Trở lại

Xét Nghiệm Sinh Hóa Miễn Dịch Và Những Điều Cần Biết

Xét nghiệm sinh hóa miễn dịch bao gồm nhiều loại xét nghiệm khác nhau như xét nghiệm dị ứng, tầm soát ung thư, xét nghiệm nhóm máu, thử thai,…Ngoài ra, xét nghiệm miễn dịch kết hợp với một số xét nghiệm tầm soát khác còn giúp phát hiện dị tật bẩm sinh ở thai nhi, ví dụ như hội chứng Down.

Mỗi loại xét nghiệm khác nhau sẽ giúp người bệnh có thể phát hiện được những căn bệnh khác nhau. Dưới đây là những thông tin cần thiết để bạn có thể hiểu hơn về loại xét nghiệm này.

Xét Nghiệm Sinh Hóa Miễn Dịch Là Gì?

Xét nghiệm sinh hóa miễn dịch được thực hiện để giúp bệnh nhân sớm phát hiện một số bệnh lý nguy hiểm như viêm nhiễm, các bệnh về ung thư như: ung thư thực quản, ung thư buồng trứng, ung thư gan, ung thư đường tiêu hoá,…các bệnh dị ứng, kiểm tra nhóm máu,…Từ đó giúp các bác sĩ dễ dàng tiên lượng bệnh cũng như có phương pháp điều trị phù hợp.

n1B3jHhDYoOipd8wTk3z0Y4IjKWreAywU1MxSRaWZkV75TG9RzL8MftEawfu9SgQt2lXZi4gi1jvPCV7_1620268878.jpg
Xét nghiệm sinh hóa miễn dịch được thực hiện để giúp bệnh nhân sớm phát hiện một số bệnh lý
như ung thư, kiểm tra nhóm máu, bệnh dị ứng, kiểm tra thai,…

Xét nghiệm sinh hóa miễn dịch được sử dụng dựa trên hệ thống miễn dịch của cơ thể con người. Khi có vi trùng hay các chất lạ xâm nhập vào bên trong cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ sản sinh ra các kháng thể để chống lại.

Những kháng thể này chính là protein, chúng có thể liên kết với một loại vi trùng hoặc một chất cụ thể, chúng khiến vi trùng và các chất lạ phải trung hòa chúng, đồng thời thu hút các tế bào miễn dịch khác để tiêu diệt mầm bệnh.

Các xét nghiệm sinh hóa miễn dịch lúc này sẽ giúp phát hiện được vi trùng hay chất lạ trong cơ thể để dễ dàng hơn trong việc điều trị. Xét nghiệm sinh hóa miễn dịch được sử dụng bên trong các phòng xét nghiệm thông qua việc tạo ra những kháng thể nhân tạo chính xác và phù hợp với vi trùng hoặc các chất lạ gây bệnh.

Khi những kháng thể này tiếp xúc với máu, phân hay nước tiểu chúng sẽ liên kết với vi trùng hoặc chất lạ phù hợp nếu tìm thấy trong mẫu.

Các phương pháp miễn dịch bao gồm:

  • Miễn dịch đo độ đục
  • Miễn dịch điện hóa phát quang
  • Miễn dịch hóa phát quang
FJGdakX1k8tjVv0sEkb8pJqgXg8dOlN001KGoZBzJsn3UuEBflENW1udonsFiuBgjBzqHSC7sIGwsN16_1620269012.jpg
Sau khi tiến hành xét nghiệm các bác sĩ sẽ dựa vào các chỉ số xét nghiệm để chẩn đoán
và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân

Xét Nghiệm Miễn Dịch Gồm Những Gì?

