Trở lại

Các Xét Nghiệm Ung Thư Xương Và Quy Trình Xét Nghiệm

Ung thư xương thường rất khó phát hiện ở những giai đoạn đầu. Chính vì thế xét nghiệm ung thư xương là vô cùng cần thiết giúp chẩn đoán ung thư xương sớm và có hướng điều trị phù hợp. Dưới đây là những thông tin chi tiết về xét nghiệm này.

Tổng Quan Về Bệnh Ung Thư Xương

Ung thư xương là một trong những căn bệnh ung thư hiếm gặp với tình trạng khối u ác tính xuất hiện ở trong xương. Những khối u này sẽ dần phát triển và cạnh tranh với những mô xương lành trong cơ thể và làm ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, không phải toàn bộ những khối u trong xương đều là ác tính, sẽ có những khối u lành tính. Khối u lành tính mặc dù không lan sang các bộ phận khác trong cơ thể nhưng lại khiến xương suy yếu và bị gãy.

Bệnh ung thư xương thường phát triển qua 4 giai đoạn, trong đó:

  • Ung thư xương giai đoạn 1: Những giai đoạn đầu của bệnh thường khó phát hiện, người bệnh cũng thường chủ quan. Ở giai đoạn này các tế bào ung thư còn ít và chưa phát triển nhiều nên chưa cạnh tranh với những tế bào bình thường, do đó ít gây hại hơn cho cơ thể.
  • Ung thư xương giai đoạn 2:  Lúc này, các tế bào ung thư bắt đầu phát triển mạnh mẽ hơn giai đoạn 1 nhưng vẫn giới hạn tại xương.
  • Ung thư xương giai đoạn 3: Đây là giai đoạn các tế bào ung thư xuất hiện ở 2 – 3 vị trí trên một mô xương, lúc này khối u có thể biệt hóa cao hoặc thấp.

Ung thư xương giai đoạn 4: Giai đoạn 4 cũng là giai đoạn cuối của ung thư xương, các tế bào ung thư di căn từ xương tới các bộ phận khác trong cơ thể với tốc độ tăng trưởng nhanh và làm ảnh hưởng tới các tế bào bình thường.

4TLjvmElrH09eZQnsBfAi6Ndt9x33fGSAD220PlRtqvBFNKRkEzYrNQjDMaOMntxrul1Xyl4Z3PZVS8v_1626713369.jpg
Ung thư xương phát triển qua 4 giai đoạn với những đặc điểm khác nhau

Những Cách Xét Nghiệm Ung Thư Xương Phổ Biến Hiện Nay

1. Xét Nghiệm Hình Ảnh

Thông qua các xét nghiệm hình ảnh, bác sĩ có thể phát hiện được những khối u bất thường ở trong xương. Có nhiều cách xét nghiệm hình ảnh khác nhau để phát hiện ung thư xương hiện nay.

9zO3uZqMZq8CiFjbn5r5sRoSoq96f1JZHkG4NskqpsHn7r7sRJMTlr0uGOy8GvIumv2STNoc2VamPmfJ_1626713444.jpg
Xét nghiệm hình ảnh là một trong những phương pháp chẩn đoán ung thư phổ biến

X – quang

Một trong những phương pháp phổ biến được áp dụng để chẩn đoán ung thư xương chính là chụp X-quang. Thông qua phim X-quang các bác sĩ sẽ phát hiện được vị trí xương bị ung thư, những vị trí này có thể bị xù xì thay vì rắn hoặc cũng có thể xuất hiện như một cái lỗ ở trong xương. Một số trường hợp bác sĩ có thể phát hiện khối u quanh xương bị tật và nó lan sang mô cơ hoặc mô mỡ gần đó.

tFrHzWNLjNwfn2Sx9iFOG7xOvErRucRBPo4JbyqR0r97HwXroY3s3wj8jSqeo6peRJaFPiUBlvElDaKk_1626713510.jpg
Thông qua phim X-quang xương các bác sĩ sẽ phát hiện được vị trí xương bị ung thư

Hình ảnh chụp X-quang cũng giúp bác sĩ chẩn đoán được đó là khối u lành tính hay ác tính, tuy nhiên không thể khẳng định chắc chắn. Để có kết quả chính xác người bệnh cần thực hiện sinh thiết.

Các bác sĩ cũng có thể chỉ định người bệnh chụp X-quang ngực nếu nghi ngờ ung thư bị lan sang phổi.

