Trở lại

Xét Nghiệm Sắt Huyết Thanh Chẩn Đoán Bệnh Gì?

Khi lượng sắt huyết thanh trong cơ thể thay đổi bất thường, dù cao hơn hay thấp hơn so với mức bình thường trong máu cũng là dấu hiệu cảnh báo sức khoẻ đang có vấn đề. Vậy làm thế nào để phát hiện ra tình trạng này? Đó chính là dựa vào xét nghiệm sắt huyết thanh. Thông qua xét nghiệm này, sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng hiện tại của cơ thể bệnh nhân, góp phần đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả và kịp thời.

Tầm Quan Trọng Của Sắt Huyết Thanh

Để hiểu được tại sao nên xét nghiệm sắt huyết thanh, chúng ta cần tìm hiểu về tầm quan trọng của sắt huyết thanh đối với cơ thể là gì.

Sắt là một trong những khoáng chất cần thiết cho cơ thể nhưng chỉ có thể bổ sung qua một con đường duy nhất là đường ăn uống.

Nếu trong quá trình ăn uống bình thường, thì lượng sắt đi vào cơ thể chỉ được hấp thụ ở lượng rất thấp, khoảng dưới 10% lượng sắt được hấp thụ.

YgM1LIVBnOQgrYuqAPsEHex4nNLo6UVgP4eUkBZyecwuuV7eKGlIPgG4aqodCFtA6Q56s1id6kCy6dHJ_1620375220.jpg
Chúng ta hấp thụ chất sắt thông qua các loại thực phẩm

Sắt đi vào cơ thể chúng ta ở dạng hydroxit hoặc muối của Fe3+. Sau đó, hợp chất của sắt sẽ bắt đầu bị phân ly thành ion tự do hoặc cũng có thể kết hợp với chất hữu cơ. Cuối cùng, Fe3+ bị khử từ thức ăn chuyển về dạng Fe2+ đây là dạng dễ hấp thụ hơn.

Khi được hấp thụ vào các mạch máu, ion Fe2+ sẽ bị oxy hoá rồi chuyển thành Fe3+ để gắn với các protein đặc hiệu transferrin ở dạng vận chuyển, đồng thời có sự tham gia của ceruloplasmin hoạt động xúc tác. Đa phần các transferrin này sẽ được vận chuyển đến tủy xương và sẽ bắt đầu quá trình tạo ra hemoglobin.

Bên cạnh đó, một phần khác sắt sẽ được dự trữ ở dạng ferritin và hemosiderin trong gan, ruột, tuỷ xương.

Về vai trò, sắt là một khoáng chất không thể thiếu tham gia vào quá trình hô hấp, góp phần tạo nên myoglobin, hemoglobin vận chuyển O2 đến các tế bào trên khắp cơ thể.

Bên cạnh đó, ion sắt cũng là thành phần không thể thiếu của các enzyme catalase, flavoprotein nội tế bào, peroxidase hay cytocrom, các protein Fe-S vận chuyển…

Tuỳ theo độ tuổi, giới tính, sự phát triển của cơ thể… mà nhu cầu sắt ở mỗi người sẽ có sự khác biệt. Đối với phụ nữ, các quá trình như kinh nguyệt, mang thai, cho con bú thì nhu cầu sắt cũng sẽ cao hơn bình thường.

Nếu như không cung cấp đủ lượng sắt cần thiết cho cơ thể, khiến cho nồng độ sắt trong máu giảm, lúc này cơ thể sẽ cần dùng đến lượng sắt dự trữ và khiến cho nguồn dự trữ cạn kiệt sẽ gây ra tình trạng thiếu máu, thiếu sắt.

Ngược lại, hấp thụ quá nhiều lượng sắt một cách dư thừa cũng chưa hẳn tốt. Điều này sẽ gây hại cho các cơ quan trong cơ thể như gan, tụy, tim mạch… Nếu lượng sắt tích lũy quá mức sẽ làm tăng nguy cơ suy giảm chức năng và các cơ quan gây ra tình trạng suy đa tạng rất nguy hiểm.

