Trở lại

Hướng dẫn cách đọc các chỉ số xét nghiệm gan

Xét nghiệm gan giúp đo lường nồng độ các enzyme, protein và các chất được sản xuất bởi gan hoặc được giải phóng vào trong máu. Sự tăng giảm bất thường của các chất này là dấu hiệu để nhận biết một số bệnh lý nguy hiểm như xơ gan, viêm gan… Vậy cách đọc chỉ số xét nghiệm gan như thế nào? Mỗi chỉ số có ý nghĩa gì? Hãy cùng Diag tìm hiểu trong bài viết bên dưới nhé!

ALT

Alanine Aminotransferase (ALT) là một loại enzyme được tìm thấy chủ yếu trong gan, có nhiệm vụ chuyển đổi protein thành năng lượng để cơ thể hoạt động. Mức ALT trong máu cao khi enzyme này được giải phóng vào hệ tuần hoàn máu do các tế bào gan bị tổn thương hoặc viêm nhiễm. Do đó, xét nghiệm ALT thường được sử dụng như một yếu tố để đánh giá chức năng gan và giúp chẩn đoán một số bệnh lý như xơ gan, viêm gan.

  • Chỉ số bình thường: 0 – 45 IU/L.
  • Chỉ số bất thường: Nằm ngoài ngưỡng trên.
Xét nghiệm ALT
Xét nghiệm ALT đánh giá chức năng gan và hỗ trợ chẩn đoán một số bệnh lý về gan.

AST

Aspartate transaminase (AST) là một loại enzyme được sản xuất bởi gan, tham gia vào quá trình chuyển hóa các axit amin và tạo ra năng lượng. Tương tự như ALT thì xét nghiệm AST cũng được sử dụng để kiểm tra nồng độ enzyme này tăng cao trong máu, từ đó phát hiện nhiều vấn đề như viêm gan, xơ gan… hoặc các bệnh lý về gan liên quan đến lạm dụng rượu bia.

Mặc dù được tìm thấy chủ yếu trong gan, nhưng AST cũng có mặt trong các cơ quan khác như tim. Mức AST cao cũng có thể là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim, hoặc các bệnh về xương, nhồi máu phổi, nhồi máu thận…

  • Chỉ số bình thường: 0 – 40 IU/L.
  • Chỉ số bất thường: Nằm ngoài ngưỡng trên.

ALP

Alkaline Phosphatase (ALP) là một enzyme tồn tại trong cơ thể người ở nhiều dạng khác nhau, được tìm thấy chủ yếu ở gan, xương và một số cơ quan khác như thận, ống mật và nhau thai. Xét nghiệm ALP trong máu có thể giúp phát hiện các bệnh lý như xơ gan, viêm gan, viêm túi mật… Ngoài ra, người đang mắc các bệnh về xương như còi xương, nhuyễn xương, bệnh Paget… cũng được chỉ định thực hiện xét nghiệm này.

Trên thực tế, chỉ số ALP bình thường ở mỗi người là khác nhau và sẽ có sự thay đổi nhất định tùy thuộc nhiều yếu tố như thể trạng, độ tuổi, giới tính, nhóm máu

  • Chỉ số bình thường: Trong nồng độ cho phép (tham khảo ở bảng bên dưới).
  • Chỉ số bất thường: Nằm ngoài ngưỡng nồng độ cho phép.

Bảng tham khảo nồng độ ALP

Tuổi Nồng độ cho phép (IU/L)
Dưới 1 tháng 90 – 260
1 tháng – 3 tuổi 90 – 180
3 – 10 tuổi 130 – 260
10 – 14 tuổi 130 – 340
14 – 18 tuổi 30 – 180
Trên 18 tuổi 30 – 130