Chụp cắt lớp vi tính (CT)

Chụp cắt lớp vi tính giúp các bác sĩ có thể xác định ung thư nếu đã lan sang gan, phổi hoặc các cơ quan khác trong cơ thể. Thông qua hình ảnh chụp cắt lớp có thể biết được những cơ quan ở xa hơn đã bị ung thư di căn hay chưa.

Ngoài ra, chụp CT cũng được áp dụng để đưa kim sinh thiết vào bên trong khối u hay còn được gọi là sinh thiết kim hướng dẫn bằng CT.

0MTgCBZAEqBriMGdJdkCUhsjCmBZIhm6NlrIx4ZmxoepUO1NqId8DUgzHDsm6j9GCzaNs89Z3rXw92Bs_1626713589.jpg
Chụp cắt lớp vi tính giúp xác định ung thư nếu đã lan sang gan, phổi hoặc các cơ quan khác trong cơ thể

Chụp ảnh cộng hưởng (MRI)

MRI được đánh giá là một trong những xét nghiệm tốt nhất để phát hiện ung thư xương. Phương pháp này thực sự hiệu quả khi chụp tại tủy sống và não.

ir3kTeU9Js5vmwXU0YVfC90e9hRdMtYiub9hUII5dxJnqzh3XC9f0jGKEUrAOPU4tVWYqiDC0aAYtTVE_1626713616.jpg
Chụp cộng hưởng (MRI) có nhiều ưu điểm để phát hiện ung thư xương chính xác

Quét xương bằng hạt nhân phóng xạ

Quét xương bằng hạt nhân phóng xạ giúp phát hiện những vùng ung thư di căn nhỏ hơn so với việc sử dụng tia X. Phương pháp này cũng cho bác sĩ biết được có bao nhiêu tổn thương mà ung thư gây ra trong xương.

Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET)

Chụp cắt lớp phát xạ positron giúp phát hiện ung thư trong toàn bộ cơ thể. Đồng thời phương pháp này cũng giúp bác sĩ biết được khối ung là lành tính hay ác tính. Thông thường PET được sử dụng kết hợp cùng với chụp CT để xác định được một số loại ung thư hiệu quả hơn.

2. Sinh Thiết

Sinh thiết là phương pháp duy nhất để biết một khối u có phải là ung thư xương hay không. Với phương pháp này các bác sĩ sẽ tiến hành lấy một mảnh mô từ khối u và kiểm tra chúng dưới kính hiển vi trong phòng thí nghiệm. Sinh thiết giúp các bác sĩ có thể biết được ung thư xương nguyên phát hay ung thư di căn từ nơi khác và lan đến xương.

jiU00ZNpkNuStnJ6zXT5WVtCpGdFDP8sdpZPrDmFu8ZoAOTw3qJpkq8en0HitdGeb87SgG86ErIEci7o_1626713661.jpg
Thực hiện sinh thiết các bác sĩ sẽ tiến hành lấy một mảnh mô từ khối u và kiểm tra chúng dưới kính hiển vi trong phòng thí nghiệm

Sinh thiết bằng kim

Có 2 loại sinh thiết bằng kim là sinh thiết bằng kim nhỏ và sinh thiết bằng kim lớn. Cả 2 loại sinh thiết bằng kim này đều sử dụng thuốc làm tê ở khu vực sinh thiết ngay từ đầu.

  • Sinh thiết bằng kim nhỏ (FNA): Bác sĩ sử dụng loại kim nhỏ và mỏng kết hợp với ống tiêm để lấy dịch và một số tế bào từ khối u. Nếu khối u nằm gần bề mặt cơ thể mà có thể cảm nhận được thì bác sĩ sẽ chọc thẳng kim vào khối u. Đối với những khối u nằm sâu, không thể cảm nhận được thì bác sĩ thường chọc kim theo định hướng chụp CT (thường được gọi là sinh thiết kim với định hướng CT).
  • Sinh thiết bằng kim to: Lúc này bác sĩ sử dụng một cây kim có kích thước lớn hơn để loại bỏ một phần nhỏ của mô với đường kính khoảng 1,6mm, dài 13mm. Phương pháp sinh thiết bằng kim to được nhiều chuyên gia đánh giá tốt hơn so với sinh thiết kim nhỏ trong việc chẩn đoán ung thư xương nguyên phát.

Sinh thiết xương với phẫu thuật

Ở phương pháp này bác sĩ phẫu thuật có thể lựa chọn sinh thiết rạch (tiếp cận khối u bằng cách cắt xuyên qua da để lấy một mảnh mô nhỏ) hoặc sinh thiết cắt bỏ (lấy toàn bộ khối u ra thay vì lấy một mảnh nhỏ). 