Các xét nghiệm miễn dịch thường gặp hiện nay bao gồm:

1. Xét nghiệm dị ứng

Theo các chuyên gia cho biết, dị ứng là một trong số những phản ứng của hệ miễn dịch. Những biểu hiện bên ngoài của dị ứng có thể là nổi mẩn đỏ trên da, hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt,…Dị ứng có thể xuất hiện thông qua:

  • Đường tiêu hóa: khi người bệnh ăn những thực phẩm lạ gây ra những phản ứng trong cơ thể như ăn tôm, cua, một số loại rau hay các loại hạt,…
  • Đường hô hấp: người bệnh có thể ngửi phải một mùi gì đó gây hắt hơi,…hoặc bị phấn hoa hoặc vật lạ trong không khí tiếp xúc với mũi hoặc phổi gây nên dị ứng.
  • Đường tiếp xúc: bệnh dị ứng cũng có thể gặp phải do người bệnh tiếp xúc với các chất gây dị ứng khi bị tiếp xúc với da, chúng khiến cho da của bạn nổi ngứa, mẩn đỏ,….

Do đó việc thực hiện xét nghiệm dị ứng giúp các bác sĩ tìm thấy kháng thể của cơ thể chống lại các dị ứng nguyên như trên.

p8jVn1ALU9sJU4EoUPpQUtdNMH4jvOaJB2xbtCgXfIA2mlX3v3TQlsM6cnjOX8ZN9xa3f4SzZNcrBW5f_1620269125.jpg
 Xét nghiệm dị ứng giúp các bác sĩ tìm thấy kháng thể của cơ thể chống lại các dị ứng nguyên

2. Xét nghiệm nước tiểu

Để kiểm tra bệnh nhân có bị nhiễm trùng đường tiết niệu, đái tháo đường hay mắc bệnh suy thận hay không các bác sĩ chỉ định việc thực hiện xét nghiệm nước tiểu. Việc thực hiện xét nghiệm mày giúp các bác sẽ chẩn đoán và phát hiện nhanh các tế bào viêm, máu, đường, protein.

3. Xét nghiệm nhóm máu

Xét nghiệm sinh hóa miễn dịch cũng là một trong những phương pháp giúp các bác sĩ biết được chính xác nhóm máu của bệnh nhân. Điều đó giúp ích rất nhiều trong việc cho và nhận máu khi điều trị một số bệnh lý.

4. Tầm soát ung thư

Tầm soát ung thư cũng là một trong những dạng xét nghiệm miễn dịch thường gặp. Tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân mà các bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp tầm soát ung thư khác nhau như sinh thiết, xét nghiệm máu, dịch tủy, chụp X-quang, nội soi, siêu âm,…Các phương pháp xét nghiệm ung thư này giúp các bác sĩ có thể phát hiện sớm các tế bào ung thư ở nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể như: gan, phổi, đại trực tràng, vú, tiền liệt tuyến, dạ dày, tuyến giáp, hệ tiêu hóa,…

5. Thử thai

a2ATAUaTnphmuvxU57jenBSLc6H4k92qadbmpzoDtq4zuxZdPQ0IKFBJUOKzBME8YhPNAF6rXqTnvRE7_1620269273.jpg
Cơ chế xét nghiệm miễn dịch được áp dụng trong các mẫu que thử thai bán trên thị trường

Xét nghiệm miễn dịch cũng giúp bạn kiểm tra mình có mang thai hay không. Hiện nay, cơ chế xét nghiệm miễn dịch được áp dụng trong các mẫu que thử thai bán trên thị trường thông qua việc phát hiện hormone thai kỳ, phát hiện nhanh HCG – Beta có trong nước tiểu, định lượng Beta – HCG trong máu,…

Khi mang thai, lượng HCG ở người mẹ sẽ xuất hiện và tăng dần trong suốt thời kỳ mang thai. Nhờ vào khả năng phát hiện hormone thai kỳ HCG có bên trong nước tiểu nên khi sử dụng que thử thai bạn chỉ cần nhúng que thử thai vào trong nước tiểu thì gần như sẽ cho kết quả chính xác. Nếu kết quả que thử là 2 vạch thì chứng tỏ là bạn đã mang thai, nếu một vạch thì không mang thai.

Ngoài ra, xét nghiệm miễn dịch khi kết hợp với một số xét nghiệm tầm soát khác còn giúp phát hiện dị tật bẩm sinh ở thai nhi, chẳng hạn như hội chứng Down.

