Trở lại

Xét Nghiệm Máu 32 Chỉ Số Và Cách Đọc Hiểu Kết Quả

Nếu xét nghiệm máu là cụm từ khá quen thuộc mà chúng ta ít nhiều đã từng nghe nhắc đến. Nhưng xét nghiệm máu 32 chỉ số có lẽ không phải ai cũng hiểu rõ đây là xét nghiệm gì? Có ý nghĩa như thế nào? Trên thực tế, thông qua kết quả xét nghiệm máu 32 chỉ số sẽ cung cấp những thông tin quan trọng, phản ánh những bất thường của cơ thể bệnh nhân, từ đó giúp bác sĩ kịp thời đưa ra hướng chẩn đoán và điều trị hiệu quả.

Xét Nghiệm Máu 32 Chỉ Số Là Gì?

Xét nghiệm máu 32 chỉ số còn có tên gọi khác là xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu sơ bộ.

Đây là xét nghiệm được thực hiện với mục đích giúp bác sĩ có thể đánh giá tình trạng sức khoẻ của người bệnh nhờ vào bước đầu phát hiện các rối loạn của cơ thể, có liên quan đến số lượng tế bào trong máu của tế bào hồng cầu, tiểu cầu hay các tế bào bạch cầu.

0w2BsyQstqpfj97HEj6C7OUX4RzymgF1sPK1HHiQ3eQ2FbidZd0mDWJr9R4Er54lofc7xuag7IiSJ9Yw_1620292729.jpg
Mục đích của xét nghiệm máu 32 chỉ số

Không những vậy, xét nghiệm này còn có khả năng đánh giá tình trạng liên quan đến các bệnh lý thường gặp như nhiễm trùng, thiếu máu và một số các rối loạn khác liên quan.

Vậy xét nghiệm máu 32 chỉ số gồm những gì? Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu sẽ bao gồm việc phân tích những chỉ số liên quan như sau:

  • Số lượng các tế bào máu là bạch cầu, tiểu cầu, hồng cầu tính trong mỗi ml máu.
  • Tính thể tích hồng cầu có trong 1 lít máu.
  • Đo kích thước tế bào hồng cầu và kích thước trung bình của tế bào hồng cầu là bao nhiêu.
  • Những chỉ số phụ thuộc là MCHC, MCV, MPV, MCH, PCT, RDW, PDW.
  • Xác định được tỷ lệ phần trăm cụ thể của từng loại bạch cầu tính trong mẫu máu ngoại vi.
  • Lượng hemoglobin hiện diện trong các tế bào hồng cầu.

Trường Hợp Cần Tiến Hành Xét Nghiệm Máu 32 Chỉ Số

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu 32 chỉ số là một trong những xét nghiệm cơ bản và phổ biến, vì thế bạn có thể thực hiện ở bất kỳ thời điểm nào nhằm mục đích kiểm tra sức khỏe tổng quát theo định kỳ hằng năm.

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân cần xét nghiệm máu 32 chỉ số để kiểm tra như sau:

qtfPQoDoYasJUBI22htDmKLibA4g07vPdpo4cbOEwcXy5BLL8Msp8tc2ThlAPPIDhbC62z9fXPprqlFE_1620292804.jpg
Những ai nên xét nghiệm máu 32 chỉ số?
  • Bệnh nhân bị thiếu máu.
  • Trường hợp bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị dị ứng hoặc có dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng.
  • Người bệnh nghi ngờ mắc những chứng bệnh có liên quan đến tế bào máu.
  • Bệnh nhân đang trong giai đoạn điều trị và cần theo dõi tiến triển bệnh liên quan đến tế bào máu.

Ý Nghĩa Xét Nghiệm Máu 32 Chỉ Số

1. Dòng hồng cầu

Thông qua xét nghiệm máu 32 chỉ số, dựa vào kết quả lượng huyết sắc tố hemoglobin, bác sĩ có thể xác định được liệu rằng bệnh nhân có đang bị thiếu máu hay không. Nếu bị thiếu máu thì mức độ thiếu máu hiện tại là bao nhiêu.

HnQcVV8Qm1WUVHeMpb2QzBs7yWYL8xobgtHvHr6qNuS1n8lvEzdMVLKAJ99EnLTg3jIxtZEuuZWjFtoA_1620292899.jpg
Phân tích dòng hồng cầu để phát hiện tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân

Dựa vào thể tích trung bình của hồng cầu MCV có kích thước to hay nhỏ, bác sĩ có thể phân loại thiếu máu như sau:

MCV có thể tăng khi bệnh nhân rơi vào một trong những trường hợp như thiếu vitamin B12, thiếu acid folic, người nghiện rượu nặng, mắc bệnh lý về gan, xơ hoá tuỷ xương.

