Trở lại

Xét Nghiệm Đờm AFB Là Gì? Quy Trình Và Ý Nghĩa

Xét nghiệm đờm AFB là một trong những xét nghiệm tìm vi khuẩn lao được sử dụng phổ biến bởi tính đơn giản, nhanh chóng, giá thành rẻ và dễ thực hiện. Lao phổibệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh, nếu không được phát hiện sớm và điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy xét nghiệm đờm AFB là phương pháp chẩn đoán bệnh lao là vô cùng cần thiết.

Xét Nghiệm Đờm AFB Là Xét Nghiệm Gì?

Xét nghiệm đờm AFB hay còn được gọi với tên gọi khác là xét nghiệm BK. Là xét nghiệm tìm vi khuẩn gây bệnh lao Mycobacterium tuberculosis có trong đờm của bệnh nhân khi soi trên kính hiển vi. Mycobacterium tuberculosis là vi khuẩn ưa khí, kháng acid và kháng cồn nên viết tắt là AFB (Acid Fast Bacillus). Nó có vỏ phospholipid dày, khó thấm thuốc và rất khó điều trị, đặc biệt là có thể tiến triển ở tất cả các bộ phận của cơ thể. Năm 1882, vi khuẩn này được Robert Koch phân lập và được gọi tắt là BK( Bacille de Koch). Và đó cũng chính là lý do mà xét nghiệm đờm AFB còn được gọi là xét nghiệm BK.

de3zn6mbrklvBLek13m7AcUsbF9kVc62cTrHIVIueHUy5C8ZjSmQZaxK2QwD8qi42XHeuvQs4qlaWLsx_1626759924.jpg
Xét nghiệm đờm AFB là xét nghiệm tìm vi khuẩn gây bệnh lao Mycobacterium tuberculosis có trong đờm của bệnh nhân khi soi trên kính hiển vi

Bệnh lao được phân loại thành 2 nhóm: lao phổi và lao ngoài phổi như lao hạch, lao màng bụng, lao màng não, màng tim, lao xương, lao khớp,…Trong số các bệnh nhân mắc lao thì lao phổi là loại thường gặp và chiếm tỷ lệ cao nhất. Người bệnh thường có dấu hiệu triệu chứng như ho khạc kéo dài trên 2 tuần, thường sốt nhẹ về chiều, người bệnh mệt mỏi, sụt cân, ra mồ hôi nhiều… Trong đó triệu chứng điển hình là ho. Ban đầu có thể ho khan, sau tiến triển nặng hơn gây ho ra đờm mủ hoặc đờm máu. Lao phổi rất dễ lây lan từ người bệnh sang người lành qua tiếp xúc thông thường như hắt hơi, nói chuyện hay ho hắng. Bởi vậy lao phổi là bệnh có nguy cơ gây nguy hiểm cao cho cộng đồng.

i085yKxzSefNm1SaCRGXbt7YM5t3Uh6uWMx9jM5XN7lJX3r7xoCGsVHTj2HVcKCOIISk5UQRtr1EKmGI_1626759966.jpg
Người bệnh lao thường có dấu hiệu như ho khạc kéo dài trên 2 tuần, thường sốt nhẹ về chiều, người bệnh mệt mỏi, sụt cân, ra mồ hôi nhiều…

Khi nghi ngờ bệnh nhân mắc lao phổi, để chẩn đoán xác định bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân thực hiện xét nghiệm đờm tìm AFB. Đây được coi là xét nghiệm tiêu chuẩn có thể gợi ý đến một số tình trạng bệnh lao. Có 2 loại lao phổi được xác định khi kết quả xét nghiệm đờm AFB dương tính hoặc xét nghiệm đờm AFB âm tính.

Lao phổi AFB dương tính: khi xét nghiệm đờm AFB cho kết quả dương tính. Lúc này vi khuẩn lao gây nhiễm trùng phế quản và làm tổn thương ở phổi. Xét nghiệm đờm sẽ tìm thấy vi khuẩn.

