Các vấn đề sức khỏe cần chú ý ở người cao tuổi
Bệnh lý tim mạch (như cao huyết áp, bệnh mạch vành), đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, hay suy thận, viêm gan, xơ gan là những bệnh mãn tính có ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe người cao tuổi.
Tùy từng bệnh mãn tính mà có dấu hiệu nhận biết khác nhau, nhưng các biểu hiện chung thường là mệt mỏi kéo dài không rõ nguyên nhân, đau đầu, đau khớp, khó thở, ho kéo dài, rối loạn giấc ngủ, đổ mồ hôi đêm, thay đổi cân nặng bất thường, vàng da, sạm da, hoặc thường xuyên bị nhiễm trùng do suy giảm sức đề kháng.
Việc nhận biết dấu hiệu bệnh kết hợp đồng thời với các chỉ số xét nghiệm chuyên sâu giúp bác sĩ đánh giá đúng về tình trạng sức khỏe trước các bệnh mãn tính ở người lớn tuổi. Đây là giải pháp tối ưu nhằm đưa ra hướng theo dõi, chăm sóc và điều trị phù hợp, tránh những biến chứng nguy hiểm trong tương lai.
Đối với người lớn tuổi, khả năng chuyển hóa các chất, kháng insulin cùng với sự suy giảm trong chức năng tuyến tụy và nhiều yếu tố nguy cơ khác (như thừa cân, ít vận động) có thể ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát đường huyết của cơ thể, từ đó gây nên bệnh tiểu đường.
Xét nghiệm đái tháo đường rất cần thiết vì nguy cơ mắc bệnh tăng cao theo tuổi tác, đồng thời các triệu chứng bệnh cũng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan mà không điều trị sớm. Việc đo lường các chỉ số như đường huyết đói, HbA1c, insulin, HOMA-IR giúp tầm soát cũng như hỗ trợ bác sĩ xác định chính xác mức độ rối loạn đường huyết (tiền đái tháo đường hoặc đái tháo đường), từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Đây là nhóm xét nghiệm quan trọng trong tầm soát, theo dõi và điều trị các bệnh lý liên quan đến rối loạn mỡ máu ở người lớn tuổi. Sự rối loạn trong các chỉ số mỡ máu có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ và suy tim nếu không được phát hiện kịp thời.
Thông qua các chỉ số như cholesterol và triglycerides có thể phát hiện sớm các bất thường trong sức khỏe tim mạch, từ đó có hướng điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống hoặc dùng thuốc phù hợp.
Người lớn tuổi cần được xét nghiệm gan định kỳ để phát hiện sớm, theo dõi và điều trị bệnh gan mãn tính như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, ung thư gan. Các bệnh lý này xảy ra do sự suy giảm chức năng gan theo thời gian cũng như do thói quen ăn uống, rượu bia, sử dụng thuốc hoặc bệnh lý nền.
Những chỉ số phổ biến gồm men gan, bilirubin, albumin hoặc chỉ số số viêm gan B, C phản ánh rõ tình trạng gan đang hoạt động bình thường hay có dấu hiệu tổn thương.
Chức năng thận thường suy giảm theo tuổi tác, dẫn đến những bệnh lý mãn tính liên quan đến đường tiết niệu như viêm cầu thận, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc bệnh thận do đái tháo đường. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng nặng như thiếu máu hoặc suy thận, phải điều trị thay thế thận bằng lọc máu, lọc màng bụng hoặc ghép thận.
Bệnh thận mãn tính thường ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, do đó cần được phát hiện sớm thông qua các xét nghiệm cần thiết như creatinine máu, ure máu, độ lọc cầu thận và tổng phân tích nước tiểu.
Đây là nhóm xét nghiệm đo lường nồng độ hormone tuyến giáp (TSH, FT3, FT4) và các chỉ số kháng thể (Anti-TPO, Anti-TG) để tầm soát, theo dõi và chẩn đoán điều trị viêm tuyến giáp mãn tính (viêm tuyến giáp Hashimoto).
Viêm giáp Hashimoto có thể dẫn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được kiểm soát tốt, chẳng hạn như rối loạn nhịp tim, suy tim hoặc các vấn đề chuyển hóa khác.
Người cao tuổi có nguy cơ cao mắc các loại ung thư phổ biến như ung thư phổi, ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư tiền liệt tuyến và ung thư dạ dày. Nguyên nhân do sự lão hóa và tổn thương tế bào tích lũy có thể dẫn đến các khối u ác tính.
