Trở lại

Xét Nghiệm Egfr Là Gì Và Những Thông Tin Cần Biết

Table of Contents


Xét Nghiệm Egfr Là Gì?

Độ Lọc Cầu Thận Ước Tính (Egfr) Là Gì?

eGFR có tên đầy đủ là estimated Glomerular Filtration Rate có nghĩa là ước tính mức lọc cầu thận (độ lọc cầu thận ước tính). EGFR cho biết mức độ lọc chất độc của thận ra khỏi máu cũng như xác định được những tổn thương có tại thận. eGFR cũng là thước đo chức năng của thận tốt nhất. Nếu độ lọc của thận càng cao thì chứng tỏ thận làm việc càng tốt. Mức độ lọc thông thường của thận là khoảng 90-100ml/phút.

Xét Nghiệm Egfr Là Gì?

Đây là một trong số các xét nghiệm thăm dò đánh giá chức năng thận. Xét nghiệm được thực hiện để chẩn đoán và đánh giá mức độ tổn thương của thận, xác định các giai đoạn của bệnh thận cũng như dùng để theo dõi tình trạng sức khỏe của những bệnh nhân được ghép thận.

Xét Nghiệm Egfr Được Thực Hiện Khi Nào?

Xét nghiệm eGFR có thể được chỉ định trong một số trường hợp dưới đây:

  • Trường hợp nghi ngờ bệnh nhân có dấu hiệu mắc các bệnh liên quan đến thận thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm eGFR để phát hiện các tổn thương thận sớm.
  • Dùng trong trường hợp chẩn đoán và theo dõi những bệnh nhân mắc bệnh mạn tính có nguy cơ gây nên tổn thương thận như bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, bệnh nhân cao huyết áp, những người có tiền sử gia đình bị bệnh thận,….
  • eGFR được chỉ định trong trường hợp theo dõi chức năng thận của những bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính, từ đó giúp các bác sĩ điều chỉnh phương pháp điều trị để bệnh có tiến triển tốt.
  • Những bệnh nhân thực hiện ghép thận cũng thường được chỉ định xét nghiệm eGFR để theo dõi.
HfL8noun7BK6yupcKI05HpRKj9sLqO1OkMUDCWFqemxJbEV3QX9ATb26OvFFn5GOng4iZos6BqF4txcL_1637667125.jpg
Xét nghiệm eGFR có thể được chỉ định trong một số trường hợp nghi ngờ bệnh nhân có dấu hiệu mắc các bệnh liên quan đến thận, theo dõi bệnh nhân ghép thận,…

Cách Tính Mức Lọc Cầu Thận Trên Lâm Sàng

Rất khó để có thể tính chính xác được mức độ lọc cầu thận, chính vì thế công thức ước tính mức lọc cầu thận được xây dựng.

Dựa vào độ tuổi, giới tính và mức chất thải Creatinin trong máu để ước tính mức lọc cầu thận.

eGFR (mL/phút/1,73m2) = 186.SCr-1,154.Tuổi-0,203.(0,742 nếu là nữ).(1,21 nếu là người Mỹ gốc phi).

Trong đó:

  • eGFR: tốc độ lọc cầu thận ước tính
  • SCr: nồng độ creatinin trong máu

Công thức 1: tính eGFR dựa theo chỉ số Creatinin trong máu và nước tiểu

CrCl (mL/phút) = (UCr.Vnước tiểu)/(SCr.T)

Trong đó:

  • CrCl: độ thanh thải creatinin
  • Ucr: nồng độ creatinin trong nước tiểu (mg/dL)
  • V nước tiểu: thể tích nước tiểu thu thập (mL)
  • SCr: nồng độ creatinin trong máu thu thập tại thời điểm chính giữa khoảng thời gian thu thập nước tiểu (mg/dL)
  • T: thời gian thu thập nước tiểu (phút)

Lưu ý: nước tiểu để thực hiện là nước tiểu 24h, đo thể tích nước tiểu đồng thời đo lượng creatinin bài tiết trong 24h. Ngoài ra, cần đo lượng creatinin trong máu.

HhbzMonzFmRQZzQmtRcr34JoPhZrbhGMzFuMMtidA4jVKlWnd9ZiyVqB1q4h1FiNuZ2lw7Kaw2qvtupp_1637667166.jpg
Khi áp dụng công thức này cần nước tiểu 24h, đo thể tích nước tiểu đồng thời đo lượng creatinin bài tiết trong 24h. Ngoài ra, cần đo lượng creatinin trong máu

Công thức 2: Corkroft-Gault cho người trưởng thành và không quá béo phì

Độ thanh thải creatinin khi đo lường thường quy thường gặp khó khăn. Vì khi lượng nước tiểu thu thập không đủ, nồng độ creatinin trong serum được thu thập không đúng thời điểm cũng có thể dẫn tới những tính toán sai lệch về độ thanh thải creatinin. Chính điều này đã khiến các nhà nghiên cứu xây dựng ra công thức tính toán 2 được đề xuất bởi Corkroft và Gault. Công thức này là công thức được áp dụng nhiều cho bệnh nhân ở độ tuổi trưởng thành từ 18 tuổi trở lên.

Nam: CrClước lượng = [(140 – tuổi).cân nặng]/(72.SCr)

     Nữ: CrClước lượng = [(140 – tuổi).cân nặng]/(72.SCr)

(Đối với nữ giới khi áp dụng công thức này cần nhân thêm với 0,85 vì lượng creatinin của nữ giới được sản xuất ít hơn so với nam giới do khối lượng cơ thể của nữ giới nhỏ hơn so với nam giới.)