GGT

Gamma-Glutamyl Transpeptidase (GGT) cùng với ALT, AST là các chỉ số men gan quan trọng trong xét nghiệm gan. Khi cơ thể có một số biểu hiện như buồn nôn, vàng da, chán ăn… hoặc với người có tiền sử uống nhiều rượu bia thì sẽ được bác sĩ chỉ định xét nghiệm GGT để đánh giá tình trạng tổn thương ở gan. Kết quả xét nghiệm cho thấy mức GGT tăng cao là dấu hiệu của một số bệnh lý như viêm gan mãn tính, viêm gan do bia rượu, nhiễm độc, ung thư, virus

Cần lưu ý là mức GGT ổn định có thể khác nhau giữa nam và nữ, hoặc chênh lệch đôi chút do phép đo khác nhau. Nồng độ men gan GGT có thể tham khảo trong mức như sau:

  • Chỉ số bình thường: 5 – 40 IU/L.
  • Chỉ số bất thường: Nằm ngoài ngưỡng trên.
Xét nghiệm GGT
Xét nghiệm GGT hỗ trợ đánh giá tình trạng tổn thương ở gan.

Bilirubin

Bilirubin có màu vàng, là một sản phẩm của quá trình phân hủy các tế bào hồng cầu già và thường được gan đào thải khỏi cơ thể. Khi gan bị tổn thương hoặc tế bào hồng cầu bị tiêu hủy nhiều hơn bình thường, bilirubin không được đào thải hết sẽ đi vào trong máu. Điều này dẫn đến vàng da, vàng mắt, nước tiểu đậm màu.

Bilirubin tồn tại ở hai dạng là bilirubin trực tiếp và bilirubin gián tiếp. Gia tăng bilirubin với bilirubin gián tiếp chiếm ưu thế thường do sự bất thường trong quá trình phá hủy các tế bào hồng cầu. Trong khi đó, gia tăng bilirubin với bilirubin trực tiếp chiếm ưu thế do tắc nghẽn đường mật gây nên.

Vàng da kết hợp với kết quả xét nghiệm bilirubin có thể giúp phát hiện các bệnh lý về gan hoặc tán huyết.

  • Chỉ số Bilirubin toàn phần bình thường: 0,2 – 1 mg/dL.
  • Chỉ số Bilirubin trực tiếp bình thường: 0 – 0,4 mg/dL.
  • Chỉ số Bilirubin gián tiếp bình thường: 0,1 – 1 mg/dL.
  • Chỉ số bất thường: Nằm ngoài các ngưỡng bên trên.

Globulin

Đây là một protein có vai trò giúp hệ miễn dịch nhận biết và chống lại các tác nhân lạ xâm nhập từ bên ngoài. Globulin sẽ kích thích sản sinh kháng thể chống lại các tổn thương ở gan và một số cơ quan khác trong cơ thể. Bên cạnh đó, globulin còn tham gia vào cân bằng axit-bazơ trong cơ thể và điều hòa quá trình đông máu.

Xét nghiệm globulin còn giúp phát hiện và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý như ung thư đa u tủy, ung thư tủy xương… Ngoài ra, chỉ số này còn giúp chẩn đoán các bệnh tự miễn, đánh giá tình trạng nhiễm trùng, dị ứng.

  • Chỉ số bình thường: 34 – 48 g/L.
  • Chỉ số bất thường: Nằm ngoài ngưỡng trên.

Albumin

Albumin là một protein phổ biến được sản xuất bởi gan, có nhiệm vụ giữ nước trong thành mạch, ngăn ngừa thoát dịch từ lòng mạch qua các mô xung quanh như màng phổi, màng bụng… Albumin cũng giúp duy trì áp lực keo trong huyết tương, vận chuyển các vitamin, hormone, và nhiều chất quan trọng khác đi khắp cơ thể.

Xét nghiệm albumin thường được thực hiện nhằm kiểm tra và phát hiện các bệnh lý về gan, thận với những triệu chứng như vàng mắt và da, cổ chướng, phù nề, buồn nôn và nôn, mệt mỏi, uể oải, giảm lượng nước tiểu…

  • Chỉ số bình thường: 3,4 – 5,4 g/dL.
  • Chỉ số bất thường: Nằm ngoài ngưỡng trên.

