Bệnh sởi là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ và ngay cả người trưởng thành nếu không được tiêm phòng vacxin sởi đầy đủ. Mặc dù đây là bệnh lý không quá nguy hiểm, nhưng nếu không được chăm sóc, điều trị đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Vì thế phát hiện sớm bệnh thông qua xét nghiệm sởi có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vậy phương pháp này được thực hiện như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu tại bài viết này nhé!
Thông Tin Về Bệnh Sởi
Để hiểu rõ ý nghĩa của xét nghiệm sởi là gì, chúng ta cùng tìm hiểu thông tin về bệnh sởi, dấu hiệu nhận biết bệnh và những biến chứng mà căn bệnh này gây ra là gì.
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm, có khả năng lây lan qua đường hô hấp, gây ra bởi virus sởi. Bệnh sởi thường gặp vào mùa đông xuân và chủ yếu ở trẻ nhỏ. Nhưng thời gian gần đây, bệnh có thể gặp ở những người trưởng thành chưa được tiêm phòng hoặc chưa tiêm đủ mũi nhắc lại.
Khi mắc bệnh sởi, sẽ gây ra những triệu chứng đặc trưng là viêm long, phát ban, lên cơn sốt. Nếu tình trạng kéo dài có thể gây biến chứng viêm phổi, tiêu chảy, viêm giác mạc, nguy hiểm hơn là viêm não và đe dọa đến tính mạng đặc biệt là trẻ nhỏ. Vì thế, cha mẹ cần phải chú ý dấu hiệu bệnh để kịp thời đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa chẩn đoán sớm.
Chẩn Đoán Lâm Sàng Sởi Thể Điển Hình
Đối với bệnh sởi ở thể điển hình có thời gian ủ bệnh kéo dài từ 10 – 14 ngày, sau đó khởi phát bệnh trong thời gian khoảng 2 – 4 ngày. Khi khởi phát, sẽ gây ra những triệu chứng như viêm kết mạc, sốt cao, viêm long đường hô hấp và có nhiều trường hợp gặp tình trạng viêm thanh quản cấp.
Khi quan sát, có thể dễ dàng nhận thấy những hạt màu trắng có quần ban nhỏ với kích thước nhỏ chỉ từ 0,5 – 1mm xuất hiện nhiều ở khu vực miệng, còn được gọi là hạt Koplik.
Ở giai đoạn toàn phát sẽ kéo dài từ 2 – 5 ngày, trong thời gian này, bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng sốt cao kéo dài từ 3 – 4 ngày, kèm theo đó là hiện tượng toàn thân phát ban.
Ban đầu, ban xuất hiện đầu tiên ở phần mặt, mang tai sau gáy, nhưng về sau sẽ lan dần đến các khu vực tứ chi của bệnh nhân. Ban này có đặc điểm nhận dạng là có màu hồng dát sẩn, nhưng khi căng da ra thì ban ở vùng đó biến mất. Người bệnh sẽ hạ sốt khi phát ban toàn thân.
Khi bước vào giai đoạn hồi phục, các nốt ban trên cơ thể sẽ nhạt dần rồi bong tróc phần vảy. Nếu không xảy ra biến chứng thì bệnh nhân sẽ tự khỏi bệnh. Có một số trường hợp bệnh nhân gặp triệu chứng ho kéo dài từ 1 – 2 tuần rồi biến mất.
Chẩn Đoán Sởi Ở Thể Không Điển Hình
Sởi thể không điển hình là thể phát ban xảy ra không tuân theo các chẩn đoán lâm sàng thông thường, vì thế người bệnh thường không chú ý đến khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Những biểu hiện lâm sàng ở thể không điển hình là tình trạng sốt nhẹ, viêm long nhẹ, phát ban ít và toàn trạng tốt. Chính vì lý do này mà bệnh nhân rất dễ bỏ qua triệu chứng bệnh hoặc không biết đây là bệnh sởi khiến bệnh lây lan thành dịch.
Có một số trường hợp, bệnh nhân bị sốt cao kéo dài, cơ thể đau mỏi, viêm phổi và bị phát ban nhưng không rõ ràng.
Chẩn Đoán Bệnh Sởi Như Thế Nào?
Xét nghiệm sởi bằng cách nào chính là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân khi tìm hiểu về loại xét nghiệm này. Hiện nay, có nhiều phương pháp xét nghiệm bệnh sợi, nhưng có 3 xét nghiệm được áp dụng phổ biến là Measles IgM, Measles IgG và Measles PCR.
Xét Nghiệm Measles IgM
- Xét nghiệm Measles IgM có độ nhạy cao lên đến 96%.
