Trở lại

Xét Nghiệm Vitamin D Quan Trọng Như Thế Nào?

Hiện nay, do nhận thức về vitamin D chưa cao, dẫn đến tình trạng nhiều người thiếu hụt vitamin D gây ra nhiều vấn đề như còi xương ở trẻ nhỏ, loãng xương ở người lớn… Để xác định được nồng độ vitamin D trong cơ thể cần thông qua xét nghiệm vitamin D để theo dõi và đánh giá.

Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ tầm quan trọng của loại xét nghiệm này. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu sâu hơn về những thông tin liên quan.

1. Vai Trò Của Vitamin D Đối Với Sức Khỏe

Để hiểu rõ hơn tại sao nên tiến hành xét nghiệm vitamin D, chúng ta cần phải hiểu rõ tầm quan trọng của vitamin D đối với sức khỏe là gì.

Vitamin D là một loại vitamin có khả năng tan trong dầu. Nguồn cung cấp vitamin D cho cơ thể chiếm 90% là tổng hợp dưới da nhờ vào tác dụng của ánh sáng mặt trời.

Khoảng 10% còn lại, lượng vitamin D sẽ được cung cấp và tổng hợp từ những loại thực phẩm.

Những loại thực phẩm giàu vitamin D phải kể đến những loại cá biển như cá thu, cá hồi… trứng gà, sữa, cam, bột đậu, ngũ cốc…

xZuBWgbhOc6QeaoDNkWNxCEcfptnB6jqVFfbrVO6v6ttQnlWyATZeEgNCjCUZHDy42DQ3ofYMuxRQqHK_1645599493.jpg
Tầm quan trọng của vitamin D đối với sức khỏe con người

Theo các chuyên gia, canxi rất cần thiết để xây dựng hệ xương chắc khỏe. Để làm được điều này, cơ thể cần đủ lượng vitamin D cần thiết giúp hấp thụ canxi. Vitamin vô cùng quan trọng đối với trẻ em trong giai đoạn phát triển.

Nếu cơ thể thiếu hụt vitamin D sẽ gây ra tình trạng cơ bắp bị đau, yếu, dễ bị chuột rút. Nếu không nhận đủ lượng vitamin D trong thời gian dài có thể gây còi xương, loãng xương, bị rối loạn giấc ngủ…

Không những vậy, vitamin D còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân chia tế bào và cả quá trình chuyển hoá những loại hormone từ tuyến cận giáp và insulin.

Lượng canxi và vitamin D cần thiết mỗi ngày phụ thuộc vào từng đối tượng khác nhau như giới tính, độ tuổi.

Xét nghiệm vitamin D là một xét nghiệm cần thiết, được thực hiện nhằm mục đích đo lượng vitamin D trong máu, thường được ứng dụng trong trường hợp bệnh nhân mắc định ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, trực tràng… và xác định đối tượng có nguy cơ còi xương, loãng xương…

2. Tại Sao Nên Xét Nghiệm Vitamin D?

Tại Việt Nam, theo một số nghiên cứu đã cho kết quả rằng, có khoảng 46% trường hợp nữ giới bị thiếu hụt vitamin D, tỷ lệ này ở nam giới là 20%.

Tuy nhiên, do nhận thức về tầm quan trọng của vitamin D chưa được nhiều người xem trọng, nên việc tuyên truyền bổ sung vitamin D và công bố tình trạng thiếu hụt vitamin D ở nước ta trong cộng đồng vẫn chưa được mọi người thực sự quan tâm.

1kBhxnaab6mtu84Ti9sVGstBblwVOvLsWWCTALEPAzFZwSaysHrd4OxVmsJQwuRZ7QIJKK6unjsZRiiz_1645599522.jpg
Xét nghiệm vitamin D nhằm mục đích gì?

Trên thực tế, xét nghiệm nồng độ vitamin D không phải là xét nghiệm quá phức tạp và tốn nhiều thời gian. Ngày nay, với sự phát triển của trang thiết bị hiện đại, xét nghiệm vitamin D được thực hiện trên máy tự động, với độ chính xác cao và thời gian cho kết quả nhanh chóng.

Cụ thể hơn, xét nghiệm vitamin D còn được gọi là xét nghiệm 25-hydroxyvitamin D hay 25 – OH vitamin D. Xét nghiệm này được bác sĩ chỉ định nhằm định lượng vitamin D trong cơ thể ở nhiều trường hợp khác nhau.

Thông qua việc xác định được lượng vitamin D sẽ giúp bác sĩ có thể liệu cơ thể bệnh nhân có đang thiếu hụt vitamin D hay dư thừa chất này gây ra vấn đề về sức khỏe hay không, để từ đó có hướng điều trị cho phù hợp.

