Trở lại

Xét Nghiệm ALP Là Gì? Quy Trình Thực Hiện, Ý Nghĩa Chỉ Số

Table of Contents


Xét nghiệm ALP là một loại xét nghiệm được chỉ định cho những bệnh nhân đang bị nghi ngờ mắc các bệnh về gan và xương. Việc thực hiện xét nghiệm đo hoạt độ ALP là phương pháp để kiểm tra nồng độ enzyme phosphatase kiềm trong máu. Thông qua chỉ số hoạt độ ALP trong máu, bác sĩ có thể chẩn đoán được các tình trạng sức khỏe cơ thể như suy dinh dưỡng, phosphatase kiềm còi xương ở trẻ em hoặc đang bị nhiễm trùng nặng. Tìm hiểu chỉ số ALP là gì trong bài viết dưới đây.

1. Xét Nghiệm ALP Là Gì? Hoạt Độ ALP Là Gì?

Xét nghiệm ALP là xét nghiệm tương đối phổ biến thường được chỉ định thực hiện rất nhiều ở các bệnh viện và phòng khám. Xét nghiệm ALP đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và kiểm tra hàm lượng enzym ALP có trong máu cơ thể người. Mục đích xét nghiệm ALP trong máu là giúp các bác sĩ đánh giá được tình trạng suy dinh dưỡng, khối u thận hay cả những căn bệnh truyền nhiễm thường gặp. Trên thực tế, xét nghiệm ALP có thể hoàn toàn thay đổi dựa trên mỗi lứa tuổi cũng như nhóm máu và giới tính.

Hoạt độ ALP là gì?

ALP hay còn có tên gọi khác là Alkaline phosphatase là một loại enzym trong cơ thể được tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Chúng chiếm tới 95% hàm lượng trong huyết thanh, ngoài ra có thể tìm thấy ở nhau thai, thận.. Hoạt độ ALP giúp phản ánh sự tổng hợp các isoenzym ở xương.

2. Khi Nào Cần Thực Hiện Xét Nghiệm Đo ALP?

Thực hiện xét nghiệm đo ALP được xem là phương pháp phổ biến để sàng lọc và chẩn đoán các bệnh lý ở cả gan và xương. Trong trường hợp xuất hiện một số triệu chứng và bệnh lý sau đây, người bệnh cần thực hiện làm xét nghiệm ALP:

Đối với gan xuất hiện các triệu chứng liên quan như:

  • Vàng da
  • Đau bụng
  • Nôn mửa
  • Đối với với các tình trạng về xương:
  • Bệnh còi xương, suy dinh dưỡng
  • Xương nhũn
  • Bệnh paget
  • Các trường hợp bệnh nhân bị thiếu hụt vitamin D
  • Bệnh nhân bị u xương
  • Gặp phải một số bất thường trong sự phát triển xương (trẻ em bị phosphatase kiềm ở trẻ em)
v4ITN5SMU4KAWLQI7LXLkKYQl33OIwbodNatU78BPhoe0Nfqhhr5PRbw7znrp1jSQYwenCasPWUakW3n_1640612144.jpg
Khi xuất hiện một số triệu chứng và bệnh lý như vàng da, đau bụng, còi xương, bệnh paget, bệnh nhân thiếu vitamin D,…cần thực hiện xét nghiệm sớm
  • Nghi ngờ xương có dấu hiệu phát triển bất thường.

3. Quy Trình Thực Hiện Xét Nghiệm SLP Máu Được Diễn Ra Như Thế Nào?

Quy trình chuẩn cho xét nghiệm ALP ở những cơ sở xét nghiệm chuyên sâu và có uy tín sẽ được diễn ra như sau:

Bước 1: Đặt lịch xét nghiệm

Tại các bệnh viện, phòng khám hoặc những trung tâm xét nghiệm thường có dịch vụ làm xét nghiệm ALP. Các bạn có thể yêu cầu hoặc gửi yêu cầu từ bác sĩ điều trị về nhu cầu thực hiện xét nghiệm. Các đơn vị xét nghiệm sẽ tiếp nhận sau đó sắp xếp lịch sao cho phù hợp nhất.