Xét Nghiệm Sắt Huyết Thanh Là Gì?

Xét nghiệm sắt huyết thanh để làm gì? Xét nghiệm sắt huyết thanh là xét nghiệm được thực hiện nhằm mục đích đo lường hàm lượng sắt trong huyết thanh của bệnh nhân. Cụ thể lượng sắt ở đây bao gồm sắt tự do, dạng dự trữ Ferritin và cuối cùng là dạng vận chuyển kết hợp cùng transferrin toàn tại trong máu và được vận chuyển đi khắp cơ thể.

0twpMnso8PcN8d4os3Akt159U8m3sO8h5ZPy5hUnK5Mo8rexZqfsuk1Ml31qhgU943HZbdax7OwMhkII_1620375293.jpg
Mục đích của xét nghiệm sắt huyết thanh

Vì hàm lượng sắt có mặt trong máu không cố định mà liên tục thay đổi trong cùng 1 ngày hay có thể thay đổi từ ngày này sang ngày khác nên thông thường, xét nghiệm sắt huyết thanh sẽ được đo cùng với một số xét nghiệm sắt khác như xét nghiệm khả năng gắn sắt tối ưu (TIBC).

Thông qua kết quả độ bảo hoà Transferrin sẽ phản ánh được lượng sắt trong máu đang ở mức độ nào.

Xét nghiệm sắt huyết thanh và ferritin là một trong những xét nghiệm cần thiết đối với những bệnh nhân đang có dấu hiệu liên quan đến chứng thừa hay thiếu sắt quá mức, để bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

Xét Nghiệm Sắt Huyết Thanh Chỉ Định Trong Trường Hợp Nào?

Xét nghiệm sắt huyết thanh thường được bác sĩ chỉ định trong những trường hợp như sau:

Khi bệnh nhân thực hiện những xét nghiệm trong kiểm tra tổng quát có kết quả tổng phân tích máu, hemoglobin cho kết quả bất thường.

1xSrjc7eevKTXbyhRA4AtLucf3scwArmFXYVtpxl8jQ97b3znLrsQSElwFH36sarUSJALQjjLomHuo2D_1620375358.jpg
Những dấu hiệu thiếu máu, thiếu sắt cần chú ý

Trường hợp bạn nghi ngờ bản thân mắc bệnh thiếu máu, thiếu sắt khi có những triệu chứng bất thường dưới đây, thường bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm Ferritin để kiểm tra:

  • Da xanh xao.
  • Lưỡi nhợt hơn bình thường, nhẵn do mất hay bị mòn gai lưỡi.
  • Niêm mạc nhợt nhạt, tóc, lông và móng tay có cảm giác khô và dễ gãy.
  • Người mệt mỏi.
  • Dễ bị hoa mắt, chóng mặt, nhất là khi đột ngột thay đổi tư thế.
  • Bị tức ngực.
  • Hoạt động thể lực và trí lực bị giảm sút…

Những Lưu Ý Khi Thực Hiện Xét Nghiệm Sắt Huyết Thanh

Vậy khi xét nghiệm sắt huyết thanh có cần lưu ý gì không? Đối với xét nghiệm này, bạn cần lưu ý phải nhịn ăn uống trong thời gian khoảng 12 tiếng trước thời điểm tiến hành xét nghiệm. Tuy nhiên, vẫn có thể uống một lượng nước lọc vừa đủ.

Thời điểm lý tưởng để tiến hành xét nghiệm là vào buổi sáng, trước 10 giờ vì đây là khoảng thời gian nồng độ huyết thanh trong máu đạt ở mức cao nhất.

