Trở lại

Xét Nghiệm Anti-TG Và Mối Quan Hệ Với Ung Thư Tuyến Giáp

Ung thư tuyến giáp là căn bệnh có tỷ lệ mắc cao và khá phổ biến trong các ung thư của hệ nội tiết. Bác sĩ thường chỉ định kết hợp Xét nghiệm Anti – TG xét nghiệm TG để theo dõi và điều trị ung thư tuyến giáp. Vậy xét nghiệm Anti TG là gì? Xét nghiệm có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng mình tìm hiểu ngay nhé.

Tìm Hiểu Mối Quan Hệ Giữa Ung Thư Tuyến Giáp Với Chỉ Số TG Và Anti TG

TG (Thyroglobulin) là một loại protein được sản xuất ra từ các tế bào nang tuyến giáp trong cơ thể. Thyroglobulin sẽ được giải phóng vào máu cùng với các hormon tuyến giáp. Lượng TG nhiều hay ít phụ thuộc vào hormon kích thích tuyến giáp TSH. Nếu TSH trong máu tăng cao sẽ kích thích sản xuất nhiều TG. Ngược lại nếu TSH trong máu giảm thấp sẽ ức chế sản xuất TG. Do đó sử dụng các thuốc hormone tuyến giáp có thể làm thay đổi lượng TG trong cơ thể.

JQYtyC2smEkYEQstAfoZRZTZ1D4eKUjb5c1q4JksZwPJfU8tLXFxvNseYV3wwjpQ7QJIC0jcn48SgAvM_1626450668.jpg
TG (Thyroglobulin) là một loại protein được sản xuất ra từ các tế bào nang tuyến giáp trong cơ thể

Ung thư tuyến giáp thể biệt hóa là loại ung thư tuyến giáp thường gặp nhất. Trong đó các tế bào ung thư vẫn có một số tính năng như các thế bào tuyến giáp bình thường như là khả năng sản xuất TG. Và đó là lý do mà TG được xem như một dấu ấn đặc hiệu để đánh giá hiệu quả điều trị và theo dõi sự tái phát của các ung thư tuyến giáp thể biệt hóa. Khi tuyến giáp đã được cắt bỏ, lượng TG sẽ giảm dần về mức không. Nếu nồng độ TG lại tăng lên thì đó có thể là dấu hiệu của ung thư tái phát hoặc di căn.

Ngoài ra trong một số bệnh lành tính như: basedow, suy giáp bẩm sinh, u hạch lành tính, bướu giáp đơn thuần,..chỉ số TG cũng có thể tăng lên.

V8sqocmW8CtxDC7Jr5A8hF764693OJJpaOKuz3a9SFMPm25l9C9eunrjbLXPewmCgVQ32dNqd3m7StKn_1626450704.jpg
Anti Thyroglobulin (Anti TG) là kháng thể của TG, xuất hiện khi có phản ứng tự miễn dịch

Anti Thyroglobulin (Anti TG) là kháng thể của TG, xuất hiện khi có phản ứng tự miễn dịch. Lúc này hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tạo ra những kháng thể tấn công chính các tế bào khỏe mạnh của tuyến giáp. Nếu mức độ kháng thể Anti TG trong máu tăng cao có thể chỉ ra được tình trạng tự miễn dịch đang xảy ra.

DMh6Q6rVGczM2VcdK6Vt43wMKImmbERGnkEezS1LZS9FbYID5sbfHSqXWDDFMbr0oYk9pjRCwmVLNB1w_1626450745.jpg
TG được xem như một dấu ấn đặc hiệu để đánh giá hiệu quả điều trị và theo dõi sự tái phát của các ung thư tuyến giáp thể biệt hóa

Tỷ lệ bệnh nhân có khả năng tự sản xuất tự kháng thể TG chiếm khoảng 15 – 20% trong tổng số những bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp. Tự kháng thể Anti TG trong máu sẽ kết hợp với một lượng tương ứng TG dẫn đến làm sai lệch giá trị thật của TG. Vì vậy bác sĩ thường chỉ định thực hiện xét nghiệm Anti TG kết hợp với xét nghiệm TG để đánh giá chính xác giá trị thật của TG.

Xét Nghiệm Anti TG Là Gì? Được Chỉ Định Khi Nào?

Xét nghiệm Anti TG là xét nghiệm được thực hiện để kiểm tra mức độ kháng thể Anti TG trong máu người bệnh. Mặc dù Anti TG không thể hiện giá trị trong chẩn đoán, đánh giá bệnh ung thư tuyến giáp nhưng nhờ có xét nghiệm này bác sĩ có thể loại bỏ những trường hợp TG âm tính giả. Từ đó giúp phát hiện ung thư tái phát hay di căn.

UeLgst7rSvj5x4PAnoYm9aoK84QBG6c31k6AX96XcFVT3ChJd3Yu5FDJ1hQL4qIscfsz2AMelKzIiTUo_1626450807.jpg
Xét nghiệm Anti TG là xét nghiệm được thực hiện để kiểm tra mức độ kháng thể Anti TG trong máu người bệnh

Xét nghiệm Anti TG được chỉ định cùng xét nghiệm TG trong những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân nghi ngờ rối loạn tuyến giáp. Bệnh nhân có những triệu chứng như: cơ thể mệt mỏi, tăng hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân, sưng to ở phần cổ, da khô, rụng tóc,.. Ở những bệnh nhân bị viêm tuyến giáp, basedow, cường giáp, phì đại tuyến giáp,.. cũng cần làm xét nghiệm này.
  • Theo dõi ung thư tái phát. Bệnh nhân sau khi cắt bỏ tuyến giáp mà nồng độ TG vẫn tăng lên thì cần làm thêm xét nghiệm Anti Tg để loại trừ những trường hợp TG âm tính giả
  • Bệnh nhân suy giáp: để tìm nguyên nhân bệnh suy giáp có phải do tự kháng thể hay không bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm TG kết hợp cùng xét nghiệm Anti TG và Anti TPO.
  • Xét nghiệm Anti TG được chỉ định trước và sau phẫu thuật hoặc sau khi điều trị ung thư tuyến giáp bằng I-131. Qua đó nhằm đánh giá hiệu quả điều trị, phát hiện khả năng tái phát hay di căn của ung thư tuyến giáp thể biệt hóa.

