ADN là yếu tố lưu giữ thông tin di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Việc phân tích ADN của thai nhi có ý nghĩa rất quan trọng trong giai đoạn thai kỳ. Trong bài viết này, hãy cùng Diag tìm hiểu ý nghĩa của xét nghiệm ADN thai nhi, xét nghiệm ADN thai nhi bao nhiêu tiền, và các phương pháp xét nghiệm phổ biến hiện nay.
Tầm quan trọng của xét nghiệm ADN thai nhi
Xét nghiệm huyết thống
Chức năng cơ bản của ADN là chứa thông tin di truyền được lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vậy nên xét nghiệm ADN thai nhi có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác nhận huyết thống của các mối quan hệ cha-con, quan hệ họ hàng…
Việc xác định huyết thống này thường được thực hiện với nhiều mục đích khác nhau:
- Làm giấy khai sinh khi con được sinh ra trước khi bố mẹ có giấy đăng ký kết hôn.
- Bổ sung cho con mang họ của bố đẻ vào giấy khai sinh trong trường hợp người mẹ làm giấy khai sinh không có tên của bố.
- Hỗ trợ hoàn thành các thủ tục pháp lý.
- Hoàn thành thủ tục nhận người thân.
- Phân chia tài sản.
Sàng lọc trước sinh
Thông qua việc phân tích ADN của thai nhi có thể phát hiện nhiều hội chứng di truyền nguy hiểm. Một số dị tật phổ biến có thể được phát hiện qua xét nghiệm ADN như Down, Edwards, Down, Klinefelter, Siêu nữ, Wolf-Hirschhorn…
Không chỉ vậy, những bất thường ở nhiễm sắc thể (NST) giới tính, các đột biến gây bệnh đơn gen trội, và các bệnh đơn gen di truyền lặn cũng được phát hiện ngay từ giai đoạn sớm của thai kỳ.
Có những cách xét nghiệm ADN thai nhi nào?
Chọc ối
Đây là phương pháp xét nghiệm thông qua việc phân tích các ADN tự do của thai nhi có trong mẫu nước ối. Chọc ối thường được khuyến cáo nên thực hiện vào tuần thứ 17 – 18 của thai kỳ khi lượng nước ối đã đủ để phân tích. Một lượng dịch ối 15 – 30ml sẽ được lấy bằng một kim tiêm nhỏ qua thành bụng của mẹ và được mang đi phân tích.
Sinh thiết gai nhau
Mẫu mô bánh nhau từ tử cung của mẹ sẽ được sử dụng để xét nghiệm ADN thai nhi. Phương pháp này thường được thực hiện khi thai đạt 12 – 14 tuần. Đây là thời điểm xét nghiệm thuận lợi nhất, nếu sớm hơn có thể gây dị tật tật ở trẻ sau sinh.
Xét nghiệm ADN thai nhi có chính xác không?
Các kỹ thuật phân tích ADN hiện nay có độ chính xác rất cao. Mẹ và gia đình hoàn toàn an tâm về độ tin cậy của các kết quả xét nghiệm.
- Chọc ối: 99,4%
- Sinh thiết gai nhau: 99%
Xét nghiệm ADN khi mang thai có nguy hiểm không?
Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào từng kỹ thuật thực hiện. Cả chọc ối và sinh thiết gai nhau đều có nguy cơ để lại di chứng cho hai mẹ con.
Vì là những xét nghiệm xâm lấn nên cả sinh thiết gai nhau và chọc ối chỉ được thực hiện bởi các bác sĩ có kinh nghiệm và bằng cấp chuyên môn. Một số rủi ro sức khỏe có thể xảy ra như sảy thai, nhiễm trùng, rò rỉ nước ối, xuất huyết âm đạo… Do đó, trước khi chọc ối thì mẹ nên có sự tư vấn chi tiết từ bác sĩ để chuẩn bị tốt nhất.
Đồng thời, bác sĩ cũng yêu cầu đánh giá sức khỏe trước khi thực hiện phương pháp xâm lấn. Trường hợp có những biểu hiện bất thường trong vòng 24 – 48 tiếng sau khi làm xét nghiệm, cần báo ngay với bác sĩ chuyên khoa để được chăm sóc và xử lý kịp thời nhằm tránh tai biến.
Xét nghiệm ADN thai nhi hết bao nhiêu tiền?
Giá xét nghiệm ADN thai nhi bao nhiêu tiền phụ thuộc vào phương pháp xét nghiệm (chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau) và cơ sở thực hiện. Chi phí thực hiện xét nghiệm này dao động từ 5.000.000 – 11.000.000 VND.
Một số lưu ý trước khi làm xét nghiệm ADN thai nhi
Các chuyên gia khuyến cáo nên chú ý những vấn đề sau:
- Tìm hiểu kỹ thông tin về các phương pháp, xác định rõ mục đích xét nghiệm để chọn ra phương án phù hợp nhất.
- Lựa chọn những trung tâm y tế có dịch vụ xét nghiệm ADN thai nhi đảm bảo uy tín, với đội ngũ y bác sĩ – kỹ thuật viên chuyên môn cao và máy móc hiện đại.
- Người mẹ sau khi làm xét nghiệm cần được nghỉ ngơi và chăm sóc thường xuyên trong vòng 48 tiếng để đảm bảo tình trạng sức khỏe.
- Báo ngay với bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ kịp thời khi thai phụ có những dấu hiệu bất thường như mệt mỏi, xuất huyết, đau nhiều…
- Hai vợ chồng và gia đình cần chuẩn bị tinh thần trước khi nhận kết quả xét nghiệm ADN. Trong bất cứ trường hợp nào cũng không được kích động.
Lời kết
Bên cạnh việc xét nghiệm ADN thai nhi nhằm xác định mối quan hệ huyết thống, hiện nay nhiều người muốn thông qua xét nghiệm này có thể phát hiện được một số bệnh lý di truyền ở con. Điều này giúp ích trong việc điều trị kịp thời, tránh để lại những di chứng nặng nề. Tuy nhiên, vẫn có một số rủi ro ở những phương pháp xâm lấn, vậy nên cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định thực hiện.