Các vấn đề sức khỏe tiền hôn nhân cần chú ý
Rối loạn nội tiết, bất thường về tinh trùng, hoặc các bệnh lý về cơ quan sinh dục là những yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của các cặp đôi, đặc biệt là những người chuẩn bị bước vào đời sống hôn nhân. Do đó cần xét nghiệm để phát hiện và điều trị sớm nhằm giảm nguy cơ hiếm muộn, vô sinh.
Nhiều bệnh lý tiềm ẩn như nhiễm trùng, tiểu đường hoặc tăng huyết áp có thể không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của cặp đôi mà còn có khả năng di truyền đến thế hệ sau. Vậy nên cần xét nghiệm sớm đển tầm soát những bất thường có thể dẫn đến nguy cơ phát triển bệnh. Từ đó tạo điều kiện chăm sóc và can thiệp y tế kị thời, tránh những biến chứng ảnh hưởng đến chất lượng đời sống hôn nhân và con cái sau này.
Kiểm tra các chỉ số như testosteron, prolactin, FSH và LH nhằm đánh giá tổng quát tình trạng hormone trong cơ thể, từ đó phát hiện những vấn đề có thể ảnh hưởng đến khả năng có con của nam giới.
Bất thường về testosterone có thể dẫn đến giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, giảm ham muốn tình dục, và các vấn đề liên quan đến chức năng sinh lý. FSH và LH giúp điều hòa sản xuất tinh trùng tại tinh hoàn, trong khi prolactin tăng cao có thể ức chế sản xuất testosterone, gây giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương và ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng.
Những chỉ số phổ biến như estradiol, progesterone, AMH, FSH và LH được kiểm tra để đánh giá toàn diện sức khỏe sinh sản nữ giới. Bởi đây là những hormone quan trọng giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, quá trình rụng trứng và khả năng thụ thai. Sự bất thường của các hormone này có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt, rối loạn rụng trứng, hoặc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), dẫn đến tình trạng khó thụ thai.
Xét nghiệm còn đo lường nồng độ AMH - một loại hormone giúp đánh giá dự trữ buồng trứng, dự đoán khả năng sinh sản của phụ nữ, đặc biệt hữu ích cho những người đang lên kế hoạch sinh con muộn.
HIV, lậu, giang mai, viêm gan B, viêm gan C là những bệnh truyền nhiễm rất phổ biến. Bệnh có thể được truyền cho vợ/chồng thông qua sinh hoạt thường ngày, hoặc có thể truyền từ mẹ sang con trong giai đoạn mang thai. Một số bệnh có thể không biểu hiện triệu chứng rõ ràng và dễ bị bỏ qua trong nhiều trường hợp.
Vậy nên xét nghiệm sàng lọc bệnh truyền nhiễm là rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe của cặp đôi trước khi bước vào đời sống hôn nhân. Đây đồng thời cũng là giải pháp tốt nhất để điều trị sớm, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm cho đứa con tương lai.
Đây là nhóm các xét nghiệm giúp tầm soát các bệnh STDs như HIV, lậu, giang mai, chlamydia, HPV. Đây là những bệnh không chỉ lây truyền qua quan hệ tình dục mà còn qua đường máu, từ mẹ sang con trong giai đoạn thai kỳ hoặc khi sinh nở.
Các di chứng của bệnh rất nghiêm trọng, có thể gây ra dị tật bẩm sinh, sảy thai, sinh non, từ đó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và đứa con tương lai.
Một số bệnh di truyền hoặc bất thường nhiễm sắc thể, tuy không có triệu chứng rõ ràng ở bố mẹ nhưng có thể di truyền cho con cái. Trẻ sau sinh thường gặp phải những dị tật bẩm sinh hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ.
Xét nghiệm đặc biệt quan trọng đối với các cặp đôi có tiền sử gia đình mắc các bệnh di truyền hoặc bất thường nhiễm sắc thể. Phát hiện sớm giúp cặp đôi hiểu rõ về nguy cơ di truyền, từ đó đưa ra các quyết định hợp lý liên quan đến việc sinh con sau khi lập gia đình. Điều này bao gồm cả việc lựa chọn các phương pháp hỗ trợ sinh sản nếu cần thiết.
Xét nghiệm giúp phát hiện các rối loạn di truyền phổ biến như tan máu bẩm sinh (thalassemia), thiếu hụt men G6PD và rối loạn chuyển hóa đồng. Đây là những bệnh có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ sau sinh như thiểu năng trí tuệ, chậm phát triển thể chất hoặc ảnh hưởng đến các cơ quan, bộ quan trọng trong cơ thể trẻ.
Tiểu đường, bệnh tim bẩm sinh, rối loạn lipid máu, thiếu máu tán huyết là các bệnh mãn tính phổ biến có yếu tố di truyền. Các bệnh này có thể di truyền từ bố mẹ sang con và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, khả năng sinh sản, cũng như sự phát triển của thai nhi trong tương lai.
Phát hiện sớm các bệnh lý mãn tính có yếu tố di truyền tạo điều kiện phòng ngừa và quản lý bệnh hiệu quả trước khi mang thai. Điều này cũng giúp đảm bảo sức khỏe thai kỳ, tránh các biến chứng nguy hiểm cho trẻ sau sinh.
Bằng cách kiểm tra tổng thể, các cặp đôi có thể sớm phát hiện các bệnh tiềm ẩn như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh gan, hoặc các vấn đề về tim mạch. Điều này giúp họ hiểu rõ tình trạng sức khỏe của nhau, từ đó có thể lên kế hoạch chăm sóc và điều chỉnh lối sống để tránh các biến chứng trong tương lai.
Ngoài ra, việc phát hiện sớm các bệnh mãn tính còn giúp cặp đôi thảo luận và chuẩn bị kỹ càng hơn về sức khỏe sinh sản, đảm bảo một cuộc sống gia đình lành mạnh và bền vững.
Xét nghiệm đo lường mức đường huyết, từ đó phát hiện nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Đái tháo đường nếu không được kiểm soát tốt có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ như tiền sản giật, thai to và nguy cơ sinh non. Nếu cặp đôi có nguy cơ tiểu đường, trẻ có thể sinh ra với nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Xét nghiệm đo lường mỡ máu và chức năng tim, từ đó phát hiện nguy cơ mắc các vấn đề về mỡ máu hoặc bệnh lý tim mạch. Bệnh tim mạch và rối loạn lipid máu có thể di truyền đến thế hệ con cái. Do đó rất cần thiết phải điều trị sớm nhằm giảm nguy cơ biến chứng tim mạch trong thai kỳ, đồng thời bảo vệ sức khỏe lâu dài của cặp đôi và đứa con tương lai.
Xét nghiệm thuận tiện cùng Diag
Tại sao chọn chúng tôi?
1.000.000+
Lượt xét nghiệm mỗi năm
5.000+
Bác sĩ đối tác
35+
Điểm lấy mẫu
25+
Năm kinh nghiệm
Xét nghiệm thuận tiện
Đặt lịch hẹn xét nghiệm ngay để bảo vệ sức khỏe của gia đình bạn!