Trong đó:

  • CrCl ước lượng: độ thanh thải creatinin ước lượng (mL/phút)
  • Tuổi: tính bằng năm
  • Cân nặng: tính bằng kg
  • SCr: nồng độ creatinin trong serum (mg/dL)

Công thức 3: Dựa theo công thức MDRD (Modification of Diet in Renal Disease)

    GFR (mL/min/1.73 m²) = 175 × (Scr)-1.154 × (Age)-0.203 × (0.742 nếu là nữ) × (1.212 người châu Phi)

Trong đó:

  • eGFR (Estimated Glomerular Filtration Rate): mức lọc cầu thận ước đoán
  • SCr: nồng độ creatinin trong máu (mg/dL)
  • Age: tuổi bệnh nhân

Với sự phát triển của công nghệ, hiện nay đã có những phần mềm tính mức lọc cầu thận online để người bệnh có thể tự theo dõi sức khỏe của mình. Một số phần mềm online giúp bạn tính độ lọc cầu thận hiện nay như: eGFR – Tính độ lọc cầu thận, GFR & BSA Calculator.

Cách Đọc Kết Quả Xét Nghiệm Egfr

Chỉ số eGFR bình thường

Chỉ số eGFR ở người trưởng thành bình thường là trên 90 mL/phút/1,73m2.

Tuổi càng cao thì chỉ số eGFR sẽ càng giảm kể cả đối với những người có sức khỏe bình thường.

  • Dựa vào từng độ tuổi, chỉ số eGFR bình thường như sau:
  • Chỉ số eGFR trung bình của người từ 20-19 tuổi là: 116mL/phút/1,73m2
  • Chỉ số eGFR trung bình của người từ 30-39 tuổi là: 107mL/phút/1,73m2
  • Chỉ số eGFR trung bình của người từ 40-49 tuổi là: 99mL/phút/1,73m2
  • Chỉ số eGFR trung bình của người từ 50-59 tuổi là: 93mL/phút/1,73m2
  • Chỉ số eGFR trung bình của người từ 60-69 tuổi là: 85mL/phút/1,73m2
  • Chỉ số eGFR trung bình của người trên 70 tuổi là: 75mL/phút/1,73m2
0KAAiqFwWcLFwqDau5lXA1RhKOE1O5I9EwWr2VXTMNrVMDxYCwkedBWqQunrJ8VjCEg1Cp7e0foJQChW_1637667236.jpg
Chỉ số eGFR có xu hướng tăng trong thời gian mang thai và có xu hướng giảm dần dựa vào tuổi tác

Chỉ số eGFR trên 60

Khi thực hiện xét nghiệm nếu có kết quả eGFR trên 60 mL/phút/1,73m2 thì chức năng thận có thể coi là ở mức ổn định ở mức bình thường hoặc gần mức bình thường. Tuy nhiên, bạn không nên vì thế mà chủ quan, hãy theo dõi thêm vì vẫn có thể có một số tổn thương thận hoặc có nhiều yếu tố nguy cơ cao.

Một số trường hợp bệnh nhân dù sau khi xét nghiệm eGFR có chỉ số trên 60 mL/1,73m2 kèm theo các dấu hiệu tổn thương thận kéo dài trên 3 tháng thì vẫn có thể được chẩn đoán mắc bệnh thận mãn tính. Nếu bệnh nhân không có các dấu hiệu tổn thương thận đi kèm thì cần theo dõi thêm và xây dựng lối sống  khoa học để bảo vệ thận.

Chỉ số eGFR dưới 60

Nếu chỉ số eGFR sau khi xét nghiệm ở mức dưới 60 mL/1,73m2 thì đây chính là một trong những dấu hiệu cảnh báo các vấn đề liên quan tới chức năng thận. Các bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn thực hiện lại xét nghiệm máu để xác định kết quả chính xác.

Nếu chỉ số eGFR ở dưới mức 60 mL/1,73m2 kéo dài khoảng trên 3 tháng kèm theo đó là một số dấu hiệu tổn thương thận thì có khả năng bệnh thận đã tiến triển đến giai đoạn mãn tính.

Các yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số eGFR

  • Chỉ số eGFR có xu hướng tăng trong thời gian mang thai và có xu hướng giảm dần dựa vào tuổi tác.
  • eGFR cũng có thể bị ảnh hưởng khi bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc kháng sinh như: Cefoxitin, Gentamicin hoặc thuốc điều trị ung thư Cisplatin cũng có thể khiến kết quả eGFR bị thay đổi.
YtjIonvxFE3STWzK6sugP5Eqoff0xY7Ui1xQqvEjrZAxS3QNV0OnkPTAWMOPc7hjM9kUAar7pNqdrLlF_1637667279.png
Khi thực hiện xét nghiệm eGFR cần tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo có kết quả chính xác

Để đánh giá độ lọc cầu thận thì không thể bỏ qua xét nghiệm eGFR. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân bị nghi ngờ mắc các bệnh liên quan đến thận, người đang điều trị bệnh thận, bệnh nhân ghép thận cần theo dõi, người mắc các bệnh có nguy cơ tổn thương thận như: bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, người tăng huyết áp, những người có tiền sử gia đình bị bệnh thận,….Tùy vào từng trường hợp, các bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm chức năng thận khác để có kết luận chính xác nhất.

Khi thực hiện xét nghiệm eGFR cần tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo có kết quả chính xác. Một số loại thuốc có thể làm ảnh hưởng tới chỉ số eGFR. Chính vì thế hãy thông báo cho bác sĩ về loại thuốc mà bạn sử dụng.

Trên đây là những thông tin liên quan tới xét nghiệm eGFR. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về xét nghiệm eGFR trong chẩn đoán và điều trị bệnh thận.

Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền, không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui lòng gặp nhân viên y tế phù hợp để được tư vấn.