- Độ đặc hiệu của xét nghiệm Measles IgM là: 99%.
Lấy mẫu xét nghiệm: Xét nghiệm máu có phát hiện sởi không? Đối với Xét Nghiệm Measles IgM sẽ lấy mẫu huyết thanh hay huyết tương của người bệnh (xét nghiệm huyết học) sau đó đựng trong ống nghiệm chứa chất chống đông Heparin rồi gửi đến trung tâm xét nghiệm tiến hành phân tích.
Đối với xét Nghiệm Measles IgM có khả năng phát hiện được sự hiện diện của kháng thể IgM trong mẫu xét nghiệm, đây là kháng thể đáp ứng miễn dịch đặc hiệu với virus bệnh sởi.
Thông thường, kháng thể IgM sẽ xuất hiện sau khoảng 4 – 5 ngày kể từ thời điểm người bệnh phát ban, rồi mất dần từ tuần thứ 7 trở đi và khi bước vào tuần thứ 8 thì kháng thể này sẽ biến mất hoàn toàn.
Nếu kết quả xét nghiệm sởi Measles IgM cho kết quả dương tính thì bác sĩ có thể biết được cấp độ của bệnh mà người bệnh đang gặp phải.
Xét nghiệm Measles IgG
- Xét nghiệm Measles IgG có độ nhạy cao lên đến 96%.
- Độ đặc hiệu của Xét nghiệm Measles IgG là 99%.
Lấy mẫu xét nghiệm: Xét nghiệm Measles IgG sẽ cần lấy mẫu huyết thanh hoặc huyết tương của người bệnh, rồi đựng trong ống nghiệm có chứa chất chống đông Heparin đã chuẩn bị trước để gửi đến trung tâm xét nghiệm tiến hành phân tích.
Kháng thể IgG có sự khác biệt so với kháng thể IgM là thời gian xuất hiện cao nhất sau 4 tuần phát bệnh và tiếp tục tồn tại một thời gian dài sau khi nhiễm trùng.
Nếu kết quả lần đầu tiên làm xét nghiệm Xét nghiệm Measles IgG thì có thể cần tiến hành lại sau khoảng 2 tuần. Ở lần xét nghiệm này sẽ giúp xác định được sự tăng trưởng của hiệu giá kháng thể. Trường hợp giá trị này tăng gấp 4 lần giá trị xét nghiệm lần đầu tiên thì đem lại giá trị cao trong chẩn đoán.
Xét nghiệm Measles PCR
Xét nghiệm Measles PCR sẽ lấy mẫu xét nghiệm bằng cách: Dùng dụng cụ phết hầu họng để lấy mẫu dịch trong giai đoạn từ 1 – 3 ngày tính từ ngày có dấu hiệu phát ban.
RT-PCR (Real time PCR) là phương pháp kỹ thuật sinh học được thực hiện nhằm mục đích xác định các virus sởi. Bên cạnh đó, thông qua xét nghiệm Measles PCR còn có thể phát hiện ra các RNA của sởi ngay ở giai đoạn ủ bệnh, đồng thời có giá trị chẩn đoán cao ngay cả khi các kháng thể IgG và IgM chưa xuất hiện.
Về độ nhạy tương ứng đối với định lượng và sử dụng các gen của xét nghiệm Measles PCR như sau:
- Gene F (fusion): 93%.
- Gene N (nucleoprotein): 100%
- Gene H (hemagglutinin): 82%
Riêng đối với độ đặc hiệu của tất cả xét nghiệm trên đều đạt mức tuyệt đối 100%.
Phương Pháp Chẩn Đoán Phân Biệt Bệnh Sởi
Chẩn đoán bệnh sởi với bệnh Rubella
Xét nghiệm sởi quai bị rubella được thực hiện trong trường hợp triệu chứng lâm sàng có thứ tự phát ban lộn xộn và ít xảy ra tình trạng viêm long.
Phương pháp xét nghiệm được thực hiện như sau: Xét nghiệm định lượng những kháng thể rubella IgM hoặc IgG thông qua 3 phương pháp là Elisa, Abbott, Cobas.
Chẩn đoán phân biệt nhiễm Enterovirus type 71 (EV71)
Trường hợp bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng như: Phát ban không theo trình tự kèm theo tình trạng rối loạn tiêu hoá.
Phương pháp tiến hành xét nghiệm bao gồm:
Xét nghiệm nhanh EV71: Được thực hiện nhằm mục đích xác định nhanh sự hiện diện của kháng thể EV171 trong cơ thể người bệnh. Tuy nhiên, xét nghiệm này vẫn có điểm hạn chế là tỷ lệ dương tính giả khá cao.