Để thực hiện xét nghiệm, sẽ cần lấy mẫu máu tĩnh mạch thường ở vị trí cánh tay hay mu bàn tay của bệnh nhân. Quá trình lấy máu tương đối đơn giản, bệnh nhân không cần quá lo lắng, nên nghe theo chỉ dẫn của chuyên viên y tế để việc lấy mẫu máu diễn ra thuận lợi.

nKDsRN9qX7V9rmmc9XzqVN36cUnjsDUhA48fZ17crclNUQZ9Mt4bNCf97f53au88yNH5gwNTkr8xmbBM_1620375445.jpg
Những lưu ý quan trọng khi xét nghiệm sắt huyết thanh

Một vấn đề cần lưu ý tiếp theo, do hàm lượng sắt thực tế trong cơ thể tại thời điểm xét nghiệm có nguy cơ tăng cao hay giảm xuống tạm thời bởi một số tác dụng của thuốc điều trị, điển hình là thuốc tránh thai. Đây chính là nguyên nhân khiến lượng sắt huyết thanh bị sai lệch đáng kể, gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Vì thế, nếu đang sử dụng thuốc điều trị, kể cả thuốc kê đơn và không kê đơn, bạn nên chủ động thông báo với bác sĩ để có hướng xử lý, tránh làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Trong một số trường hợp, có thể bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nên tạm thời ngưng thuốc.

Nhưng nếu bạn không thể ngưng sử dụng thuốc, thì việc thông báo loại thuốc sử dụng cũng có ít trong việc giúp bác sĩ tính đến hiệu ứng của thuốc trong quá trình phân tích kết quả xét nghiệm sắt huyết thanh.

Bên cạnh thuốc điều trị, vẫn còn những yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến kết quả chỉ số sắt huyết thanh mà người bệnh cần lưu ý trước khi xét nghiệm như sau:

  • Thực phẩm giàu chất sắt, thực phẩm chức năng, vitamin B12.
  • Trường hợp bệnh nhân vừa mới truyền máu trong thời gian gần đây.
  • Sử dụng các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, thuốc cefotaxim, chloramphenicol… có thể khiến nồng độ sắt tạm thời tăng cao.
  • Aspirin, thuốc metformin, ACTH với liều lượng cao có thể nồng độ sắt giảm xuống.
  • Người bị căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến nồng độ sắt khiến chất sắt trong máu hạ xuống mức thấp.
  • Tình trạng viêm, người bị tăng lipid máu cũng làm tăng nguy cơ gây giả tạo hàm lượng sắt.

Kết Quả Xét Nghiệm Sắt Huyết Thanh Bình Thường

Kết quả xét nghiệm sắt huyết thanh sẽ được đo với đơn vị mg/dL. Về phạm vi giá trị bình thường của xét nghiệm này là:

  • Hàm lượng sắt: Dao động trong khoảng 60 – 170 mg/dl.
  • Độ bão hoà transferrin: 25 – 35%.
  • Khả năng gắn sắt tối ưu (TIBC): 240 – 450 mg/dl.
vC2x7idk2rHdCsYnXqDOR7pbrVTEKxkW2W0OnybzNAQduFVobUnPVtXHW1lUlQvkZmO9Ksfu23Fpwz4h_1620375523.jpg
Giá trị bình thường của xét nghiệm sắt huyết thanh

Trong đó, định lượng transferrin sẽ có thể biết được lượng khoáng chất hiện tại bởi đây là một loại protein máu, đảm nhiệm vai trò vận chuyển sắt đi khắp cơ thể.

Còn TIBC có vai trò giúp đánh giá hiệu quả hoạt động của transferrin cũng rất cần thiết trong việc chẩn đoán bệnh lý.

Ý Nghĩa Chỉ Số Sắt Huyết Thanh

Ý nghĩa xét nghiệm sắt huyết thanh sẽ biết được hàm lượng sắt trong máu của bệnh nhân đang ở mức cao hay thấp. Từ đó, giúp bác sĩ đưa ra những phương pháp điều trị hiệu quả.