Protein toàn phần

Protein toàn phần trong máu bao gồm globulin và albumin. Xét nghiệm protein toàn phần thường được thực hiện khi kiểm tra sức khỏe tổng quát. Ngoài ra, xét nghiệm này cũng được chỉ định nhằm kiểm tra tình trạng dinh dưỡng của cơ thể, phát hiện nhiều bệnh lý về gan, thận hoặc giúp đánh giá khả năng phục hồi trong quá trình điều trị.

  • Chỉ số bình thường: 66 – 87 g/dL.
  • Chỉ số bất thường: Nằm ngoài ngưỡng trên.
Xét nghiệm protein toàn phần
Xét nghiệm Protein toàn phần kiểm tra tình trạng dinh dưỡng của cơ thể và phát hiện các bệnh lý về gan.

Thời gian Prothrombin (PT)

Gan là cơ quan sản xuất các yếu tố giúp đông máu mà cơ thể cần, trong đó có vitamin K. Thông thường cần khoảng 9 – 11 giây để tạo cục máu đông, đây gọi là thời gian Prothrombin. Nếu gan bị tổn thương hoặc cơ thể thiếu vitamin K, máu sẽ cần nhiều thời gian hơn để đông lại và dẫn đến hiện tượng máu chảy ồ ạt.

Xét nghiệm thời gian PT giúp đánh giá khả năng đông máu và phát hiện một số tổn thương nghiêm trọng ở gan, đặc biệt ở những bệnh nhân xơ gan.

  • Chỉ số bình thường: 9 – 11 giây.
  • Chỉ số bất thường: Thời gian kéo dài hơn 11 giây.

Lựa chọn địa chỉ xét nghiệm gan uy tín và chính xác tại Diag

Hiện tại, hệ thống phòng khám đa khoa và xét nghiệm Diag cung cấp các gói thăm khám và xét nghiệm chức năng gan chất lượng cao với mức giá đa dạng dành cho mọi đối tượng. Dịch vụ xét nghiệm tại Diag được thực hiện bởi đội ngũ chuyên môn cao với hệ thống máy móc hiện đại mang đến trải nghiệm tốt nhất.

  • Chi phí xét nghiệm rẻ hơn so với bệnh viện.
  • Kết quả xét nghiệm chính xác được hơn 200 bệnh viện và phòng khám tin cậy.
  • Thời gian xét nghiệm nhanh chóng, kết quả gửi trực tiếp qua điện thoại.
  • Được tư vấn MIỄN PHÍ từ các y bác sĩ chuyên môn cao.

Bảng giá Gói xét nghiệm chức năng gan

TÊN GÓI THÔNG TIN  GIÁ GÓI
Gói xét nghiệm gan Cơ bản Đánh giá tình trạng tổn thương gan qua các xét nghiệm men gan và xét nghiệm Bilirubin. 120.000 VND
Gói xét nghiệm gan Nâng cao
  • Kiểm tra tình trạng tổn thương gan qua xét nghiệm men gan và Bilirubin.
  • Tầm soát nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nhiễm trùng và ung thư qua xét nghiệm Protein toàn phần.
  • Đánh giá tình trạng tổn thương gan, đường mật, xương và những bộ phận khác qua các xét nghiệm Albumin và Alkaline Phosphatase.
250.000 VND

Khách hàng có nhu cầu tầm soát chức năng gan tổng quát tại nhà có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Diag thông qua các kênh sau:

Lời kết

Như vậy, bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin về cách đọc chỉ số xét nghiệm gan cùng ý nghĩa và các thông số chi tiết. Xét nghiệm tìm ra sự thay đổi bất thường tăng hoặc giảm ở các chỉ số men gan, protein toàn phần, hay thời gian đông máu chính là yếu tố giúp phát hiện và điều trị kịp thời những bệnh lý về gan, thận, và đường mật.