Trở lại

Nang Tuyến Giáp Là Gì Và Nhận Biết Như Thế Nào?

Nang tuyến giáp là bệnh thường gặp ở nữ giới, với tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 15 – 20 lần so với nam giới. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều chị em phụ nữ chưa biết về căn bệnh này và nhận thức được mức độ nguy hiểm của chúng.

nang-tuyen-giap-diag.png

1. Bệnh Nang Tuyến Giáp Là Gì?

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ nằm ở vị trí trước vùng cổ và nang tuyến giáp là một trong những bệnh lý liên quan đến bộ phận này của cơ thể. Chúng xảy ra khi một vùng nào đó thuộc mô tuyến giáp phát triển bất thường, dẫn đến hình thành các khối u, với kích thước từ vài mm cho đến vài cm, được gọi là khối nang và tuỳ trường hợp có thể là lành tính hoặc ác tính.

Trong đó, nang tuyến giáp có kích thước khoảng 2mm – 3mm là phổ biến nhất, chủ yếu là u nang lành tính. Tuy nhiên, vẫn có số ít trường hợp có thể là nang ác tính, phát triển thành ung thư.

Để biết chính xác bệnh, cần thực hiện các xét nghiệm chuyên khoa thông qua khám sức khỏe định kỳ, xét nghiệm máu,… nhằm phân tích thành phần mô đặc có trong nang – nguyên nhân khiến khối u phát triển nhanh chóng, chèn ép cơ và khả năng chuyển thành ung thư.

Có thể bạn sẽ cần: Gói Xét Nghiệm Kiểm Tra Chức Năng Tuyến Giáp

2. Dấu Hiệu Bị Nang Tuyến Giáp Là Gì?

Các dấu hiệu cơ bản có nguy cơ mắc bệnh nang tuyến giáp bạn cần chú ý:

– Cảm nhận có khối u ở cổ khi sờ.

– Bị nổi hạch ở cổ.

noi-hach-o-co.png

– Ho mạn tính kéo dài.

– Có cảm giác khó nuốt, nuốt nghẹn, khó thở.

– Bị khan giọng, đau họng hay đau vùng cổ.

3. Nang Tuyến Giáp Có Nguy Hiểm Không?

Tỷ Lệ Mắc Nang Tuyến Giáp

Theo các nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ người mắc bệnh lý tuyến giáp chiếm khoảng 30% dân số trưởng thành từ 18 – 65 tuổi. Tỷ lệ này cũng tăng dần theo độ tuổi và thường gặp ở nữ giới nhiều hơn, cụ thể cứ 5 nữ/1nam.

Trong đó, có tới 20 – 60% trường hợp mắc bệnh lý tuyến giáp không được chẩn đoán sớm. Dù tỷ lệ tử vong không cao, song chúng vẫn hình thành 4 loại ung thư và gây nhiều bất tiện trong cuộc sống với các biến chứng để lại.

Các Loại Ung Thư Tuyến Giáp

– Ung thư tuyến giáp ở dạng nhú.

– Ung thư tuyến giáp ở dạng nang.

– Ung thư tuyến giáp không thể biệt hóa.

– Ung thư tuyến giáp thể tủy.

Hiện nay, nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp vẫn chưa thể xác định, tuy nhiên có thể dựa vào một vài yếu tố cho thấy nguy cơ cao mắc tuyến giáp.

Các Yếu Tố Hình Thành Bệnh Tuyến Giáp

– Các tình trạng bất thường khác của tuyến giáp như viêm giáp, cường giáp hoặc suy giáp.

– Tiền sử gia đình có người mắc ung thư tuyến giáp.

– Tiếp xúc với tia phóng xạ, chẳng hạn tia X trong thời gian dài.

– Béo phì.

– Người mắc Hội chứng Đa polyp gia đình (FAP).

– Bệnh to đầu chi (bệnh do cơ thể tiết ra Hormone tăng trưởng quá mức so với bình thường).

4. Nang Tuyến Giáp Điều Trị Như Thế Nào?

Sau khi có kết quả chẩn đoán bị u nang tuyến giáp, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp dựa theo tình trạng sức khỏe, kích thước, tính chất khối nang của người bệnh. Theo đó, bạn sẽ được xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh kết hợp các phương pháp điều trị như sau:

– Chọc hút dịch nang: Vì khối u nang tuyến giáp chứa dịch, do đó bạn sẽ được chỉ định hút dịch nhằm làm giảm kích thước khối nang.

– Phẫu thuật: Nếu khối u lành tính nhưng có kích thước lớn gây chèn ép các cơ, bạn sẽ cần phẫu thuật để loại bỏ chúng. Còn ở trường hợp khối u ác tính, phẫu thuật được thực hiện, sau đó khối u sẽ được quan sát dưới kính hiển vi nhằm kiểm tra dấu hiệu của bệnh ung thư.

choc-hut-nang-giap.png

– Phương pháp đốt sóng cao tần – RFA: Phương pháp không can thiệp phẫu thuật, thay vào đó sử dụng dòng điện xoay chiều có tần số cao, khối nang giáp được loại bỏ bởi nhiệt độ cao.

Phương pháp tiêm cồn nang giáp: Dưới hướng dẫn của siêu âm, bác sĩ sẽ dùng kim để tiêm Ethanol vào nang giáp. Đây là phương pháp giúp làm giảm quá trình chảy máu và giảm chi phí điều trị.

Một tỉ lệ nhỏ nang tuyến giáp cũng có thể chuyển thành ung thư hay gây bất tiện cho sinh hoạt của bạn. Vì thế, cần chủ động tầm soát bệnh qua xét nghiệm tuyến giáp.

Hãy tham khảo Gói Xét Nghiệm Kiểm Tra Chức Năng Tuyến Giáp tại Diag, giúp đánh giá tình trạng và chức năng hoạt động, từ đó tìm ra các bệnh lý liên quan nhằm hỗ trợ điều trị hiệu quả. Đừng ngần ngại gọi số hotline 1900 1717 để nhận tư vấn 24/7 bởi đội ngũ nhân viên Diag và đặt lịch hẹn sớm nhất nhé.

* Bài viết được tham vấn chuyên gia y tế thuộc Diag. Tuy nhiên, các thông tin trên chỉ mang tính tham khảo và không thay thế tư vấn y khoa. Trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin đã cung cấp, vui lòng nhận sự chỉ định từ chuyên gia y tế.

Tìm hiểu thêm Thông tin Y tế tại đây