Bước 2: Thực hiện lấy máu xét nghiệm

Về quy trình lấy máu xét nghiệm ALP khá tương đồng với việc thực hiện các xét nghiệm máu thông thường khác. Quy trình thực hiện lấy máu bao gồm:

  • Để hạn chế máu lưu thông. Nhân viên y tế sẽ sử dụng một dải băng quấn xung quanh vùng cánh tay của bệnh nhân.
  • Sử dụng cồn để sát trùng vùng cần lấy máu
  • Lấy kim tiêm vào tĩnh mạch
  • Sử dụng ống huyết thanh chuyên dụng gắn vào để đựng máu khi máu chảy ra
  • Sau khi lấy đủ lượng máu cần thiết các bạn sẽ được tháo dải băng được buộc quanh tay trước đó.
  • Sử dụng bông thoa nhẹ lên vùng da vừa tiêm để tránh bị chảy máu.
  • Sử dụng urgo để cầm máu và giữ vệ sinh cho vết thương

Bước 3: Tiến hành phân tích mẫu máu

Mẫu máu sau khi được lấy và bảo quản trong ống đựng huyết thanh sẽ được đem đi phân tích cho xét nghiệm. Các chuyên gia phân tích định lượng ALP có trong máu. Kết quả xét nghiệm sẽ được nhận ngay trong ngày (tùy vào thời gian nơi thực hiện xét nghiệm). Tuy nhiên để đảm bảo kết quả chính xác và nhanh chóng nhất có thể. Các bạn nên tiến hành thực hiện xét nghiệm ở những bệnh viện, cơ sở y tế có trang thiết bị phù hợp. Từ đó nắm vững tình trạng sức khỏe cơ thể.

Lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm ALP bệnh nhân không cần phải nhịn ăn hoặc kiêng cữ bất kỳ thứ gì. Tuy nhiên đối với một số loại thuốc mà bạn đang sử dụng hàng ngày cần báo cho bác sĩ trước khi thực hiện kết quả xét nghiệm. Điều này sẽ giúp chắc chắn những yếu tố  dược chất có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Sau khi có kết quả xét nghiệm, bệnh nhân sẽ được thông báo và tùy theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân có thể cần phải thực hiện thêm một số xét nghiệm khác (nếu có).

5lyHev13ZhiWmhDLRWArQW9hu9JwWhA0X96E6cliGLRDFYXdNMqeRDC46vZM1i5DFAnLREVmZ96tXwFc_1640612183.jpeg
Quy trình chuẩn cho xét nghiệm ALP được thực hiện theo 3 bước: đặt lịch xét nghiệm, tiến hành lấy mẫu xét nghiệm và tiến hành phân tích mẫu máu

4. Cách Đọc Chỉ Số Xét Nghiệm ALP

4.1 Chỉ số xét nghiệm ALP bình thường

Tùy theo phạm vị tham chiếu đối với các hoạt độ ALP máu được liệt kê dưới đây sẽ có những quy chuẩn khác biệt (tuy nhiên không đáng kể). Sự chênh lệch kết quả có thể tùy theo phòng xét nghiệm thực hiện. Bên cạnh việc đánh giá chỉ số ALP, các bác sĩ chuyên khoa cũng dựa vào nhiều yếu tố khác để đánh giá tình trạng sức khỏe. Điều đó đồng nghĩa với việc nếu các giá trị vượt ngoài giới hạn bình thường trong xét nghiệm ALP dưới đây vẫn có thể được xem là bình thường.

  • Người trưởng thành: 25 – 100 (U/L) hoặc 0,43 – 1,70 mckat /L)
  • Ở trẻ em: < 350 U / L  hoặc dưới 5,95 mckat /L

4.2 Chỉ số xét nghiệm ALP cao

Nồng độ ALP tăng cao và vượt ngưỡng bình thường theo quy chuẩn trên rất có thể là dấu hiệu đáng báo động cho các vấn đề về gan, xương. Trầm trọng hơn có thể là các căn bệnh như viêm gan, ung thư gan, sỏi mật, xơ gan hoặc ung thư gan di căn.

