Trở lại

Xét Nghiệm Thuỷ Đậu – Những Điều Cần Biết

Table of Contents


Thuỷ đậu được đánh giá là bệnh lý lành tính, nhưng nếu người bệnh chủ quan không chăm sóc và điều trị đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Xét nghiệm thuỷ đậu là phương pháp có thể xác định được virus thuỷ đậu trong cơ thể bệnh nhân, giúp điều trị kịp thời, ngăn ngừa nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.

1. Dấu Hiệu Bệnh Thuỷ Đậu

Bệnh thuỷ đậu là bệnh lý ngoài da, gây ra bởi virus virus Varicella zoster (VZV) thuộc họ Herpesviridae. Thời gian cao điểm của bệnh lý này thường là vào mùa xuân đông. Trẻ em có hệ miễn dịch kém nên thường là đối tượng dễ mắc bệnh.

Bệnh thuỷ đậu có khả năng lây lan nhanh chóng nếu không được kiểm soát tốt, do virus sẽ phát tán từ cơ thể người bệnh qua các hạt khí dung trong không khí. Khi người lành vô tình hít phải các giọt nước bọt hoặc dịch vỡ từ bọng nước này sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao.

t6hBWg00C7Lc0wEx1HSV07tag8VGt7RDAsSXBUSsVjsJM5B2c2VXnrm1eMnsLrGPb7lVHzRyTngzk88U_1641241896.jpg
Virus gây bệnh thuỷ đậu

Hầu hết chúng ta đều trải qua ít nhất một lần mắc bệnh thuỷ đậu trong đời. Vậy dấu hiệu nhận biết bệnh lý này như thế nào, có dễ phân biệt với tình trạng mẩn ngứa, phát ban thông thường hay không?

Thời gian đầu mắc bệnh thuỷ đậu, các nốt thuỷ đậu thường nhỏ, tròn và phát triển thành các mụn nước. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng hơn, các nốt thuỷ đậu này sẽ lan rộng ra khắp cơ thể, có thể lên đến vài trăm đốt. Những biểu hiện đặc trưng của bệnh thuỷ đậu bạn cần chú ý như sau:

  • Bị phát ban, nổi mẩn ngứa.
  • Quan sát các nốt ban có mụn nước trong hoặc đục màu xuất hiện bên trong. Chỉ sau vài ngày, chúng sẽ bắt đầu đóng vảy.
  • Người bị thuỷ đậu có cảm giác mệt mỏi, nhức đầu, khó tập trung vào công việc.

Những đối tượng nguy cơ cao rất dễ xảy ra biến chứng thuỷ đậu cần chú ý để thăm khám xét nghiệm thuỷ đậu kịp thời như sau:

  • Trẻ em.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Người có sức đề kháng kém.
  • Người trước đây chưa từng được tiêm vacxin thuỷ đậu.
  • Bệnh nhân đang dùng thuốc steroid điều trị.

Khi bệnh nhân mắc bệnh thuỷ đậu, cần phải chú ý kiêng khem, chăm sóc cẩn thận và đúng cách để tránh nhiễm trùng. Bên cạnh đó, cần phải bôi thuốc có tác dụng tiêu diệt virus thuỷ đậu để bệnh nhanh chóng thuyên giảm.

Nhưng nếu không điều trị đúng cách, kịp thời thì dù đây là bệnh lành tính cũng sẽ gây ra những biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ như viêm não, nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, viêm phổi…

Chính vì lý do này, bệnh nhân không nên chủ quan, ngay khi có biểu hiện nghi ngờ thuỷ đậu, cần đến gặp bác sĩ để thăm khám, xét nghiệm thuỷ đậu để biết được chính xác tình trạng bệnh.

2. Xét Nghiệm Thuỷ Đậu Là Gì?

Xét nghiệm chẩn đoán thuỷ đậu được bác sĩ chỉ định trong trường hợp có những dấu hiệu nghi ngờ thuỷ đậu cần phải xác định nguyên nhân chính xác để định hướng điều trị đúng phương pháp và kịp thời.

Thông qua xét nghiệm kháng thể thuỷ đậu sẽ biết được cơ thể người bệnh có đang sản xuất ra các kháng thể với virus gây bệnh thuỷ đậu hay không. Nguyên lý của xét nghiệm này là dựa vào kháng thể của cơ thể chống lại virus gây bệnh. 

yeTaaaIryb16BblJHSEL0GphNiCfBTfTCn3izCyvZweHGrqIMhdh50rvXKAuBvtPP2vJ9vGfNIrGNnT6_1641241941.jpg
Tìm hiểu thông tin xét nghiệm thuỷ đậu

Nếu kết quả xét nghiệm này là dương tính thì đồng nghĩa với việc cơ thể bệnh nhân có kháng thể. Bên cạnh đó, những trường hợp đã từng tiêm vacxin thuỷ đậu cũng có kháng thể kháng virus thuỷ đậu.

