Trở lại

Nhiễm Ký Sinh Trùng Gây Ra Nguy Hiểm Gì Cho Sức Khỏe Con Người?

Nhiễm ký sinh trùng là một bệnh không còn xa lạ hiện nay. Nếu không chú trọng vấn đề vệ sinh ăn uống hằng ngày thì bất kỳ ai đều có nguy cơ lây nhiễm. Bởi vì ký sinh trùng có nhiều loại và xâm nhập vào cơ thể người bằng nhiều đường khác nhau. Nhất là những vật cưng như chó mèo thông qua tiếp xúc ôm hôn cũng là một nguồn lây bệnh thường gặp. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nhiễm ký sinh trùng là gì và gây hại như thế nào để có cách phòng ngừa hiệu quả.

Ký Sinh Trùng Là Gì?

RQanY82AyH68qd8B9bZ74AMosBJZWqsOrRpsmOOk7PZERYcXTEchYY8OclclgYAMQGBXL96rvcJfeCkj_1605494411.jpg
Nhiễm ký sinh trùng là gì?

Các loại sống phải dựa vào cơ thể vật chủ và gây hại được gọi là ký sinh trùng. Ký sinh trùng phải dựa vào vật chủ để tồn tại và phát triển. Chúng có thể sinh sản ở tốc độ rất nhanh, hoạt động ở cơ chế “sống bám” và “giành ăn” có một số loài “ăn trực tiếp” vật chủ mà chúng ký sinh. Ký sinh trùng bao gồm các loại thường gặp như: Giun đũa trong ruột non, ve ký sinh trên chó, chấy ký sinh và hút máu trên da đầu người…

1. Nhiễm Ký Sinh Trùng Là Gì?

Nhiễm ký sinh trùng là gì? Có thể hiểu một cách đơn giản bệnh ký sinh trùng là bệnh truyền nhiễm bởi ký sinh trùng. Chúng ký sinh trên cơ thể vật sống bao gồm cơ thể người, động vật có vú và cả thực vật. Ký sinh trùng có cơ chế gây bệnh thông qua những độc tố mà chúng sản xuất ra hoặc gây bệnh trực tiếp.

Không phải tất cả loại ký sinh trùng đều gây hại cho cơ thể vật chủ. Tuy nhiên nếu người bệnh nhiễm các loại ký sinh trùng gây hại có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe rất cao. Theo các thống kê, tỷ lệ tử vong do nhiễm ký sinh trùng trên toàn thế giới mỗi năm lên đến 14.000.000 ca.

2. Con Đường Lây Nhiễm Ký Sinh Trùng Ở Người

Nhiễm ký sinh trùng có lây không? Ký sinh trùng với nhiều chủng loại sẽ xâm nhập vào cơ thể theo nhiều đường khác nhau. Thông thường khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, ẩm mốc ăn uống không đảm bảo vệ sinh, các loại động vật sẽ vô tình tạo thuận lợi cho ký sinh trùng dễ dàng ký sinh lên cơ thể người.

Thông qua nguồn nước

Nguồn nước là môi trường sống của rất nhiều ký sinh trùng, bao gồm:

  • Ký sinh trùng ở giai đoạn ấu trùng sống ký sinh trên thuỷ hải sản như cá, tôm, cua.
  • Các động vật đơn bào như trùng roi, giun móc sống trong nguồn nước bẩn.

Con người uống phải nguồn nước không đảm bảo vệ sinh hoặc chưa được đun sôi sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại đi vào bên trong cơ thể.

Thực phẩm

lbeOSscNL4mIe5GHV5deKvJgMv0pqVtyUOF2OuTyEsObEoKKvg0xQvYwwPgdx5lOxpdyGw1a368l0JtJ_1605495377.jpg
Hải sản tươi sống chứa nhiều ký sinh trùng gây hại cho cơ thể người

Hằng ngày, chúng ta nạp vào cơ thể rất nhiều loại thức ăn đến từ nhiều nguồn khác nhau ở gia đình, hàng quán. Trong thực phẩm bị nhiễm bẩn, không rửa kỹ, nấu chưa chín thì các loại ký sinh trùng vẫn chưa bị loại bỏ hoàn toàn. Khi vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm không được đảm bảo, các ký sinh trùng có khả năng thông qua các loại thực phẩm mà chúng ta ăn hằng ngày để ký sinh lên cơ thể người, gây ra bệnh nhiễm ký sinh trùng.