Ý Nghĩa Xét Nghiệm Anti TG

  • Ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hóa khi sau đã phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp hoặc điều trị bằng I-131 thì TG là dấu hiệu đánh giá hiệu quả điều trị bệnh cũng như giúp theo dõi, ngăn ngừa tái phát ung thư. Cụ thể, lượng TG sẽ giảm xuống gần bằng 0 khi tuyến giáp bị cắt bỏ hoàn toàn. Nhưng nếu trong các trường hợp ung thư tái phát hoặc di căn thì TG vẫn tăng. Dựa vào đó, xét nghiệm được thực hiện nhằm ngăn ngừa tái phát ở ung thư tuyến giáp thể biệt hóa.
  • Ở bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp thể biệt hóa, cơ thể người bệnh có thể tự sản xuất kháng thể Anti – TG. Một lượng Anti – TG kết hợp với TG dẫn tới việc không định lượng chính xác được lượng TG mà tuyến giáp đã tiết ra. Vì vậy, giá trị của xét nghiệm Anti TG còn ở việc tìm ra giá trị thật sự của TG.

Giá trị của TG và Anti-TG thường dao động mà không phải là con số tuyệt đối bởi chúng bị ảnh hưởng từ kỹ thuật định lượng cũng như nhiều yếu tố khác. Vì vậy để việc xác định được chính xác cần xây dựng dải nồng độ riêng ở mỗi cơ sở. Ở người bình thường giá trị TG dao động trong khoảng: 3,5 – 77 ng/mL. Con số này có thể thay đổi theo từng phương pháp và giới hạn tham chiếu. Có 8% người bình thường có nồng độ TG < 10 ng/mL. Sau 48 giờ sinh, nồng độ TG ở trẻ có thể lên tới 36 – 38 ng/mL. Còn nồng độ Anti-TG ở mọi lứa tuổi thường < 4,11 IU/ml.

Xét Nghiệm Chỉ Định Khác Trong Chẩn Đoán Ung Thư Tuyến Giáp

 

NzbGIT79tkSblSUe2lN31SvsgjPuUuTfWaiDgXjIJQAzFocG2YkK7VLhhBHREVk6tENv3LkapPPgzC8N_1626450868.jpg
Dựa vào kết quả xét nghiệm Anti-TG và TG, bác sĩ có thể theo dõi được hiệu quả điều trị ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp ít gặp nhưng là loại ung thư phổ biến nhất của hệ thống nội tiết. Ung thư tuyến giáp gồm nhiều thể như:

  • Ung thư tuyến giáp thể biệt hóa: ung thư tuyến giáp thể nang, thể nhú, thể hỗn hợp nhú – nang. Ung thư tuyến giáp thể này khá phổ biến nhưng tỷ lệ chữa khỏi cao nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
  • Ung thư tuyến giáp thể tủy, thể không biệt hóa: thường ít gặp hơn ung thư tuyến giáp thể biệt hóa. Tuy nhiên khả năng di căn ở thể này cao do xâm lấn nhanh và tiên lượng kém hơn. Vì vậy bệnh nhân sẽ được thăm khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cơ bản để kiểm tra di căn như: định lượng TSH, TG, Anti-TG, siêu âm, chụp CT, xạ hình toàn toàn thân,…Bên cạnh đó, để đánh giá tổng quát người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm sinh hóa máu, xét nghiệm huyết học, siêu âm tuyến giáp và vùng cổ, xạ hình xương,..

Nếu kết quả TG và Anti-TG âm tính, xạ hình toàn thân âm tính: được coi là khỏi bệnh. Bệnh nhân tiếp tục điều trị T4 và theo dõi định kỳ.

Nếu 1 trong 3 xét nghiệm TG, Anti-TG, xạ hình toàn thân cho kết quả dương tính có nghĩa là tổ chức tuyến giáp còn hoặc ung thư di căn còn. Người bệnh cần tiếp tục điều trị bằng I-131 cho đến khi cả 3 chỉ số âm tính.

Dựa vào kết quả xét nghiệm Anti-TG và TG, bác sĩ có thể theo dõi được hiệu quả điều trị ung thư tuyến giáp, từ đó xác định được hướng điều trong giai đoạn tiếp theo để đem lại hiệu quả cao nhất cho người bệnh.

Như vậy xét nghiệm Anti – TG là một xét nghiệm quan trọng và cần thiết giúp theo dõi tình trạng và điều trị ung thư tuyến giáp. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan đến xét nghiệm Anti TG thì hãy liên hệ ngay với Diag để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhất.

Để tìm hiểu thêm về các dịch vụ ưu đãi và tiện ích tại Diag, quý khách vui lòng truy cập Tại Đây.

Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền, không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui lòng gặp nhân viên y tế phù hợp để được tư vấn.