Xét nghiệm máu có biết bị thủy đậu không? Những bệnh nhân nghi ngờ mắc thuỷ đậu, bác sĩ sẽ cần lấy mẫu máu tiến hành xét nghiệm, lọc dịch huyết thanh hoặc cũng có thể là lấy dịch của bọng nước nghi ngờ thuỷ đậu để tiến hành kiểm tra xem tình trạng này xảy ra là do thuỷ đậu hay bệnh lý nào khác gây nên.

Trong đó, những phương pháp xét nghiệm thuỷ đậu đang được áp dụng phổ biến hiện nay là:

  • Xét nghiệm PCR phát hiện sự hiện diện của virus thuỷ đậu trong mẫu máu.
  • Xét nghiệm huyết thanh học để tìm kháng thể IgG và IgM trong máu thông qua phương pháp miễn dịch hóa phát quang tự động dựa trên hệ thống máy ELISA hoặc máy Liaison.
  • Phát hiện tăng hiệu giá thể trong mẫu huyết thanh. Thông thường, đối với bệnh nhân mới nhiễm virus thuỷ đậu khoảng 2 tuần sẽ có hiệu giá kháng thể (IgG/IgM) tăng lên gấp 2 – 4 lần trước đó.

Tuỳ thuộc vào từng trường hợp của bệnh nhân và trung tâm tiến hành xét nghiệm sẽ có phương pháp xét nghiệm thuỷ đậu phù hợp khác nhau.

3. Kết Quả Xét Nghiệm Thuỷ Đậu

Thông qua kết quả xét nghiệm thuỷ đậu sẽ cho biết được có sự hiện diện của kháng thể virus thuỷ đậu hay không, cụ thể như sau:

Kháng thể IgG trong máu dương tính và IgM âm tính: Bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh thuỷ đậu không có những dấu hiệu lâm sàng. Trường hợp này cho thấy cơ thể bệnh nhân đang được bảo vệ trước sự tấn công của virus Varicella zoster (VZV) gây bệnh thuỷ đậu. Có thể, do trước đó bệnh nhân đã từng bị thuỷ đậu hoặc đã được tiêm phòng.

Không có kháng thể trong máu: Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân cần tiêm phòng vacxin để theo dõi tình trạng và phòng ngừa bệnh.

av2F9JGrVU1yFIeqDLUNjSNu8weqKE0SNonzt4PYrqd2nSRBTBKED2b8JWLPML1cTTCPweNAtvnuYOME_1641242012.jpg
Hiểu kết quả xét nghiệm thuỷ đậu như thế nào?

Kháng thể IgM dương tính, IgG dương hoặc âm tính: Nếu có kết này, thì đồng nghĩa với việc bệnh nhân mắc bệnh thuỷ đậu, cần phải điều trị kịp thời để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Trường hợp thai phụ bị thuỷ đậu, sẽ làm tăng nguy cơ gây ảnh hưởng đến thai nhi phụ thuộc vào tuần thai như sau:

3 tháng đầu của thai kỳ: Ở 3 tháng đầu, nguy cơ thai nhi mắc hội chứng thuỷ đậu bẩm sinh chiếm tỷ lệ là 0.4% với dấu hiệu đặc trưng là sẹo ở da. Bên cạnh đó, có thể kèm theo những bất thường khác như: Chậm phát triển, bị đục thuỷ tinh thể, bệnh lý liên quan đến võng mạc…

3 tháng giữa của thai kỳ: Nguy cơ thai nhi mắc hội chứng thuỷ đậu bẩm sinh chiếm tỷ lệ là 2%.

Trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu khi mang thai trong vòng 5 ngày trước khi sinh và 2 ngày sau khi sinh thì tỷ lệ tử vong của bé sơ sinh chiếm khoảng 25 – 30%.

Ngoài ra, việc xét nghiệm thuỷ đậu còn giúp bác sĩ ra quyết định xem có cần tiêm vacxin ngừa thuỷ đậu đối với người bình thường hoặc phụ nữ đang có ý định mang thai hay không.