Một số thói quen ăn uống không tốt là nguồn lây bệnh như: Ăn thịt bò tái, gỏi cá sống, trái cây sống chưa rửa kỹ, các hàng quán chất lượng không đảm bảo, các loại hải sản…

Động vật

Ngày nay cuộc sống ngày càng phát triển, nuôi thú cưng là một thú vui được nhiều người ưa chuộng như chó mèo. Tuy nhiên nếu không đảm bảo vệ sinh cho vật nuôi thì đây cũng là một nguồn lây bệnh nguy hiểm. Nhiễm ký sinh trùng chó mèo là một bệnh đang có chiều hướng tăng cao. Nguyên nhân là do những hành động ôm hôn vuốt ve vật nuôi, tiếp xúc với chất thải của chúng. Đặc biệt là các bé nhỏ không vệ sinh chân tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc với chó mèo.

Môi trường ô nhiễm

Khi môi trường sống không được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ hằng ngày, chứa nhiều nấm mốc, ẩm thấp là điều kiện phát triển lý tưởng cho ký sinh trùng. Muỗi cũng chứa nhiều ấu trùng ký sinh thông qua vết đốt sẽ xâm nhập vào cơ thể người. Di chuyển giữa nhiều khu vực, đi du lịch cũng có thể trở thành vật trung gian mang ký sinh trùng từ nơi này sang nơi khác.

Nguyên Nhân Nhiễm Ký Sinh Trùng

Q9aV1JbQpBc6JLc74Ylm2hzMD1cU2pqheBgNnxhaO1F2TTMu4d2weNIPimqFTjw9lLULB85T1w7IlYxz_1605496725.jpg
Nguyên nhân gây nhiễm ký sinh trùng

Khí hậu Việt Nam nóng ẩm trở thành điều kiện lý tưởng cho các loại ký sinh trùng sinh sôi và phát triển. Ký sinh trùng có thể lây qua nhiều con đường khác nhau như thức ăn, nước uống, các vết cắn của côn trùng chứa ký sinh trùng… Những thói quen ăn uống không lành mạnh, các vấn đề vệ sinh thực phẩm không được đảm bảo chính là nguyên nhân gây nên bệnh nhiễm ký sinh trùng ở người.

Ngoài ra có một số nguyên nhân khác cũng gây ra rủi ro nhiễm ký sinh trùng như đi bằng chân trần, tiếp xúc môi trường ô nhiễm nhưng không tắm rửa vệ sinh sạch sẽ. Tiếp xúc với chó mèo lại không có thói quen rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, các vết ố, chất thải của chó mèo không được lau dọn khử trùng sạch sẽ…

Dấu Hiệu Nhận Biết Cơ Thể Bị Nhiễm Ký Sinh Trùng

FgmQ66ZRgHRV0cCQJkUwpnGzmjTeBxfDUOhwOCHTjiVrV29UmPn1KdwivTt43qbRKub9SaDskGStBcyQ_1636608179.jpg
Khi thấy cơ thể có dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng hãy dến trung tâm xét nghiệm để chẩn đoán bệnh

Khi ký sinh trùng đã ký sinh thành công lên cơ thể người nhiễm, sẽ bắt đầu gây hại cho cơ thể vật chủ gây ra những dấu hiệu bất thường như sau:

Vấn đề về da: Da xuất hiện các vết ửng đỏ, phát ban, các vết chàm, các dạng dị ứng trên da như mề đay, mẩn ngứa. Một số loại ký sinh trùng sau khi thải ra chất thải sẽ làm tăng nồng độ eosinophils trong máu gây ra các hiện tượng như bề mặt da sưng tấy, viêm loét, gây tổn thương da rất dễ nhìn thấy bằng mắt thường. Người nhiễm ký sinh trùng hay có cảm giác ngứa ngáy kéo dài.

Vấn đề tiêu hoá: Hệ tiêu hoá gặp vấn đề, kém hoạt động. Xảy ra tình trạng chướng bụng, đau bụng, đầy hơi, nôn, cảm giác bụng nóng rát. Có một số trường hợp nặng hơn gây ra triệu chứng tiêu chảy mãn tính hoặc táo bón kéo dài do chất thải của ký sinh trùng gây nên.

Cơ thể bất thường: Người mệt mỏi, xanh xao, sụt cân. Đối với các trẻ nhỏ thường bị suy dinh dưỡng, còi cọc, kém phát triển. Một số loại giun hấp thụ chất sắt trong đường ruột còn dẫn đến tình trạng thiếu máu.

Ngứa hậu môn: Khi cơ thể nhiễm phải loại ký sinh trùng là giun kim sẽ dẫn đến tình trạng ngứa hậu môn. Nguyên nhân do giun kim không thể sinh sản bên trong cơ thể mà phải di chuyển đến vùng xung quanh hậu môn để đẻ trứng gây ra hiện tượng châm chích, ngứa hậu môn, khó chịu.

Thèm ăn: Dù nhiễm ký sinh trùng sẽ khiến người dễ mệt mỏi, sút cân nhưng lại khiến người nhiễm luôn có cảm giác thèm ăn. Do ký sinh trùng sẽ nhờ lượng thực phẩm mà người bệnh ăn vào để tiêu thụ và phát triển khiến cơ thể luôn có cảm giác đói nhưng lại không hấp thụ được dưỡng chất để cơ thể khỏe mạnh.