Sinh thiết xương với phẫu thuật khi thực hiện người bệnh cần được gây mê toàn thân hoặc gây tê khu vực rộng bằng việc chặn dây thần kinh.

3. Xét Nghiệm Máu

Không ít người bệnh thắc mắc việc xét nghiệm máu có phát hiện ung thư xương không? Thì câu trả lời là có. Thông thường, xét nghiệm máu sẽ được thực hiện đầu tiên khi xét nghiệm ung thư. Nếu kết quả xét nghiệm máu cho thấy nồng độ phosphatase kiềm (ALP) và nồng độ lactate dehydrogenase (LDH) cao hơn trong máu thì đó có thể là một dấu hiệu nghi ngờ ung thư. Tuy nhiên, không phải tất cả những trường hợp phosphatase kiềm (ALP) là ung thư, đó có thể là trường hợp xương ở trẻ đang phát triển, khớp xương bị gãy đang lành,…

B33EGxrQX8LXp7V1iKK0atI5f668KT91zmmTggY8LNaJF5ajkKB8vIRvgH8OATIG3cJLuqmO4kz3FRgI_1626713693.jpg
Xét nghiệm máu cũng được sử dụng để chẩn đoán ung thư xương

Quy Trình Xét Nghiệm Ung Thư Xương

1. Thăm Hỏi Và Khám Lâm Sàng

Trong bước này bác sĩ sẽ hỏi người bệnh chỗ đau, mức độ đau, đặc điểm đau,…hoặc các dấu hiệu bất thường trong cơ thể mà người bệnh thường gặp phải. Sau đó thu thập thêm thông tin về tiền sử bệnh lý gia đình để đưa ra chẩn đoán ban đầu.

2. Thực Hiện Xét Nghiệm Chuyên Sâu

Tùy thuộc vào từng tình trạng của người bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các loại xét nghiệm khác nhau. Thông thường các bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm máu và xét nghiệm hình ảnh trước sau đó nếu cần thiết thì sẽ thực hiện sinh thiết để có thể kết luận chính xác về khối u nếu có.

3. Đọc Kết Quả Và Đưa Ra Kết Luận

Sau khi đã có kết quả xét nghiệm ung thư xương, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về tình trạng của người bệnh như: có bị ung thư hay không, nếu có thì đang ở giai đoạn nào (các bác sĩ có thể dựa vào hệ thống TNM để mô tả giai đoạn của nhiều loại ung thư),…

VnieOeIjl3T4YmP4OvmIEbp3CZkegSVcBhQHRjgSO0wvTBfyzD1FRCGSPeV6Hm0VPGqmR8pBU6Q19rDb_1626713733.jpg
Tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ trước, trong và sau khi xét nghiệm

Cuối cùng là đưa ra hướng điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Sau tầm soát bác sĩ cũng có thể hẹ người bệnh tái khám để kiểm tra những vấn đề sức khỏe còn nghi ngờ trước đó.

Những Lưu Ý Cần Biết Khi Đi Xét Nghiệm Ung Thư Xương

Để có kết quả xét nghiệm xương chính xác thì người bệnh cần ghi nhớ một số lưu ý sau:

  • Nhịn ăn trước 4h nếu thực hiện xét nghiệm dùng thuốc cản quang.
  • Chụp X-quang, CT cần sử dụng tia X nên người bệnh không được mang trang sức, quần áo,…
  • Bệnh nhân bị bệnh lý tuyến giáp, suy giảm chức năng thận, dị ứng thuốc cần thông báo với bác sĩ trước khi thực hiện xét nghiệm hình ảnh.

Xét nghiệm ung thư xương cần được thực hiện tại khoa ung bướu của các bệnh viện hoặc trung tâm xét nghiệm lớn. Việc xét nghiệm ung thư xương ở đâu ảnh hưởng nhiều tới độ chính xác kết quả cũng như tư vấn hướng điều trị của bác sĩ. Những người có tiền sử gia đình mắc ung thư cần khám sàng lọc ung thư từ sớm để bảo vệ sức khỏe chính mình. Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về xét nghiệm xương nói riêng và xét nghiệm ung thư nói chung.

Để tìm hiểu thêm về các dịch vụ ưu đãi và tiện ích tại Diag, quý khách vui lòng truy cập Tại Đây.

Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền, không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui lòng gặp nhân viên y tế phù hợp để được tư vấn.