Triệu chứng ung thư ở người lớn tuổi thường không rõ ràng. Do đó việc xét nghiệm tầm soát là rất cần thiết để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh khi khối u còn nhỏ. Điều này nhằm tăng cường hiệu quả điều trị, giảm thiểu nguy cơ tử vong cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống lâu dài.
Đây là nhóm xét nghiệm giúp tầm soát toàn diện các nguy cơ mắc bệnh ung thư ở người lớn tuổi, bao gồm ung thư phổi, gan, đại trực tràng, dạ dày, thực quản, tuyến tụy, buồng trứng, vú, đầu cổ và cổ tử cung.
Tầm soát ớm giúp phát hiện các dấu hiệu tiền ung thư nhằm có giải pháp can thiệp y tế kịp thời, không chỉ giảm thiểu rủi ro nguy cơ bệnh tiến triển nặng mà còn cung cấp thông tin quan trọng giúp bác sĩ điều chỉnh phác đồ điều trị thích hợp.
Người lớn tuổi (đặc biệt là nam giới) có nguy cơ cao mắc ung thư phổi do thói quen hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với các yếu tố có thể gây ung thư như khói thuốc, môi trường sống ô nhiễm.
Xét nghiệm đo lường nồng độ Cyfra 21-1 - là một dấu ấn ung thư giúp phát hiện sự hiện diện của ung thư phổi, đặc biệt là ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC). Chỉ số này giúp bác sĩ xác định chính xác liệu có sự xuất hiện của tế bào ung thư trong phổi, từ đó đưa ra kế hoạch điều trị sớm và hiệu quả.
Đây là xét nghiệm quan trọng nhằm phát hiện sớm ung thư cổ tử cung ở người lớn tuổi. Xét nghiệm giúp phát hiện 40 chủng virus HPV (bao gồm các chủng có khả năng gây ung thư), từ đó phát hiện sớm những thay đổi bất thường ở cổ tử cung do virus HPV gây ra trước khi bệnh tiến triển thành ung thư.
Khó thở, đau ngực, mệt mỏi bất thường, chóng mặt, phù chân là những dấu hiệu bệnh tim mạch thường gặp ở người lớn tuổi. Nguyên nhân có thể do một số bệnh lý như xơ vữa động mạch, cao huyết áp, bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim và suy tim. Đây là các bệnh nguy hiểm chỉ có thể được chẩn đoán chính xác thông qua các xét nghiệm tim mạch chuyên sâu.
Mặc dù triệu chứng có thể được nhận biết nhưng chúng dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe do tuổi già. Do đó người lớn tuổi cần thực hiện những xét nghiệm tim mạch định kỳ để phát hiện và đánh giá đúng tình trạng sức khỏe của hệ tim mạch.
Đây là nhóm xét nghiệm quan trọng giúp đánh giá chính xác các bệnh vấn đề tim mạch hiện hữu và tiềm ẩn, đặc biệt cần thiết ở những người cao tuổi có thói quen sống không lành mạnh, ít vận động, hút thuốc lá và uống rượu bia. Xét nghiệm được thiết kế tối ưu giúp tầm soát, hỗ trợ theo dõi và chẩn đoán điều trị nhiều bệnh lý tim mạch.
Xét nghiệm giúp phát hiện sớm những người cao tuổi có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch trong tương lai. Chỉ số này còn hữu ích giúp bác sĩ theo dõi mức độ nguy cơ tim mạch của người bệnh, đặc biệt là đối với người lớn tuổi có bệnh lý nền như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh mạch vành.
Homocysteine là axit amin có trong máu. Khi nồng độ homocysteine tăng cao có thể gây tổn thương lớp lót mạch máu, dẫn đến hình thành các mảng bám và làm tắc nghẽn động mạch. Do đó cần xét nghiệm chỉ số này để đánh giá toàn diện sức khỏe tim mạch.
Troponin I là một protein có trong cơ tim, và khi cơ tim bị tổn thương thì mức độ troponin trong máu sẽ tăng cao. Xét nghiệm Troponin rất hữu ích giúp hiện tổn thương cơ tim, từ đó xác định sớm nguy cơ nhồi máu cơ tim ở người lớn tuổi, đặc biệt là các cơn nhồi máu không biểu hiện triệu chứng rõ ràng.
Xét nghiệm đo lường nồng độ protein phản ứng C (CRP) nhằm đánh giá mức độ viêm trong cơ thể. Ở người lớn tuổi, viêm mạn tính có thể là một yếu tố nguy cơ gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng như bệnh tim mạch, đột quỵ, đặc biệt là ở những người có bệnh lý nền như huyết áp cao, tiểu đường hoặc cholesterol cao.