Ngược lại, nếu như MCV giảm thì bệnh nhân có thể bị thiếu máu mãn tính, thiếu sắt, mắc hội chứng thalassemia, nhiễm độc chì…

Để có thể phân loại được bệnh nhân đang bị thiếu máu bình sắc hay nhược sắc, bác sĩ sẽ dựa vào lượng huyết sắc tố trung bình của hồng hồng cầu MCH và kết hợp với kết quả nồng độ huyết sắc tố trung bình của hồng cầu MCHC để làm cơ sở chẩn đoán.

MCHC và MCH sẽ giảm trong trường hợp bệnh nhân bị thiếu máu do thalassemia, thiếu sắt…

Ngoài ra, khi dựa vào kết quả xét nghiệm máu, cụ thể hơn là dựa vào số lượng huyết sắc tố, hồng cầu, thể tích hồng cầu sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh đa hồng cầu.

Đặc biệt, trong trường hợp bệnh nhân mắc bệnh tim, phổi, mất nước, lên cơn sốt cao bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu 32 chỉ số nhằm mục đích kiểm tra số lượng hồng cầu đang ở trạng thái bình thường hay tăng cao.

2. Dòng bạch cầu

Thông qua xét nghiệm công thức 32 chỉ số sẽ có thể định lượng được số lượng bạch cầu trong máu của bệnh nhân. Nếu như số lượng bạch cầu có vấn đề, dựa vào kết quả này sẽ phản ánh 1 trong 2 tình trạng như sau:

Số lượng bạch cầu giảm: Phụ thuộc vào loại bạch cầu giảm mà có tên gọi phù hợp khác nhau như giảm bạch cầu ưa acid, giảm bạch cầu lympho, giảm bạch cầu đoạn trung tính…

Số lượng bạch cầu tăng: Tương tự như bạch cầu giảm, khi số lượng bạch cầu tăng cũng được chia thành nhiều loại khác nhau như tăng bạch cầu ưa acid, tăng bạch cầu lympho, tăng bạch cầu đoạn trung tính, bạch cầu ưa kiềm…

Khi số lượng bạch cầu bị đột biến, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, điển hình khi bệnh nhân bị nhiễm độc kim loại nặng (có nguyên nhân do sự tăng cao của bạch cầu đoạn trung tính), dị ứng hay nhiễm ký sinh trùng (có nguyên nhân nhân là do sự tăng cao của bạch cầu ưa acid), hay trường hợp mắc bệnh ung thư máu cũng khiến số lượng bạch cầu tăng một cách đột biến.

3. Dòng tiểu cầu

Nhờ vào xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu sẽ có thể xác định được lượng tiểu cầu trong máu của bệnh nhân. Dựa vào kết quả này, bác sĩ có thể tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh.

Số lượng tiểu cầu giảm

Trường hợp kết quả số lượng tiểu cầu giảm thì đây có thể là hậu quả của một số bệnh lý không được điều trị kịp thời, khiến cho khả năng sản xuất tiểu cầu gặp vấn đề hoặc tăng phá hủy tiểu cầu.

Bên cạnh đó, nếu cơ thể bệnh nhân tự sản sinh ra kháng thể nhằm mục đích chống lại tiểu cầu thì đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng giảm số lượng tiểu cầu xảy ra.

vmQlGzrd5913eyOGootOWAjWOjODHfEDQPpB6FpUjyV37DHJ4PgkfT8s9bg0QEMshORQ03OFd6ZR93hT_1620292968.jpg
Tiểu cầu giảm gây ra biểu hiện là những vết bầm tím trên cơ thể người bệnh

Nếu số lượng tiểu cầu trong máu thấp hơn mức bình thường thì người bệnh có thể gặp phải tình trạng xuất huyết, hậu quả là làm tăng nguy cơ xuất hiện những vết bầm tím trên cơ thể.

Số lượng tiểu cầu tăng

Khi tình trạng tăng tiểu cầu tự phát hay bệnh nhân mắc những bệnh lý về xương tuỷ, sau hậu phẫu cắt lá lách thì đây có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng số lượng tiểu cầu trong máu tăng một cách đột biến.

Nếu tình trạng này xảy ra có thể gây tắc nghẽn mạch máu ở một số trường hợp bệnh nhân và cần can thiệp điều trị sớm để tránh những hậu quả nghiêm trọng hơn xảy ra.

Cách Đọc Kết Quả Xét Nghiệm Tổng Phân Tích Máu

Các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu nên hiểu như thế nào? Để hiểu rõ hơn về kết quả, bạn cần nhờ bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể. Dưới đây là kết quả các chỉ số như sau:

Chỉ số RBC

Giá trị bình thường dao động trong khoảng: 3.8 – 5.0 T/L.

  • Đối với nam là: 4.2 – 6.0 T/L.
  • Đối với nữ: 3.8 – 5.0 T/L.

Nếu chỉ số RBC tăng cao hơn bình thường: Đây là dấu hiệu bệnh nhân mắc chứng tăng hồng cầu hoặc đang bị mất nước.

r69a7MKZ8dz4KA9VFlayE13c8nImmaQy0y5rspmteDgDvv7q45sMTdbcWU5ZkIDTg8Qm2i409rdgI30s_1620293080.jpg
Chỉ số RBC phản ánh điều gì?