U38CLRE408SejOFqPchjlr4LcNu7Jar6HVdBbfxTYVEPfzL5n8BnjvUZSuCHlDV3xncpaWU6wqkFwM7j_1626760013.jpg
Mẫu xét nghiệm đờm
  • Lao phổi AFB âm tính. Người bệnh có kết quả xét nghiệm đờm AFB âm tính.

Xét Nghiệm Đờm AFB Được Thực Hiện Như Thế Nào?

Quy trình thực hiện xét nghiệm đờm AFB được thực hiện như sau:

Lấy đờm xét nghiệm

Lấy mẫu bệnh phẩm vào 3 thời điểm khác nhau: 1 mẫu lấy khi khám bệnh, 1 mẫu lấy khi ngủ dậy vào sáng sớm, còn 1 mẫu được lấy khi khám mẫu 2. Tuy nhiên để thuận tiện cho người bệnh được chẩn đoán ngay trong ngày thì hiện nay Bộ Y tế cho phép bệnh nhân có thể lấy 2 mẫu đờm tại nơi khám. Thời điểm lấy mẫu 1 và mẫu 2 thì phải đảm bảo cách nhau ít nhất là 2 tiếng. Với trẻ nhỏ chưa khạc được đờm thì có thể lấy dịch đờm hoặc chất hút từ dịch dạ dày của trẻ.

Y81aBKIgByNjxWlGkcsdMigYDlJFxFiQoI8v6OyKSUHFqrHx0BuWSFaVDzKBlOlQQX1ub7G7e8Shr1be_1626760051.jpg
Đờm cần được lấy trong phòng chuyên biệt và có các biện pháp an toàn để tránh lây nhiễm

Đờm lấy mẫu xét nghiệm được khạc ra từ sâu trong phổi, phải đặc sánh và dai. Khi lấy đờm cần được lấy trong phòng chuyên biệt và có các biện pháp an toàn phòng tránh lây nhiễm cho người xung quanh. Để đảm bảo kết quả xét nghiệm được chính xác thì người bệnh cần phải tuân thủ lấy mẫu xét nghiệm theo các bước sau:

  • Hít vào thật sâu và thở ra mạnh 3 lần để tạo cơn ho.
  • Lấy sức ho khạc thật sâu từ trong phổi.
  • Đưa cốc đựng đờm mở sẵn nắp đã chuẩn bị vào gần sát miệng. Đổ đờm vào đáy cốc sau đó vặn chặt lại.
  • Đưa cố đựng mẫu đờm xét nghiệm cho nhân viên y tế
  • Súc miệng sạch bằng nước trước khi lấy tiếp mẫu thứ 2
  • Tiếp tục hít vào thật sâu và thở ra thật mạnh 3 lần để ho khạc đờm từ sâu trong lồng ngực. Tiếp tục thực hiện tương tự như lần lấy mẫu thứ nhất.
  • Nếu trường hợp người bệnh khó khạc đờm có thể hỗ trợ bằng cách vỗ rung, cho người bệnh uống thuốc long đờm hay khí dung bằng nước muối ấm.

Khi lấy mẫu đờm xét nghiệm cần chú ý rằng nếu lượng đờm quá ít hay không có chất nhầy mủ thì cần phải thao tác lại để đảm bảo mẫu xét nghiệm đủ đạt tiêu chuẩn thực hiện.

Phương pháp tiến hành

Vi khuẩn lao có vách tế bào chứa acid mycolic nên khó bắt màu nếu xét chỉ xét nghiệm bằng phương pháp nhuộm Gram thông thường. Để xét nghiệm tìm vi khuẩn lao trong mẫu đờm người ta sẽ tiến hành nhuộm tiêu bản theo phương pháp Ziehl-Neelsen. Đây là phương pháp nhuộm soi trên kính hiển vi để phát hiện vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis.

RarCbM30zI2qHkzYLYldsjFxpIwsful0rgAUmgc7avQLisCFtcC1ok4L4hwOm08tVbSN9tprJzZKRg8r_1626760110.jpg
Để xét nghiệm tìm vi khuẩn lao trong mẫu đờm người ta sẽ tiến hành nhuộm tiêu bản theo phương pháp Ziehl-Neelsen

Đọc kết quả xét nghiệm

Sau khi quan sát trực tiếp trên kính hiển vi, bác sĩ sẽ ghi lại số lượng AFB để từ đó chẩn đoán kết quả là dương tính hay âm tính.

