quá trình này gặp bất thường hoặc do thiếu hụt một số vitamin B. Xét nghiệm này được dùng để gợi ý tình trạng thiếu vitamin B6, B12, axit folic hoặc đánh giá yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ.
loading.svg