Đối với trẻ em, nồng độ phosphatase kiềm cao cũng có thể là những dấu hiệu bệnh về xương, còi xương ở trẻ, xương thủy tinh hoặc có khối u ở xương. Bên cạnh đó quá trình phục hồi sau khi xương bị gãy cũng có thể là nguyên nhân chính làm tăng hoạt độ ALP ở trong máu. Đối với những bệnh nhân có tiền sử bị bệnh tim, bạch cầu đơn nhân hoặc ung thư thận cũng đều là các đối tượng có nồng độ ALP tăng cao. Một số trường hợp khác có nồng độ ALP cao là ở những phụ nữ đang mang thai do nhau thai là nơi sản sinh ra hoạt độ ALP.

4.3 Chỉ số xét nghiệm ALP thấp
Với tình trạng hoạt độ ALP thấp có thể là do các nguyên nhân như:

  • Vấn đề dinh dưỡng chưa thực sự được đáp ứng đầy đủ. Chế độ ăn uống hàng ngày bị thiếu chất dinh dưỡng.
  • Các bệnh lý khác dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, chẳng hạn như căn bệnh celiac.
  • Bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh lý di truyền vệ xương, hay còn có tên gọi khác là hypophosphatasia.

Bên cạnh đó việc thực hiện xét nghiệm ALP cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đo hoạt độ enzyme phosphatase kiềm trong máu để thực hiện bổ sung các chế độ dinh dưỡng hợp lý.

ZdP18MnH4c19ojuqTYW4dBAPL6VkqaAuXrQMT4MBy8TKA9NJrvrMGHyhOKRle2sIxx75RB1O9OU9L1sL_1640612240.jpg
Bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh lý di truyền vệ xương hay còn có tên gọi khác là hypophosphatasia cũng có thể dẫn tới chỉ số ALP ở mức thấp

​​​​​​​5. Nên Thực Hiện Xét Nghiệm ALP Ở Đâu?

Xét nghiệm ALP là loại xét nghiệm có độ phức tạp tương đối và cần được thực hiện ở những cơ sở xét nghiệm đạt tiêu chuẩn cao để giúp đảm bảo tính chính xác của kết quả. Các bạn có thể lựa chọn cơ sở y tế để làm xét nghiệm dựa trên những quy chuẩn sau đây:

  • Đặt lịch khám nhanh chóng, không mất nhiều thời gian, đảm bảo thuận tiện
  • Thủ tục thăm khám bài bản, quy củ, nhanh chóng và chuyên nghiệp
  • Danh mục khám và thực hiện xét nghiệm chi tiết, đa dạng, đầy đủ và phù hợp với tình trạng của bệnh nhân
  • Chỉ dẫn và theo dõi bệnh nhân sát sao trong quá trình thăm khám và thực hiện xét nghiệm.
  • Tiếp cận các dịch vụ y tế chuyên nghiệp với cơ sở vật chất tốt, đội ngũ y bác sĩ giỏi và giàu kinh nghiệm
  • Mức chi phí đảm bảo hợp lý. Phù hợp với mức thu nhập chung của người dân.
HTip7xunVwHQ3V1etK6pcBZ3pz0HR9efWzK42ex7Zzu3erQevvRX3UpZEcveHrcFDuCkiCWaYl3nPofk_1640612292.jpg
Xét nghiệm ALP là loại xét nghiệm có độ phức tạp tương đối và cần được thực hiện ở những cơ sở xét nghiệm uy tín, chất lượng

​​​​​​​Tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh mà xét nghiệm ALP kháng thể cần được kết hợp thực hiện với một số xét nghiệm lâm sàng khác. Chính vì vậy các bạn nên hỏi ý kiếm bác sĩ trước khi thực hiện xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm có thể chênh lệch (không đáng kể) tùy theo cơ sở y tế mà bạn làm xét nghiệm.

Khi có các triệu chứng bất thường trong cơ thể, cần đi khám tại cơ quan y tế gần nhất. Đặc biệt duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ giúp bạn bảo vệ tốt sức khỏe của mình. Hy vọng với những thông tin trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quy trình khám chữa bệnh thời gian sắp tới! Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!

Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền, không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui lòng gặp nhân viên y tế phù hợp để được tư vấn.