Về nguyên nhân khiến cho hàm lượng sắt huyết thanh thay đổi bất thường được chia theo hai nhóm nguyên nhân sau:

1. Nguyên nhân giảm lượng sắt huyết thanh

Nguyên nhân khiến cho lượng sắt huyết thanh giảm xuống mức thấp hơn bình thường phổ biến là:

  • Bệnh nhân bị thiếu máu do thiếu sắt.
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu sắt nghiêm trọng.
  • Những nguyên nhân gây giảm hấp thụ sắt.
  • Bệnh nhân bị mất máu qua đường tiêu hoá, tiết niệu, sản phụ khoa.
EdSA21lNtVw7mk2r0ThEr2EhBJHHmgMjzs7isyySBp695VNl9E7URdzmoC9N7A3LtaeHLS6WvymPNwZZ_1620375658.jpg
Những nguyên nhân khiến chỉ số sắt huyết thanh giảm

Nhu cầu sắt của cơ thể tăng cao trong các giai đoạn như: Cơ thể sinh trưởng, phụ nữ mang thai, chu kỳ kinh nguyệt sẽ gây mất khoảng 3 – 8 mg sắt trong mỗi kỳ kinh, bệnh nhân sau phẫu thuật, mắc hội chứng viêm điển hình là bệnh tạo keo giai đoạn hoạt động, bị nhiễm trùng cấp hoặc mạn, mắc bệnh ung thư hay bệnh lý u tân sinh.

Những nguyên nhân khác gây thiếu hụt sắc: Bị bỏng rộng, suy giáp, hội chứng tăng ure máu, hội chứng thận hư thường do nguyên nhân mất các protein mang sắt qua đường tiểu.

2. Nguyên nhân tăng lượng sắt huyết thanh

Sắt huyết thanh tăng cao có thể do những nguyên nhân như sau:

  • Người bệnh sử dụng những thực phẩm giàu chất sắt, vitamin B6 và vitamin B12 một cách dư thừa.
  • Bên cạnh đó, chỉ số sắt huyết thanh tăng cao có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý như:
  • Thiếu máu tán huyết: Đây là tình trạng hồng cầu bị vỡ hàng loạt có nguyên nhân do sự bất thường của đời sống hồng cầu.
  • Ngộ độc sắt: Khi dùng quá nhiều thực phẩm chứa chất sắt một cách dư thừa dẫn đến ngộ độc.
  • Các bệnh lý về gan: Viêm gan, hoại tử tế bào gan.

Chi Phí Xét Nghiệm Sắt Huyết Thanh

Về chi phí xét nghiệm sắt huyết thanh, trong trường hợp nghi ngờ, bạn cần đến bệnh viện thăm khám để bác sĩ chỉ định loại xét nghiệm phù hợp.

Đối với xét nghiệm sắt huyết thanh thì chi phí ở mỗi nơi là khác nhau, dựa vào nhiều yếu tố như quá trình thăm khám, cơ sở tiến hành thăm khám, đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật y tế… Để biết được mức giá chính xác, bạn nên nhờ bác sĩ phụ trách tư vấn cụ thể hơn.

Nhìn chung, về chi phí xét nghiệm sắt huyết thanh không quá cao chỉ dao động khoảng từ vài trăm ngàn. Đây là mức giá khá hợp lý cho 1 lần xét nghiệm để kịp thời phát hiện ra những bất thường của cơ thể.

Để tìm hiểu thêm thông tin liên quan đến xét nghiệm sắt huyết thanh, bạn có thể liên hệ đến hotline 19001717 – Diag để được hỗ trợ và đặt lịch hẹn nhanh chóng nhất.

Như vậy, xét nghiệm sắt huyết thanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc kiểm tra sự bất thường của nồng độ sắt huyết thanh, để kịp thời đưa ra những phác đồ điều trị hiệu quả, kịp thời ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, về kết quả xét nghiệm này, tốt nhất bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn cụ thể theo trường hợp của mình để nhận được lời khuyên hữu ích nhất!

Để tham khảo về các nhóm xét nghiệm và bảng giá, quý khách vui lòng truy cập Tại Đây.

Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền, không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui l&ograve