Việc xét nghiệm hs-CRP giúp đánh giá tình trạng viêm toàn thân, từ đó phát hiện sớm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Các bệnh lý về gan thường tiến triển âm thầm và dấu hiệu nhận biết trong giai đoạn đầu không quá rõ ràng. Chỉ khi bệnh tiến triển nặng thì mới bắt đầu xuất hiện những triệu chứng như vàng da, vàng mắt, đau tức hạ sườn phải, chướng bụng, chán ăn, mệt mỏi kéo dài.
Xét nghiệm gan định kỳ là rất cần thiết để kiểm tra sức khỏe của gan cũng như phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn, chẳng hạn như viêm gan, gan nhiễm mỡ hoặc bệnh gan mạn tính. Kết quả xét nghiệm rất hữu ích trong việc hỗ trợ đưa ra giải pháp chăm sóc và điều trị thích hợp, giúp người lớn tuổi tránh được những biến chứng nguy hiểm như xơ gan và ung thư gan.
Đây là nhóm xét nghiệm cơ bản để kiểm tra sức khỏe gan, đặc biệt là đối với những người có các bệnh lý nền như tiểu đường, mỡ máu cao hoặc cao huyết áp. Thực hiện các xét nghiệm như men gan (AST, ALT, GGT), bilirubin, albumin và phosphatase kiềm giúp phát hiện sớm các dấu hiệu tổn thương gan, như viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan.
Xét nghiệm giúp phát hiện các tình trạng viêm gan do virus ở người lớn tuổi, đặc biệt là viêm gan B và C. Những chỉ số xét nghiệm như HBsAg, HBsAb, HBcAb, HCV Ab giúp đánh giá toàn diện tình trạng nhiễm viêm gan siêu vi ngay cả khi không biểu hiện triệu chứng.
Xét nghiệm còn hữu ích giúp đánh giá mức độ hoạt động của virus, mức độ tổn thương gan và hỗ trợ theo dõi hiệu quả điều trị.
Người lớn tuổi có nguy cơ cao mắc các bệnh thận gồm suy thận, viêm cầu thận hoặc bệnh thận mạn tính. Nguyên nhân thường do chức năng thận suy giảm theo thời gian cùng với sự tác động của các yếu tố như đái tháo đường, cao huyết áp hoặc sử dụng thuốc kéo dài.
Khi có những dấu hiệu nhận biết bệnh thận như tiểu đêm nhiều, sưng phù ở chân tay, khó thở, mệt mỏi kéo dài thì cần xét nghiệm thận để kiểm tra và đánh giá tình trạng sức khỏe của thận.
Đây là nhóm xét nghiệm đánh giá mức độ lọc và khả năng đào thải của thận thông qua các chỉ số quan trọng như creatinine máu, ure máu và độ lọc cầu thận (eGFR). Đặc biệt, tổng phân tích nước tiểu có thể phát hiện sớm tổn thương thận do tiểu đường hoặc bệnh mạch máu.
Người lớn tuổi cần kiểm tra chức năng thận định kỳ. Việc này không chỉ hỗ trợ điều trị hiệu quả mà còn giúp điều chỉnh chế độ ăn uống, thuốc men và lối sống phù hợp để bảo vệ sức khỏe thận.
Thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, loãng xương và gãy xương là những bệnh lý xương khớp thường gặp ở người lớn tuổi. Khi về già, sức khỏe xương khớp suy giảm do quá trình lão hóa dẫn đến các vấn đề đau lưng, khom lưng, dễ gãy xương hoặc mất dần chiều cao.
Cả nam giới và nữ giới cao tuổi cần xét nghiệm để đánh giá tình trạng xương khớp. Các chỉ số xét nghiệm giúp ích trong việc cải thiện sức khỏe xương khớp cũng như hỗ trợ đưa ra các phương án điều trị kịp thời nhằm giảm đau và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người lớn tuổi.
Các sụn khớp dễ bị thoái hóa và viêm nhiễm, gây đau nhức, cứng khớp và giảm khả năng vận động nếu không được chăm sóc đúng cách. Xét nghiệm viêm khớp như yếu tố thấp khớp RF, CCP Ab, ESR hoặc Acid Uric thường được thực hiện để đánh giá tình trạng sụn, xương và dịch khớp.
Đối với người lớn tuổi, xét nghiệm viêm khớp còn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định chính xác nguyên nhân gây đau khớp, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp, kiểm soát viêm hiệu quả cũng như duy trì khả năng vận động linh hoạt.