Xét nghiệm đờm AFB âm tính: khi số lượng AFB là 0 trên 100 vi trường

Xét nghiệm đờm AFB dương tính khi:

  • Số lượng AFB từ 1- 9 trên 100 vi trường
  • Số lượng AFB từ 10 – 99 trên 100 vi trường

Số lượng AFB từ 1-10 trên 1 vi trường, cần thực hiện soi ít nhất 50 vi trường. Nếu lớn hơn 10 AFB trên 1 vi trường thì soi ít nhất 20 vi trường.

7lN1tWGzCTkoKT0Z4BTMZMYVTlcMyxkqap95s1Od2a0WIhadBgZc6PqRlxnOFVuQyBENE0BIGIrE56uD_1626760590.jpg
Sau khi quan sát trực tiếp trên kính hiển vi, bác sĩ sẽ ghi lại số lượng AFB để từ đó chẩn đoán kết quả là dương tính hay âm tính

Chẩn Đoán Lao Phổi Thông Qua Kết Quả Xét Nghiệm Đờm AFB

Chẩn đoán lao phổi là việc làm cần thiết để phát hiện, phòng tránh và ngăn chặn bệnh lao phổi lây lan trong cộng đồng. Để chẩn đoán lao phổi cần dựa trên những yếu tố như:

  • Xác định được nguồn lây nhiễm bệnh
  • Nhận biết những triệu chứng lâm sàng bệnh nhân gặp phải.
MZjbaQWI7g8rbfuiyyGIYtSZIj0XPZfnsPh5HD5CbSuMb31R4Hls7jn3GSYdQj879NaUCBpmHqqI0aFr_1626760647.jpg
Chẩn đoán lao phổi là việc làm cần thiết để phát hiện, phòng tránh và ngăn ngừa lây lan của bệnh
  • ​​​​​​​Sử dụng phương pháp cận lâm sàng trong đó xét nghiệm đờm AFB là được xác định ban đầu. Tùy từng giai đoạn tiến triển của bệnh mà có thể lựa chọn kết hợp các phương pháp khác.

Chẩn đoán AFB dương tính

Khi người bệnh có 1 trong 2 tiêu chuẩn sau thì chẩn đoán AFB dương tính:

  • 1 mẫu tiêu bản AFB (+) và cấy trực khuẩn  lao (+)
  • 1 mẫu tiêu bản AFB (+) và thấy lao tiến triển khi chụp x-quang phổi
  • Khi lấy 2 mẫu đờm khác nhau cho kết quả: có nhiều hơn 2 mẫu tiêu bản AFB(+)
  • Ở bệnh nhân HIV, AFB dương tính khi có 1 mẫu tiêu bản xét nghiệm dương tính

Chẩn đoán AFB âm tính

Người bệnh có kết quả âm tính nếu

  • 2 lần xét nghiệm đờm AFB âm tính và trên x-quang phổi cho thấy hình ảnh tổn thương nghi lao tiến triển
  • Dùng phương pháp nuôi cấy BK(+) hoặc Xpert MTB/Rif (+) hoặc Haintest (+)

Lao phổi AFB âm tính là lao phổi thứ phát, cũng có dấu hiệu và triệu chứng tương tự gần giống với lao phổi AFB dương tính. Do đó người bệnh vẫn cần phải điều trị như bệnh nhân bị lao phổi AFB dương tính.

Lao phổi là bệnh lý nguy hiểm, có khả năng lây nhiễm cao trong cộng đồng, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Xét nghiệm đờm AFB là một trong những xét nghiệm giúp phát hiện kịp thời bệnh và xác định lao phổi AFB âm tính, dương tính. Nếu bạn cũng đang quan tâm tới xét nghiệm này thì hi vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin thật hữu ích.

Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền, không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui lòng gặp nhân viên y tế phù hợp để được tư vấn.