Nghiến răng: Tình trạng nghiến răng trong lúc ngủ là một triệu chứng thường gặp đối với người nhiễm ký sinh trùng có tương quan đến các loại ký sinh trùng trong đường ruột. Đây cũng là một dấu hiệu để cha mẹ quan sát và phát hiện những bất thường ở trẻ nhỏ.

Tinh thần bất ổn: Không chỉ gây ra những bất thường đối với cơ thể và sức khoẻ mà cả tinh thần của người bệnh cũng bị ảnh hưởng. Đường ruột chứa chất truyền dẫn thần kinh, khi đường ruột không khỏe mạnh thần kinh cũng bị ảnh hưởng. Cùng với đó các chất thải chứa độc của ký sinh trùng cũng gây ra sự căng thẳng, mệt mỏi. Tâm trạng người bệnh trở nên nặng nề, lo âu, bồn chồn không yên.

Nhiễm Ký Sinh Trùng Gây Nguy Hiểm Gì?

eQuQXbbO57vBvLdnfuiZ88nNGxH6vMsnMLLugNVyEoSpUPNSd2gGf68y4o21j5f39rkMbqa4ThklKjFY_1605497247.jpg
Xét nghiệm ký sinh trùng để tránh những nguy hiểm do biến chứng gây ra

Nhiễm ký sinh trùng có nguy hiểm không? Đối với người nhiễm ký sinh trùng cũng đã cảm nhận được những thay đổi đối với sức khoẻ và cơ thể, chính vì thế đầu tiên có thể khẳng định ký sinh trùng ảnh hưởng rất lớn đối với người nhiễm. Tiếp đến nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến những nguy hại rất lớn cho sức khoẻ như:

Các ký sinh trùng nhiễm trong máu lâu ngày khiến người bệnh gặp các vấn đề về tiêu hoá, đau bụng mệt mỏi, đau đầu, tiêu chảy kéo dài gây mất nước đe dọa đến tính mạng người bệnh. Các vết tổn thương trên bề mặt da gây ra ngứa ngáy nếu người bệnh dùng tay để giảm bớt cơn ngứa sẽ dẫn đến tổn thương nghiêm trọng, dễ lây lan trên toàn cơ thể khó kiểm soát. Một số loại ký sinh trùng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ di chuyển lên não gây ra những cơn động kinh, nóng sốt kéo dài, nguy hiểm nhất là dẫn đến tử vong.

Cách Điều Trị Nhiễm Ký Sinh Trùng

Nhiễm ký sinh trùng có chữa được không? Câu trả lời là có và sẽ trị được dứt điểm nếu điều trị kịp thời.

Khi có những dấu hiệu bất thường của cơ thể nghi nhiễm ký sinh trùng, người bệnh cần đến các bệnh viện để các bác sĩ thông qua các triệu chứng để chẩn đoán, tiến hành làm các xét nghiệm để tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh. Việc điều trị phụ thuộc vào tình trạng bệnh và loại ký sinh trùng sẽ có phác đồ điều trị phù hợp.

Cách phòng ngừa

Việc phòng ngừa để tránh nhiễm ký sinh trùng là việc cần thiết để đảm bảo sức khỏe và giảm thiểu những rủi ro do bệnh ký sinh trùng gây nên bao gồm các thói quen sau:

  • Xổ giun theo định kỳ, cần có sự tư vấn của bác sĩ .
  • Ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Vệ sinh, chăm sóc vật nuôi sạch sẽ thường xuyên.
  • Rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Đặc biệt là sau khi tiếp xúc với vật nuôi.
  • Ăn những loại thực phẩm có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng.
  • Hạn chế tối đa ăn các loại thực phẩm tươi sống như tiết canh, bò tái, gỏi cá sống…
QoBcg8uVlrIzmydSeBw7q32gWROwIzntploJJtOkqfFhcy4Tz2rBM7KuR7e8gbjwnSI9o4ttXkdz0FWV_1605497032.jpg
Vệ sinh tay trước khi ăn để phòng ngừa nhiễm ký sinh trùng

Nhiễm ký sinh trùng là bệnh thường gặp trong cuộc sống. Tuy nhiên, mọi người không nên chủ quan, cần lưu ý đảm bảo lối sống lành mạnh, ngăn ngừa các nguồn lây bệnh từ các loại thực phẩm và môi trường tiếp xúc hằng ngày. Khi có dấu hiệu bất thường cần đi đến bệnh viện thăm khám kịp thời để nhận được sự tư vấn từ bác sĩ chuyên môn để có hướng điều trị đúng nhất.

Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền và không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui lòng gặp nhân viên y tế phù hợp để được tư vấn.