Trở lại

Xét Nghiệm Đường Huyết Là Gì?

Để hỗ trợ quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh lý đái tháo đường (tiểu đường), bạn sẽ cần thực hiện xét nghiệm đường huyết để có thể tìm hiểu bệnh tường tận và theo dõi sát sao nhất. 

xet-nghiem-duong-huyet-diag.png

1. Xét Nghiệm Đường Huyết Là Gì?

Xét nghiệm đường huyết là phương pháp được sử dụng để đo lượng Glucose (đường) trong máu. Đây là cơ sở quan trọng giúp bác sĩ phát hiện và đánh giá tình trạng bệnh lý đái tháo đường (tiểu đường), bao gồm cả tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2 hoặc tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai.

Thông thường, chỉ số đường huyết được cho là an toàn khi:

– Đường huyết khi đói dưới 5,6 mmol/L hay 100 mg/dL. Nếu đường huyết khi đói trong khoảng 5,6 – 6,9 mmol/L hoặc 100-125mg/dL là tiền đái tháo đường.

– Đường huyết bất kì thấp hơn 200mg/dL. 

2. Có Mấy Cách Lấy Máu Để Xét Nghiệm Đường Huyết ?

Hiện nay, các loại xét nghiệm đường huyết đều sử dụng mẫu để phân tích là máu của người bệnh. Có 2 phương pháp lấy máu xét nghiệm gồm:

– Lấy máu đường mao mạch: Sử dụng máy đo đường huyết cá nhân, trích 1 phần máu nhỏ ở đầu ngón tay. Tuy nhiên, cách làm này không đảm bảo tính chính xác cao, chủ yếu phù hợp với đối tượng bị tiểu đường cần kiểm tra thường xuyên để điều chỉnh thuốc và chế độ ăn.

– Lấy máu đường tĩnh mạch: Đâm kim tiêm vào tĩnh mạch để rút máu, với lượng máu được lấy nhiều hơn so với qua đường mao mạch. Sau đó, mẫu máu được quay ly tâm và tách bỏ các tế bào để lấy huyết tương phân tích.

lay-mau-tinh-mach.png

Giữa 2 phương pháp, lấy máu đường tĩnh mạch được khuyến khích thực hiện vì đem lại kết quả chính xác hơn, đồng thời phù hợp chẩn đoán bệnh ban đầu. Hiện tại, nhờ vào kỹ thuật lấy máu chân không sẽ giúp giảm đau và đây cũng là phương pháp được thực hiện cho tất cả các trường hợp lấy máu tại Diag.  

>>> Có thể bạn sẽ cần: Gói Xét Nghiệm Đái Tháo Đường 

3. Có Mấy Loại Xét Nghiệm Đường Huyết?

Để chẩn đoán tình trạng tiểu đường của người bệnh, có các loại xét nghiệm như sau thường được áp dụng:

– Xét nghiệm đường huyết lúc đói: Cần nhịn đói và tránh uống nước có màu tối thiếu 08 tiếng trước khi xét nghiệm. 

– Xét nghiệm Hb1Ac (Hemoglobin A1c Test): Đây là một trong những loại xét nghiệm được xem là tiêu chuẩn “vàng”, có thể thực hiện bất cứ lúc nào, không cần nhịn đói trước khi làm xét nghiệm. *Xét nghiệm này chỉ dành riêng cho lấy máu tĩnh mạch. 

– Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên: Được thực hiện tại thời điểm bất kỳ .

–  Xét nghiệm dung nạp Glucose đường uống OGTT (Oral Glucose Tolerance Test): Đây là phương pháp thường được sử dụng trên phụ nữ có thai, cần nhịn đói tối thiểu 10 tiếng trước khi xét nghiệm.

Để đạt được kết quả chính xác nhất, người bệnh cũng có thể thực hiện cùng lúc 2 loại xét nghiệm chỉ với 1 lần lấy máu.

>>> Bạn có thể đọc thêm: Làm Sao Biết Bị Bệnh Đái Tháo Đường Type Nào Và Cách Chữa Trị?

Xét nghiệm đường huyết là hoạt động cần thiết nhằm chẩn đoán bệnh lý đái tháo đường hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn đừng quên kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học và siêng năng vận động, thực hiện các bài tập thể dục vừa sức theo sự chỉ định của chuyên gia y tế.

xet-nghiem-duong-huyet.png

Hiện tại, Diag triển khai 2 phiên bản gói xét nghiệm tiểu đường Cơ bản & Nâng cao, giúp tối ưu hóa độ chính xác, thời gian và chi phí thực hiện. Theo đó, các gói xét nghiệm đều sử dụng phương pháp lấy máu chân không, bao gồm các xét nghiệm đường huyết lúc đói, định lượng HbA1c để đảm bảo kết quả đáng tin cậy nhưng vẫn nhanh gọn khi trả mẫu chỉ sau 2 tiếng, tính từ thời điểm phòng xét nghiệm nhận mẫu.

Đừng ngần ngại gọi số hotline 1900 1717 để nhận tư vấn 24/7 bởi đội ngũ nhân viên Diag tận tâm và đặt lịch hẹn sớm nhất nhé. Bạn có thể lấy mẫu tại hơn 30+ chi nhánh lấy mẫu tại Diag, trải dài khắp các quận huyện thuộc khu vực TP.HCM và các tỉnh thành lân cận như Củ Chi, Hóc Môn và Cần Thơ. 

* Bài viết được tham vấn chuyên gia y tế thuộc Diag. Tuy nhiên, các thông tin trên chỉ mang tính tham khảo và không thay thế tư vấn y khoa. Trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin đã cung cấp, vui lòng nhận sự chỉ định từ chuyên gia y tế. 

Tìm hiểu thêm Thông tin Y tế tại đây