Nếu chỉ số RBC giảm: Đây là dấu hiệu cho thấy bệnh nhân bị thiếu máu.

Chỉ số HBG

Huyết sắc tố được biết đến là loại phân tử protein thuộc hồng cầu, đảm nhiệm vai trò quan trọng là đưa oxy từ phổi đến cung cấp cho các cơ quan trao đổi, đồng thời sẽ tiếp nhận lượng CO2 từ các cơ quan vận chuyển quay ngược về phổi để trao đổi và thải lượng CO2 ra ngoài cơ thể, để tiếp tục nhận lượng oxy mới. Bên cạnh đó, huyết sắc tố chính là chất tạo nên màu đỏ của hồng cầu.

Về giá trị bình thường của huyết sắc tố được phân theo giới tính như sau:

  • Đối với nam giới: 130 -170 g/L.
  • Đối với nữ giới: 120 – 150 g/L.

Nếu như chỉ số huyết sắc tố tăng cao: Đây là dấu hiệu cho thấy bệnh nhân bị mất nước hoặc đang gặp vấn đề liên quan đến cơ quan là tim, phổi…

Nếu chỉ số huyết sắc tố giảm: Sẽ là dấu hiệu gợi ý tình trạng thiếu máu, chảy máu hay trường hợp có nguyên nhân xuất phát từ những phản ứng gây tan máu.

Chỉ số HCT

Giá trị bình thường của chỉ số HCT như sau:

  • Đối với nam giới: 0.335-0.450 L/L.
  • Đối với nữ giới: 0.336-0.450 L.

Chỉ số HCT tăng cao trong trường hợp: Người có thói quen hút thuốc lá, bị dị ứng, mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, chứng tăng hồng cầu, chứng giảm lưu lượng máu, bệnh mạch vành…

Chỉ số HCT giảm: Bệnh nhân bị thiếu máu, mất máu hoặc đang trong giai đoạn thai nghén.

Chỉ số MCV

Giá trị bình thường của MCV là: 75 – 96 fL.

Chỉ số MCV tăng trong trường hợp: Người bệnh bị thiếu hụt vitamin B12, thiếu acid folic, mắc chứng tăng hồng cầu, những bệnh lý về gan, suy tuyến giáp, xơ hoá tuỷ xương.

lDjXpZlJImcBojchUHRP2EYEEdMOodRDIZrMS6AQLeVKoOFeNXYWOuID3gdOCFi98FgeEqw26Yl1xoDu_1620293176.jpg
Bệnh nhân bị thiếu máu thường có kết quả chỉ số MCV giảm

Chỉ số MCV giảm trong trường hợp: Người bệnh bị thiếu máu gặp trong những bệnh lý mạn tính, bị thiếu hụt chất sắt trong máu, nhiễm độc chì, suy thận mạn tính…

Chỉ số MCH

Giá trị bình thường của MCH nằm trong khoảng từ 24 – 33pg.

Chỉ số MCH tăng lên trong trường hợp: Bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu đa sắc hồng cầu, sự xuất hiện của những yếu tố ngưng kết lạnh, mắc chứng hồng cầu hình tròn do bị di truyền nặng.

Chỉ số MCH giảm trong trường hợp: Bệnh nhân mắc bệnh thiếu sắt, thiếu máu, thiếu máu đang tái tạo hay tình trạng thiếu máu nói chung.

Chỉ số MCHC

Để có thể tính giá trị của chỉ số MCHC cần phải dựa vào việc đo giá trị chính xác của hematocrit và hemoglobin. Cụ thể, giá trị chỉ số MCHC bình thường khi nằm trong khoảng từ 316 – 372 g/L.

Khi chỉ số MCHC tăng cao sẽ là dấu hiệu liên quan đến chứng hồng cầu hình tròn do bị di truyền nặng, bệnh nhân đang bị thiếu máu đa sắc hồng cầu bình thường hay sự có mặt của những yếu tố ngưng kết lạnh.

Chỉ số RDW

Giá trị bình thường của RDW dao động trong mức từ 10 – 16,5%.

Trường hợp chỉ số RDW tăng cao cho thấy sự phân bố của hồng cầu đang ở trạng thái thay đổi ngày càng nhiều. Theo đó, kích thước hồng cầu chênh cũng nhiều theo, không đồng đều.

Bên cạnh đó, khi chỉ số RDW vượt mức cho phép, thường xảy ra trong trường hợp bệnh nhân bị thiếu máu.

Chỉ số NEUT

Giá trị bình thường của NEUT nằm trong mức từ 43 – 76%.

Nếu tỷ lệ bạch cầu trung tính tăng cao hơn so với mức bình thường sẽ là dấu hiệu gợi ý tình trạng bệnh nhân bị nhiễm trùng máu.