Table of Contents


Xét nghiệm PLT là một loại xét nghiệm máu phổ biến trong công tác khám chữa bệnh hiện nay. Xét nghiệm PLT giúp đếm số lượng tiểu cầu trong máu. Từ đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc chẩn đoán cũng như xác định một số căn bệnh về rối loạn như đông máu, u tủy xương hay ung thư máu, thiếu máu hoặc các vấn đề liên quan đến tiểu cầu. Cùng tìm hiểu chỉ số PLT trong xét nghiệm máu là gì cũng như ý nghĩa của chỉ số xét nghiệm qua những thông tin dưới đây!

MudBGMxyF0AiqD5OFpcaiCGkFrwplxTNyiuXqya81D3FYi7hdlNzeZuVh4tzSfFqPjxmy1KxnA2iy6IE_1640920005.jpg
Xét nghiệm PLT giúp đếm số lượng tiểu cầu trong máu giúp chẩn đoán các bệnh liên quan đến máu và tiểu cầu

1. Tìm Hiểu Xét Nghiệm PLT Là Gì?

PLT được biết là viết tắt của cụm từ Platelet Count (tiếng việt được hiểu là đếm tiểu cầu). Trong đó xét nghiệm PLT giúp đếm số lượng tiểu cầu trong một đơn vị thể tích máu. Các rối loạn tiểu cầu là một trong những dấu hiệu nguy hiểm. Chính vì vậy việc thực hiện xét nghiệm PLT là vô cùng quan trọng để nắm bắt được chỉ số của cơ thể.

Đối với những người bình thường, chỉ số xét nghiệm PLT dao động trong mức 150 – 400G/L. Trung bình chỉ số này thường ở ngưỡng 200G/L. Tương đương với trong 1 lít máu sẽ có khoảng 200 hoặc từ 150 – 400 tỷ các tế bào tiểu cầu.

HJwFozISSbDtrTbe7Z8av9VgZdHA3axfkX3G5t6Ukr0w1a0upeKuULiSQ5GNakVLbgXDWfP7Ul7UenDX_1640920117.jpg
Xét nghiệm PLT là xét nghiệm giúp đếm số lượng tiểu cầu trong một đơn vị thể tích máu

2. Xét Nghiệm PLT Thường Được Chỉ Định Khi Nào?

Khi nào cần thực hiện xét nghiệm PLT cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bên cạnh đó xét nghiệm đếm tiểu cầu cũng có thể được chỉ định tiến hành thực hiện trong các xét nghiệm máu thường xuyên khi khám và điều trị bệnh. Đặc biệt khi bệnh nhân bị chảy máu không rõ nguyên nhân hoặc xuất hiện các vết bầm trên cơ thể hoặc chảy máu các vết thương nhỏ nhưng không cầm được máu bác sĩ sẽ chỉ định đi xét nghiệm PLT. Cụ thể một số trường hợp sau:

  • Chảy máu không rõ nguyên nhân
  • Cơ thể xuất hiện nhiều vết bầm tím trên cơ thể không rõ nguyên nhân
  • Chảy máu ở những vết thương nhỏ nhưng rất khó để cầm máu
  • Xuất huyết dạ dày hay các bệnh xuất huyết mãn tính
  • Những người đang bị mắc các bệnh như: ung thư máu, u tủy xương, lupus,… cũng nên thực hiện các xét nghiệm tiểu cầu để đánh giá và kiểm tra tình trạng bệnh
  • Những bệnh nhân bị mắc các bệnh lý về thận
  • Người đang trong giai đoạn điều trị xạ trị hay hóa trị
  • Bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc điều trị như sulfa, digoxin, valium, nitroglycerin. quinidine…

Đối với các bệnh nhân khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường trên cơ thể cũng cần đến bệnh viện để thực hiện xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ.

QvkmjCeXUObw8OSKh3LmHITow64XGYEnahEm8jZunWShg7bMVz4t3a9FB3rkBQknS0TuOeZRRAAuiHcF_1640920149.jpg
Xét nghiệm PLT được chỉ định khi bệnh nhân bị chảy máu không rõ nguyên nhân, xuất hiện các vết bầm trên cơ thể hay người mắc các bệnh lý liên quan

3. Quy Trình Xét Nghiệm PLT Diễn Ra Như Thế Nào?

Quy trình thực hiện xét nghiệm PLT thường diễn ra theo các bước sau đây:

Bước 1: bệnh nhân bước đầu xuất hiện những dấu hiệu bất thường trên cơ thể. Sau đó để bác sĩ thăm khám sơ bộ và được chỉ định làm xét nghiệm

Bước 2: Lấy máu xét nghiệm. Xét nghiệm PLT là một trong những dạng xét nghiệm máu thông thường. Bằng cách lấy mẫu máu từ tĩnh mạch ở phía bên trong khuỷu tay bằng một ống kim tiêm chuyên dụng.

Bước 3: Đựng mẫu xét nghiệm trong một chiếc ống nghiệm kín để bảo quản. Sau đó đưa mẫu xét nghiệm vào máy xét nghiệm chuyên dụng và phân tích

8h9TicOJ0XaiZdYbnqQQ72QpI6TRVXpgiGSxA5KOKu4fP7WYYzIKznDIgMmqtHwww8tnqiwwukbufuSa_1640920195.jpg
Quy trình thực hiện xét nghiệm PLT gồm 4 bước, được thực hiện đầy đủ đảm bảo quá trình xét nghiệm an toàn và cho kết quả chính xác

Bước 4: Nhận kết quả xét nghiệm và bác sĩ đưa ra kết luận chi tiết để bệnh nhân có thể nắm rõ tình trạng cơ thể cũng như bệnh tình của mình (nếu có)

4. Ý Nghĩa Của Chỉ Số PLT

Chỉ số PLT được đánh giá là một trong những loại chỉ số vô cùng quan trọng trong việc chẩn đoán tình trạng sức khỏe cũng như chẩn đoán sớm một số căn bệnh liên quan đến máu. Đặc biệt là đông máu.