Đây là xét nghiệm cần thiết để đánh giá toàn diện tình trạng loãng xương, đồng thời cung cấp cái nhìn tổng quát hơn về các vấn đề sức khỏe liên quan đến xương.
Mặc dù phụ nữ có nguy cơ loãng xương cao hơn nhưng nam giới vẫn cần được xét nghiệm loãng xương. Không chỉ vấn đề tuổi tác mà lối sống ít vận động, chế độ ăn uống thiếu canxi và vitamin D cũng dẫn đến loãng xương ở nam giới.
Tuổi càng cao thì các cơ quan trong cơ thể (như tim, gan, thận, tuyến giáp, phổi) dần mất đi khả năng hoạt động tối ưu. Sự suy giảm này kết hợp với các yếu tố nguy cơ khác như di truyền, chế độ ăn uống không khoa học, hút thuốc lá, uống rượu bia sẽ dẫn đến các bệnh lý như cao huyết áp, gan nhiễm mỡ, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, viêm khớp hoặc bệnh thận mãn tính.
Dấu hiệu nhận biết thường là mệt mỏi kéo dài, suy nhược, khó thở, tiểu đêm nhiều, sưng phù chân tay, giảm trí nhớ, chán ăn hoặc đau nhức xương khớp. Tuy nhiên, nhiều người lớn tuổi có thể không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho đến khi bệnh trở nặng. Vậy nên cần xét nghiệm để đánh giá sự suy giảm chức năng các cơ quan, từ đó có hướng điều chỉnh lối sống, thay đổi phương pháp điều trị và theo dõi lâu dài để đảm bảo chất lượng cuộc sống.
Tim là cơ quan cung cấp máu và oxy nuôi toàn bộ cơ thể. Khi chức năng tim suy yếu, điều này kéo theo sự suy giảm toàn diện trong mọi hoạt động sống của cơ thể, đặc biệt là ở các cơ quan quan trọng như não, gan, thận.
Đo lường các chỉ số như mỡ máu, men tim, Homocysteine giúp bác sĩ đánh giá tổng quan về tình trạng sức khỏe của tim và có hướng chăm sóc phù hợp, đồng thời hỗ trợ phát hiện sớm các biến cố tim mạch nguy hiểm như đột quỵ.
Gan là cơ quan giữ vai trò chuyển hóa, giải độc và tổng hợp các chất thiết yếu cho cơ thể. Người lớn tuổi cần thực hiện các xét nghiệm để đánh giá sức khỏe gan để có hướng theo dõi, chăm sóc phù hợp khi gan suy yếu.
Nguyên nhân suy giảm chức năng gan ở người cao tuổi thường do quá trình lão hóa, sử dụng thuốc men lâu dài, rối loạn chuyển hóa, các bệnh lý mạn tính cùng nhiều yếu tố nguy cơ khác. Do đó cần kiểm tra toàn diện các chỉ số quan trọng như men gan, bilirubin, albumin và các chỉ số đông máu.
Thận là cơ quan trung tâm duy trì sự cân bằng nội môi trong cơ thể. Chức năng thận thường suy giảm do lão hóa tự nhiên hoặc do ảnh hưởng từ các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch.
Việc xét nghiệm chức năng thận rất cần thiết ở người lớn tuổi. Các chỉ số như creatinine máu, urea máu, độ lọc cầu thận và tổng phân tích nước tiểu giúp phát hiện sớm tình trạng suy thận hoặc tổn thương thận tiềm ẩn.
Tuyến giáp là cơ quan điều hòa quá trình trao đổi chất, nhiệt độ cơ thể, nhịp tim và năng lượng. Khi chức năng tuyến giáp suy giảm, người lớn tuổi có thể gặp các vấn đề sức khỏe như suy giáp, cường giáp cùng nhiều bệnh lý liên quan đến rối loạn tuyến giáp.
Các xét nghiệm như TSH, FT3, FT4, TRAb và kháng thể tuyến giáp giúp xác định chính xác mức độ hoạt động của tuyến giáp, từ đó phát hiện sớm bất thường và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Xét nghiệm thuận tiện cùng DIAG


Tại sao chọn chúng tôi?
3.500.000+
Lượt xét nghiệm mỗi năm
6.500+
Bác sĩ đối tác
40+
Điểm lấy mẫu
25+
Năm kinh nghiệm
Xét nghiệm thuận tiện

Đặt lịch hẹn xét nghiệm ngay để bảo vệ sức khỏe gia đình!