6. Phát hiện mầm bệnh

Để phát hiện được chính xác tên của các loại vi trùng gây bệnh thì xét nghiệm sinh hóa miễn dịch là việc làm cần thiết, đặc biệt với sự phát triển của xã hội hiện nay các vấn đề như ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí,…khiến con người dễ mắc bệnh.

Tuy nhiên, còn tùy vào từng đối tượng và trường hợp cụ thể các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân có thực hiện phương pháp xét nghiệm này hay không.

7. Thử nhanh các loại thuốc

Xét nghiệm miễn dịch cũng là một trong những cách được thực hiện để phát hiện nhanh các loại thuốc gây tác động đến hệ thần kinh như ma túy, morphine, cần sa, cocain, thuốc lắc, ma túy tổng hợp,..

Một Số Lưu Ý Trước Khi Thực Hiện Xét Nghiệm Miễn Dịch

h9c5Nx21KHNEnG3fGY1nHtcQtyDhs85ehbel72bCrBBm3AHkmzAadofJN06Vba2YZ7NqrnjmmRTtuzII_1620269378.jpg
Cung cấp thông tin đầy đủ, chi tiết và chính xác giúp các bác sĩ hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bạn
  • Khi thực hiện xét nghiệm miễn dịch bệnh nhân nên nhịn ăn từ 8-10 tiếng để có kết quả xét nghiệm chính xác nhất.
  • Nên đi xét nghiệm vào buổi sáng.
  • Trong quá trình xét nghiệm cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của nhân viên y tế và bác sĩ thực hiện.
  • Không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trước khi thực hiện xét nghiệm khoảng 24h dù đó là thuốc bổ, thuốc bổ sung vitamin, thuốc điều trị động kinh, thuốc chống đông máu,…Nếu sử dụng cần ghi nhớ chính xác thời gian sử dụng và liều lượng sử dụng để thông báo với bác sĩ.
  • Ăn quá nhiều, uống quá ít nước hay tập luyện thể dục thể thao quá sức, quan hệ tình dục đều có thể làm ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm.
  • Không sử dụng rượu, bia, các chất kích thích như thuốc lá, cafe,…vì chúng có thể làm ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm của bạn.
  • Khi thực hiện xét nghiệm miễn dịch, nếu được các bác sĩ đặt ra các câu hỏi về tình trạng sức khỏe, chế độ ăn uống, sinh hoạt,…bạn cần phải trả lời thành thật. Việc che dấu có thể gây trở ngại cho các bác sĩ trong việc thực hiện xét nghiệm. Cung cấp thông tin đầy đủ, chi tiết và chính xác giúp các bác sĩ hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bạn, từ đó có thể đưa ra những tư vấn phù hợp nhất.
  • Nhìn chung, trước khi đi xét nghiệm miễn dịch bạn không cần phải chuẩn bị quá nhiều, điều quan trọng nhất là tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ và y tá.

Khi thực hiện xét nghiệm, bác sĩ sẽ sử dụng các kỹ thuật xét nghiệm miễn dịch để thực hiện. Chỉ số xét nghiệm miễn dịch nói lên điều gì thì các bác sĩ sẽ dựa vào đó, kết hợp với thăm khám lâm sàng hoặc thực hiện thêm một số xét nghiệm khác (nếu cần thiết) để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

Với những thông tin về xét nghiệm sinh hóa miễn dịch trên đây. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại xét nghiệm này trước khi thực hiện. Khi lựa chọn xét nghiệm nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín có đội ngũ y bác sĩ tay nghề cao, thiết bị hiện đại để có kết quả xét nghiệm chính xác nhất.

Việc khám sức khỏe định kỳ là việc làm cần thiết mà các bác sĩ khuyên mọi người nên thực hiện 6 tháng/1 lần để bạn bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của chính mình. Ngoài ra, cần lắng nghe cơ thể để kịp thời xử lý khi có bất thường xảy ra.

Hãy chọn chi nhánh gần bạn để thăm khám và nhận kết quả trực tuyến nhanh chóng. Để tham khảo về các nhóm xét nghiệm và bảng giá, quý khách vui lòng truy cập Tại Đây.

Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền, không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui lòng gặp nhân viên y tế phù hợp để được tư vấn.