Bên cạnh đó, xét nghiệm 25-hydroxyvitamin D còn được chỉ định trong trường hợp cần theo dõi những người có nguy cơ cao bị thiếu hụt vitamin D điển hình như:

  • Người cao tuổi.
  • Người không tiếp xúc đủ với ánh nắng mặt trời.
  • Người bị béo phì.
  • Bệnh nhân sau phẫu thuật cắt bỏ dạ dày.
  • Những người mắc bệnh lý gây ảnh hưởng đến ruột, dẫn đến tình trạng cơ thể khó hấp thụ được chất dinh dưỡng điển hình như bệnh Crohn.
  • Đánh giá và theo dõi quá trình điều trị cho bệnh nhân bị thiếu hụt vitamin D.

3. Ý Nghĩa Của Xét Nghiệm Vitamin D

Theo các bác sĩ, nếu cơ thể thiếu hụt vitamin D trong thời gian dài có thể khiến bạn phải đối mặt với nhiều hệ lụy nguy hiểm.

Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm tình trạng thiếu hụt vitamin D thông qua xét nghiệm vitamin D để bổ sung kịp thời sẽ đem lại ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe, đặc biệt là đối với những người đang mắc bệnh rối loạn chuyển hoá, gan, thận và người đang dùng thuốc chống động kinh trong điều trị, thuốc kháng nấm, người bị chấn thương gãy xương, phụ nữ mang thai…

RpRdyR5ISUIWy97NzbP1U43gu0INzllz62gwq1W88oIp6iak73J9pOHB0zch9aBHts8WO7Ohb7wsUXh5_1645599552.jpg
Thiếu vitamin D gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe

Thông thường, để có thể xác định được tình trạng thiếu hụt vitamin D, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân cần tiến hành xét nghiệm máu để đánh giá được nồng độ vitamin D đang ở mức nào.

Nhờ vào việc xác định nồng độ vitamin D trong máu sẽ cho kết quả chính xác nhất, để có hướng điều chỉnh thích hợp. Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin D phải đúng cách mới đem lại hiệu quả cao và cần theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh việc lạm dụng quá nhiều lượng vitamin D không cần thiết.

4. Thực Hiện Xét Nghiệm Vitamin D

Trước khi tiến hành xét nghiệm định lượng vitamin D, bệnh nhân nên nhờ bác sĩ tư vấn những vấn đề cần lưu ý để có sự chuẩn bị.

Thông thường, bác sĩ sẽ dặn dò bệnh nhân cần phải nhịn ăn trong khoảng thời gian từ 4 – 8 tiếng trước khi lấy mẫu máu.

Bên cạnh đó, nếu đang sử dụng thuốc điều trị, thực phẩm chức năng, người bệnh cũng cần thông báo với bác sĩ. Ngoài ra, không nên sử dụng chất kích thích, cà phê, thuốc lá để tránh làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

YyJSfI540E4wk78PiTwERaRe8UadtENp4mw48HZq8hgnCPvCkaX3N5Y8iWwDIXD8NJ5aJle1qcHWJKgm_1645599580.jpg
Tìm hiểu bước tiến hành xét nghiệm vitamin D

Xét nghiệm vitamin D sẽ lấy máu từ tĩnh mạch trên cánh tay đối với người trưởng thành, riêng đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, bác sĩ nhi khoa sẽ chích máu ở đầu ngón tay trẻ để lấy máu.

Các bước thực hiện quá trình lấy máu như sau:

  • Bác sĩ hoặc điều dưỡng sẽ quán một dải thun trên cánh tay của bệnh nhân để ngăn dòng máu chảy. Đây là cách khiến cho các tĩnh mạch bên dưới dải trở nên lớn hơn, để dễ dàng đưa kim vào tĩnh mạch.
  • Khử trùng vị trí tiêm bằng cồn.
  • Đặt kim vào tĩnh mạch có gắn ống vào kim để tiến hành lấy máu.
  • Sau khi thu thập đủ lượng máu cần thiết thì rút kim ra, tháo băng ra khỏi cánh tay bệnh nhân.
  • Đặt miếng băng gạc hay bông gòn vào vị trí kim vừa được lấy ra. Đồng thời tạo áp lực lên nơi lấy máu để cầm máu rồi băng lại.

Có rủi ro nào khi tiến hành xét nghiệm không? Do mẫu máu được lấy từ tĩnh mạch cánh tay và có một dải thun được quấn chặt, nên bệnh nhân có thể cảm thấy hơi thắt chặt, đau nhói nhẹ khi kim đâm vào.

Ngoài ra, rất ít khả năng gặp vấn đề khi lấy mẫu máu ở tĩnh mạch. Nếu có, thì có thể là vết bầm nhỏ tại nơi lấy máu. Rất hiếm trường hợp tĩnh mạch bị sưng, đau sau khi lấy mẫu máu, còn được gọi là viêm tĩnh mạch. Nhưng tình trạng này sẽ thuyên giảm nhanh chóng trong một thời gian ngắn.

5. Kết Quả Xét Nghiệm Vitamin D

Kết quả xét nghiệm vitamin D sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như giới tính, tuổi tác, phương pháp tiến hành xét nghiệm, cách đọc kết quả xét nghiệm ở các trung tâm xét nghiệm cũng có sự khác nhau.

