Các vấn đề sức khỏe thai kỳ cần chú ý
Phụ nữ khi mang thai có thể gặp những vấn đề sức khỏe, không chỉ ảnh hưởng đến thể trạng tổng thể của mẹ mà có thể gây nhiều di chứng cho thai nhi trong giai đoạn thai kỳ. Những vấn đề này có thể làm cản trở quá trình phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí não khi con còn trong bụng mẹ.
Mẹ cần thực hiện các xét nghiệm để phát hiện sớm các bất thường bên trong cơ thể. Việc này giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác và có biện pháp can thiệp kịp thời, từ đó ngăn ngừa các rủi ro và đảm bảo sức thai kỳ phát triển tốt đẹp.
Lưu ý: Thời điểm xét nghiệm đề xuất chỉ mang tính tham khảo. Các xét nghiệm sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định thực hiện tùy theo thể trạng sức khỏe và tình trạng thai kỳ.
Thời điểm xét nghiệm: Lần khám thai đầu tiên.
Ba tháng đầu thai kỳ rất quan trọng vì đây là giai đoạn quyết định sự phát triển ban đầu của thai nhi. Xét nghiệm ở giai đoạn này nhằm mục đích phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn như các vấn đề về gan, thận, tim mạch, kiểm tra nhóm máu và yếu tố Rh, cũng như phát hiện sớm nguy cơ tiểu đường, huyết áp cao hoặc những bệnh lý nhiễm trùng.
Các chỉ số xét nghiệm sẽ cung cấp thông tin cần thiết để mẹ và bác sĩ có hướng chăm sóc phù hợp, từ đó can thiệp y tế cần thiết nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ.
Thời điểm xét nghiệm: Lần khám thai đầu tiên.
Nhóm xét nghiệm này nhằm mục đích kiểm tra chức năng các cơ quan quan trọng như tim, gan, thận và tuyến giáp. Sự rối loạn chức năng các cơ quan này có thể ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của mẹ, cũng như gây ra nhiều biến chứng cho thai nhi. Do đó, việc xét nghiệm tầm soát là rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe thai kỳ và ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng như tiền sản giật, sảy thai, sinh non.
Thời điểm xét nghiệm: Từ tuần thứ 20.
Tiền sản giật là biến chứng thai kỳ nguy hiểm, đặc trưng bởi tình trạng huyết áp cao và protein niệu ở người mẹ, diễn ra từ tuần thứ 20 của thai kỳ. Xét nghiệm này đặc biệt quan trọng giúp kiểm soát và giảm thiểu nguy cơ tiền sản giật, tạo điều kiện can thiệp y tế kịp thời để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của hai mẹ con trong suốt thai kỳ.
Thời điểm xét nghiệm: Lần khám thai đầu tiên.
Đây là xét nghiệm rất cần thiết để đảm bảo thai kỳ luôn trong trạng thái phát triển ổn định. Các hormone quan trọng như progesterone, estradiol, prolactin có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ niêm mạc tử cung, duy trì thai kỳ và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Việc xét nghiệm kịp thời và theo dõi sự thay đổi hormone giúp điều chỉnh phương pháp chăm sóc và can thiệp y tế kịp thời, đảm bảo thai kỳ tiến triển thuận lợi và an toàn.
Thời điểm xét nghiệm: Lần khám thai đầu tiên.
Xét nghiệm rất quan trọng trong việc xác định nhóm máu ABO cũng như phát hiện sự bất đồng yếu tố Rh trong nhóm máu của mẹ và thai nhi. Trong đó, sự bất đồng yếu tố Rh thường dẫn đến một tình trạng nguy hiểm gọi là bệnh tán huyết ở trẻ sơ sinh, có thể gây sảy thai, sinh non hoặc tổn thương não bộ ở thai nhi.
Do đó mẹ cần được xét nghiệm nhóm máu nhằm bảo vệ thai nhi khỏi các biến chứng nghiêm trọng và đảm bảo sự an toàn trong suốt thai kỳ cũng như trong các lần mang thai sau.
Viêm gan siêu vi B, HIV, giang mai, Toxoplasma gondii, Rubella, Cytomegalovirus là những bệnh truyền nhiễm từ mẹ sang con rất phổ biến trong quá trình mang thai hoặc sinh nở. Bệnh có thể không gây triệu chứng rõ ràng ở mẹ, nhưng làm tăng biến chứng sinh non, sảy thai, hoặc gây ra các dị tật nguy hiểm ở trẻ sau sinh.
Ngoài ra, nhiễm trùng đường tiết niệu cũng là một vấn đề cần chú ý trong giai đoạn mang thai. Nếu tình trạng nhiễm trùng kéo dài có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Do đó cần phát hiện sớm các bệnh nhiễm trùng thai kỳ. Việc này giúp bác sĩ có biện pháp can thiệp y tế kịp thời cũng như phòng ngừa hiệu quả những biến chứng tiềm ẩn.
Lưu ý: Thời điểm xét nghiệm đề xuất chỉ mang tính tham khảo. Các xét nghiệm sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định thực hiện tùy theo thể trạng sức khỏe và tình trạng thai kỳ.
Thời điểm xét nghiệm: Lần khám thai đầu tiên.
Đây là nhóm xét nghiệm giúp phát hiện sớm tình trạng nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV, giang mai, lậu, sùi mào gà, chlamydia... Những bệnh này có thể truyền từ mẹ sang con, từ đó gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của hai mẹ con.
Thời điểm xét nghiệm: Lần khám thai đầu tiên.