4. Biện Pháp Phòng Ngừa Bệnh Thuỷ Đậu

  • Nên tiêm chủng thuỷ đậu ngay từ bé hoặc khi có ý định mang thai 3 tháng để phòng ngừa thuỷ đậu.
  • Chú ý vệ sinh thân thể sạch sẽ.
  • Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu nhạy cảm, nên tránh tiếp xúc với bệnh nhân đang mắc bệnh thuỷ đậu.
cLIee30lPhVSx7EfTtpad5KlJCgpKRZSlB25nCLHPQpSmfVjxyd7o6ybm30toqjQ6JCtyBQ7PLySzxBG_1641242042.jpg
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh thuỷ đậu?
  • ​​​​​​​Giữ vệ sinh môi trường tốt.

Khi bị nhiễm thuỷ đậu, để tránh bệnh tiến triển nghiêm trọng, gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe,  cần chú ý những vấn đề sau:

  • Tuyệt đối không gãi để tránh mụn nước bể làm lây lan sang các vùng da lành khi phát ban và tiếp tục phát ban mới.
  • Để giảm ngứa, thay vì gãi bạn có thể tắm với nước ấm để làm giảm cảm giác khó chịu hoặc nấu một số loại lá thảo mộc.
  • Để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, bạn có thể dùng thuốc xanh Methylen bôi vào các nốt mụn đã kết vảy.
  • Tuyệt đối không được dùng aspirin.
  • Tránh ăn những thực phẩm tanh như các loại hải sản: Tôm, cua, ghẹ, mực…

5. Xét Nghiệm Thuỷ Đậu Ở Đâu?

Giá xét nghiệm thuỷ đậu là bao nhiêu? Tuỳ thuộc vào cơ sở y tế và trung tâm tiến hành xét nghiệm có kỹ thuật máy móc, trang thiết bị và đội ngũ bác sĩ khác nhau, nên mức giá có thể chênh lệch. Để biết được mức giá chính xác nhất, bệnh nhân cần phải đến bệnh viện thăm khám, sau khi được bác sĩ chẩn đoán dựa vào dấu hiệu lâm sàng, lúc này bác sĩ sẽ tư vấn mức giá chính xác nhất cho bệnh nhân.

Nhìn chung, xét nghiệm thuỷ đậu không quá cao, chỉ khoảng dưới 400.000 VNĐ (mức giá tham khảo có thể thay đổi tùy thời điểm). 

KxLDOy7lBTjxOVvBAOy9Oyf1KkDau0JM8JqRrSPO2IIiidGBli3AiNX9XN6tzPHgSud9dkDgs0ds6USo_1641242076.jpg
Những địa chỉ uy tín xét nghiệm bệnh thuỷ đậu

Khi nghi ngờ mắc bệnh thuỷ đậu, bạn nên nhanh chóng đến các trung tâm y tế tiến hành xét nghiệm để biết chính xác tình trạng của mình và nhận được lời khuyên của bác sĩ.

Hiện nay, có rất nhiều trung tâm tiến hành xét nghiệm thuỷ đậu trên toàn quốc. Tuy nhiên, bạn nên chọn những địa chỉ uy tín để tiến hành thăm khám.

Những địa chỉ uy tín bạn có thể tham khảo như sau:

  • Bệnh viện Bạch Mai: Số 78 Giải Phóng, Phương Đình, Đống Đa, Hà Nội.
  • viện sốt rét – ký sinh trùng – côn trùng Trung Ương: 245 Lương Thế Vinh, Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội.
  • Bệnh viện Nhiệt Đới: Số 764 Võ Văn Kiệt, Phường 1, Quận 5, TP.HCM.
  • Viện Pasteur: Số 167 Pasteur, Phường 8, Quận 3, TP.HCM
  • Bệnh viện Da Liễu TP.HCM: 2 Nguyễn Thông, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Bên cạnh đó, nếu bạn vẫn còn nhiều thông tin thắc mắc, cần tư vấn thêm để có sự chuẩn bị và đặt lịch hẹn từ trước để sắp xếp thời gian có thể gọi đến hotline 19001717 – Diag Trung tâm xét nghiệm chẩn đoán y khoa tại TP.HCM để được tư vấn cụ thể.

Hy vọng thông qua bài viết này, đã chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về xét nghiệm thuỷ đậu, những dấu hiệu điển hình khi nhiễm thuỷ đậu và những trường hợp nên tiến hành xét nghiệm này. Ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền, không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui lòng gặp nhân viên y tế phù hợp để được tư vấn.