Xét nghiệm RT-PCR EV71: Đây là xét nghiệm cho kết quả nhanh và độ chính xác cao, được áp dụng phổ biến ở đa số các phòng xét nghiệm chuyên sâu.
Bệnh do Mycoplasma pneumoniae
Triệu chứng lâm sàng của bệnh Mycoplasma pneumoniae tương tự như bệnh sởi nên dễ gây nhầm lẫn như: Sốt nhẹ, bị đau đầu, viêm phổi không điển hình.
Phương pháp xét nghiệm được áp dụng là: Test huyết thanh Mycoplasma pneumoniae IgA, IgG, IgM.
Bệnh sốt mò
Bệnh sốt mò có những triệu chứng lâm sàng điển hình là có vết loét do côn trùng cắn gây ra.
Phương pháp tiến hành xét nghiệm như sau:
- Xét nghiệm Rickettsia bằng phương pháp sinh học phân tử khuếch đại gen PCR.
- Test nhanh Rickettsia.
Chẩn đoán nhiễm virus Epstein-Barr (EBV)
Khi bị nhiễm virus Epstein-Barr (EBV) sẽ gây ra những triệu chứng lâm sàng như: Tăng bạch cầu đơn nhân.
Phương pháp xét nghiệm được thực hiện là:
- Phương pháp xác định tải lượng EBV DNA trong máu bằng phương pháp RT-PCR.
- Kỹ thuật Elisa có khả năng phát hiện kháng thể IgA, IgM, IgG và cả kháng nguyên vỏ EBV.
Xét Nghiệm Sởi Tại Nhà
Xét nghiệm sởi ở đâu? Bạn nên đến những trung tâm y tế, bệnh viện lớn uy tín để tiến hành xét nghiệm, đảm bảo độ chính xác và nhận được sự tư vấn phù hợp nhất của bác sĩ.
Có thể xét nghiệm sởi tại nhà không cũng là một vấn đề nhiều người quan tâm vì sự tiện lợi, đỡ mất thời gian di chuyển nhiều khi tình trạng sức khỏe không tốt và nhiều nguyên nhân khác.
Hiện nay, có nhiều bệnh viện, trung tâm xét nghiệm có cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm sởi tại nhà như sau:
Khách hàng sẽ không cần phải đến bệnh viện, mà có thể gọi đến hotline hoặc đăng ký trực tuyến qua website để hẹn lịch lấy mẫu xét nghiệm sởi tại nhà.
Sau khi tiếp nhận thông tin, chốt lịch hẹn sẽ có chuyên viên y tế đến tận nhà khách hàng để lấy mẫu đúng như quy trình ở bệnh viện, đảm bảo độ chính xác, an toàn, nhanh chóng rồi đưa mẫu đến trung tâm xét nghiệm tiến hành phân tích.
Xét nghiệm sởi bao lâu có kết quả? Tuỳ thuộc vào trung tâm tiến hành xét nghiệm, thời gian có kết quả sẽ khác nhau. Nếu nhanh nhất thì kết quả sẽ có ngay sau khoảng vài giờ lấy mẫu với độ chính xác cao.
Vậy nhận kết quả như thế nào? Khách hàng cũng không cần phải đến bệnh viện lấy mẫu mà có thể nhận qua nhiều hình thức khác nhau sao cho phù hợp nhất với nhu cầu khách hàng và dịch vụ mà nơi tiến hành xét nghiệm cung cấp như trả kết quả qua điện thoại, tại nhà hay trên website…
Bên cạnh đó, khi có kết quả, sẽ có chuyên viên y tế, bác sĩ gọi điện tư vấn trực tuyến, đưa ra hướng điều trị và chăm sóc phù hợp nhất theo từng trường hợp cụ thể.
Nếu cần tìm hiểu thêm thông tin liên quan đến xét nghiệm sởi, bạn cũng có thể gọi đến hotline 19001717 Diag Trung tâm xét nghiệm chẩn đoán y khoa uy tín tại TP.HCM để được tư vấn cụ thể, chi tiết nhất và bạn có thể đặt lịch hẹn nhanh chóng thông qua hotline.
Như vậy, sởi là bệnh lý truyền nhiễm mặc dù không quá nguy hiểm nhưng không nên coi nhẹ vì nếu chăm sóc không đúng cách sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Vì thế, chủ động xét nghiệm sởi là cách phát hiện sớm và đúng bệnh để có cách chăm sóc, điều trị hiệu quả nhất.
Để tham khảo về các nhóm xét nghiệm và bảng giá, quý khách vui lòng truy cập Tại Đây.
Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền, không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui lòng gặp nhân viên y tế phù hợp để được tư vấn.