Nếu tính theo Phòng Chế phẩm bổ sung – Office of Dietary Supplement thuộc Viện Y tế quốc gia Mỹ thì đối với mức độ vitamin D sẽ được đo bằng 25-hydroxyvitamin D sẽ được tính bằng nanomole/lít (nmol/L) hoặc cũng có thể là nanogam/mililit (ng/mL) được phân theo kết quả dưới đây:

  • Thiếu hụt vitamin D: dưới 30 nmol/L (12 ng/mL)
  • Nguy cơ bị thiếu hụt vitamin D: trong khoảng từ 30 nmol/L (12 ng/mL) đến 50nmol/L (20 ng/mL)
  • Kết quả bình thường: 50 – 150 nanomole mỗi lít (nmol / L) hoặc 30 – 80 nanogram trên mililit (ng / mL)
  • Thừa vitamin D: cao hơn 125 nmol/L (50 ng/mL)

5.1 Trường Hợp Thiếu Vitamin D

Khi kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị thiếu vitamin D, đồng thời có những triệu chứng đau xương đi kèm theo, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân cần xét nghiệm kiểm tra mật độ xương để xác định tình trạng.

u8lNZAxH2FnOvs0a4LIP4C9ToyS2VdyIWdYvCCgIIfA5nr9Gnz7wbBqgS5LyiYz9T8kIBMpgugRMVN5I_1645599606.jpg
Thiếu vitamin D do nguyên nhân nào gây nên?

Nếu nồng độ 25-hydroxy vitamin D trong máu dưới ngưỡng cho phép, bệnh nhân có thể gặp một trong những trường hợp sau:

  • Chế độ ăn đang thiếu hụt nghiêm trọng vitamin D trong thời gian dài.
  • Ruột trong tình trạng hạn chế hấp thụ vitamin D.
  • Người ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
  • Người có nguy cơ mắc bệnh ung thư, bệnh tim mạch và bệnh lý miễn dịch cũng có mối liên quan đến việc thiếu hụt vitamin D.

5.2 Trường Hợp Thừa Vitamin D

Nếu nồng độ vitamin D trong máu cao hơn mức cho pháp có thể do người bệnh sử dụng quá nhiều thuốc vitamin và thực phẩm chức năng.

Khi bị thừa vitamin D quá mức có thể gây ra tình trạng ngộ độc vitamin D, dẫn đến nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến thận, gan.

Thừa vitamin D quá nhiều cũng gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ
Thừa vitamin D quá nhiều cũng gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ

6. Xét Nghiệm Vitamin D Ở Đâu?

Xét nghiệm vitamin D ở đâu chính là thắc mắc của nhiều người. Xét nghiệm vitamin D là xét nghiệm đơn giản, nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh nên tìm đến những cơ sở y tế uy tín để đảm bảo kết quả chính xác, nhận được sự tư vấn điều trị của bác sĩ chuyên môn.

Hiện nay, có nhiều bệnh viện xét nghiệm vitamin D như:

  • Bệnh viện Bạch Mai: Số 78 Giải Phóng, Phương Đình, Đống Đa, Hà Nội
  • Bệnh viện da liễu trung ương: 15A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
  • Bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM: 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP.HCM
  • Bệnh viện Truyền Máu – Huyết Học: 118 Hồng Bàng, Q.5, Tp. HCM

Bên cạnh đó, để đặt lịch hẹn và tư vấn kỹ hơn về xét nghiệm vitamin D một cách nhanh chóng, bạn cũng có thể gọi đến hotline 19001717 – Diag – Trung tâm xét nghiệm chẩn đoán y khoa chất lượng cao tại TP.HCM để được hỗ trợ tốt nhất.

Phí xét nghiệm vitamin D là bao nhiêu? Tuỳ thuộc vào địa chỉ xét nghiệm, đội ngũ bác sĩ, trang thiết bị và máy móc tiến hành xét nghiệm mỗi nơi sẽ có một mức giá khác nhau. Để biết chính xác nhất, bạn cần thăm khám và nhờ sự tư vấn của bác sĩ theo từng trường hợp cụ thể.

Tuy nhiên, xét nghiệm vitamin D là một xét nghiệm không quá phức tạp, chi phí tham khảo cho xét nghiệm này chỉ khoảng vài trăm cho đến dưới 1 triệu đồng (có thể thay đổi tùy thời điểm).

Với những thông tin liên quan đến xét nghiệm vitamin D trong bài viết này, hy vọng đã giúp bạn hiểu thêm tầm quan trọng của xét nghiệm này, cách tiến hành và các đọc hiểu kết quả cơ bản nhất để có sự chuẩn bị trước khi tiến hành xét nghiệm.

Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền, không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui lòng gặp nhân viên y tế phù hợp để được tư vấn.

Gói xét nghiệm Vitamin D