Viêm gan B và viêm gan C là hai bệnh viêm gan siêu vi phổ biến có thể lây truyền từ mẹ sang con. Đây là những xét nghiệm cần thiết giúp tầm soát nguy cơ mắc bệnh viêm gan cùng những bệnh lý về gan khác ở trẻ sau sinh. Trong nhiều trường hợp nhiễm trùng nặng thì mẹ sẽ cần thực hiện thêm xét nghiệm định lượng để hỗ trợ điều trị.
Thời điểm xét nghiệm: Lần khám thai đầu tiên.
Sự thay đổi hormone trong thai kỳ hoặc các tác nhân vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu của phụ nữ mang thai. Nếu tình trạng nhiễm trùng kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ viêm thận hoặc sinh non, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Do đó, phụ nữ mang thai cần xét nghiệm nước tiểu để phát hiện sớm các dấu hiệu nhiễm trùng, ngay cả khi chưa có triệu chứng bệnh rõ ràng.
Một số rối loạn di truyền hoặc dị tật bẩm sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi, bao gồm các vấn đề về thể chất và trí tuệ. Do đó, việc sàng lọc và phát hiện sớm sẽ giúp cha mẹ và bác sĩ có thể chuẩn bị tốt hơn, cũng như quyết định liệu có cần can thiệp y tế trước hoặc sau khi sinh hay không. Điều này đồng thời cũng giúp gia đình và bác sĩ xác định phương án chăm sóc thích hợp sau sinh, trong trường hợp thai nhi mắc rối loạn di truyền hoặc dị tật.
Lưu ý: Thời điểm xét nghiệm đề xuất chỉ mang tính tham khảo. Các xét nghiệm sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định thực hiện tùy theo thể trạng sức khỏe và tình trạng thai kỳ.
Thời điểm xét nghiệm: Từ tuần thứ 9.
Đây là một xét nghiệm máu không xâm lấn, phân tích DNA của thai nhi trong máu của mẹ để phát hiện các bất thường nhiễm sắc thể. Xét nghiệm NIPT hoàn toàn an toàn, độ chính xác đến 99,9% và có phạm vi phát hiện dị tật rộng nhất trong việc sàng lọc các bất thường về di truyền ở thai nhi.
Những dị tật bẩm sinh có thể được phát hiện qua xét nghiệm NIPT bao gồm: hội chứng Patau, Edwards, Down, Turner, Klinefelter, DiGeorge, Wolf-Hirschhorn...
Tiểu đường, bệnh tim bẩm sinh, rối loạn lipid máu, thiếu máu tán huyết và bệnh tự miễn là những bệnh mãn tính có yếu tố di truyền. Nghĩa là nếu mẹ mắc bệnh thì con cũng có nguy cơ cao mắc bệnh. Các bệnh mãn tính này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của mẹ mà còn gây biến chứng thai kỳ nguy hiểm cho cả mẹ và con nếu không được điều trị kịp thời.
Xét nghiệm tầm soát các bệnh mãn tính có yếu tố di truyền giúp phát hiện bệnh sớm. Đây là những xét nghiệm quan trọng nhằm hỗ trợ lên kế hoạch điều trị và chăm sóc thai kỳ đặc biệt, từ đó đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Lưu ý: Thời điểm xét nghiệm đề xuất chỉ mang tính tham khảo. Các xét nghiệm sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định thực hiện tùy theo thể trạng sức khỏe và tình trạng thai kỳ.
Thời điểm xét nghiệm: Từ tuần thứ 24 – 28.
Đây là xét nghiệm rất quan trọng để phát hiện sớm tiểu đường thai kỳ, bao gồm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống (OGTT) và các chỉ số phân tích máu, nước tiểu. Tiểu đường thai kỳ là một dạng tiểu đường xảy ra trong giai đoạn mang thai, có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi, cũng như làm tăng nguy cơ tiểu đường tuýp 2 sau sinh ở cả hai mẹ con. Do đó cần làm xét nghiệm để theo dõi và điều trị ngay nếu cần thiết.
Thời điểm xét nghiệm: Lần khám thai đầu tiên.
Đây là xét nghiệm rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Bởi trong quá trình mang thai, tim và hệ tuần hoàn của mẹ phải hoạt động với cường độ cao hơn bình thường để cung cấp đủ máu và dưỡng chất cho thai nhi. Điều này khiến mẹ dễ gặp phải các vấn đề tim mạch, đặc biệt là những người có tiền sử bệnh tim, cao huyết áp, hoặc các yếu tố nguy cơ khác như béo phì, tiểu đường, tuổi cao.
Các xét nghiệm tim mạch, bao gồm chỉ số bộ mỡ và những chỉ số như hs-Troponin, Homocysteine, nhằm mục đích giúp theo dõi sức khỏe tim mạch và nguy cơ tiền sản giật ở mẹ, đồng thời ngăn ngừa hiệu quả những biến chứng mãn tính ở trẻ sau sinh như bệnh tim bẩm sinh.
Thời điểm xét nghiệm: Lần khám thai đầu tiên.
Đây là xét nghiệm tìm kiếm các kháng thể kháng nhân (antinuclear antibodies) tấn công nhân tế bào của chính cơ thể, từ đó hỗ trợ chẩn đoán bệnh tự miễn như lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, hội chứng kháng phospholipid.
Tuy các kháng thể ANA có thể không ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thai kỳ, nhưng sự hiện diện của các tình trạng tự miễn dịch tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển ổn định của thai kỳ.
Xét nghiệm thuận tiện cùng Diag
Tại sao chọn chúng tôi?
1.000.000+
Lượt xét nghiệm mỗi năm
5.000+
Bác sĩ đối tác
35+
Điểm lấy mẫu
25+
Năm kinh nghiệm
Xét nghiệm thuận tiện
Đặt lịch xét nghiệm ngay để chăm sóc sức khỏe của bạn và đứa con tương lai!