4.1. Với những bệnh nhân có chỉ số PLT thấp

Bệnh nhân có chỉ số PLT thấp thường có chỉ số nhỏ hơn 150G/L. Các bệnh nhân này thường có nguy cơ mắc phải chứng rối loạn đông máu. Chỉ cần có một vết thương rất nhỏ bệnh nhân cũng có thể mất nhiều máu hơn rất nhiều so với những người bình thường khác. Một số trường hợp nghiêm trọng hơn có thể bị chảy máu tự phát.

Trường hợp chảy máu tự phát được đánh giá là đặc biệt nguy hiểm nếu bệnh nhân gặp phải những biến cố tai nạn bất ngờ xảy ra trong cuộc sống. Trong đó máu sẽ không thể tự động được và có khả năng tử vong cao do mất máu quá nhiều.

Một số nguyên nhân khiến cho chỉ số PLT thấp hoặc bị giảm là do thay thế tủy xương hoặc ức chế, bệnh nhân bị phì đại lách hoặc ban xuất huyết sau khi truyền máu. Một số trường hợp bị giảm tiểu cầu do miễn dịch đồng loại ở trẻ sơ sinh

4.2. Với các bệnh nhân có chỉ số xét nghiệm PLT cao

Với chỉ số từ 450G/L được đánh giá là chỉ số xét nghiệm cao hơn ngưỡng bình thường. Lúc này tiểu cầu kết dính lại với nhau gây nên hiện tượng những cục máu đông. Các cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu đồng thời cản trở quy trình lưu thông của máu có nguy cơ cao gây nên đột quỵ.

Sự xuất hiện và hình thành những cục máu đông này có thể làm tắc nghẽn máu ở trong tim. Cơ bản dẫn đến các biến chứng vô cùng nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim

Xét các nguyên nhân dẫn đến chỉ số xét nghiệm PLT tăng cao phần lớn là do các bệnh viêm, xơ hóa tủy xương, rối loạn tăng sinh tủy xương hoặc từng phẫu thuật cắt bỏ lá lách.

Tùy từng trường hợp sức khỏe của mỗi người giá trị của chỉ số PLT cũng có sự khác biệt. Giá trị của chỉ số PLT cũng phụ thuộc vào các yếu tố khác như yếu tố tâm lý, độ tuổi, giới tính, chủng tộc hoặc độ chính xác của các thiết bị xét nghiệm. Để đảm bảo tính chính xác cũng như xác định cơ thể khỏe mạnh. Các bạn nên đi kiểm tra và thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên. Từ đó thông qua các chỉ số xét nghiệm có thể kịp thời nhận ra những khác thường của cơ thể để có phương pháp điều trị kịp thời.

5. Các Bệnh Lý Dẫn Đến Chỉ Số PLT Bất Thường Có Điều Trị Được Không?

Đây chắc chắn là một trong những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm và cần được giải đáp. Tất cả những bất thường trong chỉ số PLT liên quan đến chỉ số PLT thấp hoặc quá cao đều là những tình trạng rất nguy hiểm. Trong đó tùy theo các nguyên nhân cũng như tình trạng của người bệnh mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ đánh giá cũng như áp dụng những phương pháp điều trị khác nhau. Trong đó:

Với những bệnh nhân có bệnh nhẹ hoàn toàn có thể khắc phục bằng việc thực hiện cách chăm sóc cũng như chế độ dinh dưỡng phù hợp. Trong quá trình đó các bác sĩ sẽ theo dõi và ngưng biện pháp điều trị để quan sát tình hình cũng như tiến triển của người bệnh ra sao

Với những bệnh nhân bị bệnh nặng và có các chuyển biến xấu về mặt lâm sàng thường được khuyên:

  • Tránh thực hiện các môn thể thao nặng cũng như vận động mạnh
  • Tuyệt đối tránh các hoạt động có nguy cơ cao gây nên tình trạng bầm tím hoặc chảy máu cho cơ thể.
  • Không sử dụng rượu bia cũng như các chất kích thích trong cuộc sống thường nhật. Tốt nhất là nên ngưng sử dụng rượu bia

Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó tuyệt đối không nên sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng đến tiểu cầu như thuốc kháng sinh aspirin và ibuprofen.

FSQKMg5wKXDQorFcxxPvW881y3CGzTdYSvhgIHSvLF1kLGjfKEpDIjTvJdd0ePAHVcpDHWE673I4MnIo_1640920285.jpg
Tùy theo các nguyên nhân cũng như tình trạng của người bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp nhất
  • Nên đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên, khám định kỳ và đặt lịch hẹn cụ thể với bác sĩ để được theo dõi bệnh tình sát sao.
  • Nếu có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe cần báo ngay cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, chẩn đoán cũng như chữa trị kịp thời.

Xét nghiệm chỉ số PLT là dạng xét nghiệm phổ biến hiện nay. Tuy nhiên để đảm bảo tính chính xác cao các bạn nên đến các trung tâm xét nghiệm, cơ sở y tế có cơ sở vật chất cao và đội ngũ y tế, bác sĩ chuyên nghiệp. Trong quá trình xét nghiệm nếu có bất kỳ vấn đề gì cần thông báo cho bác sĩ.

Ngoài ra, cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị để mang lại kết quả tốt. Người bệnh cũng nên xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng cũng như vận động phù hợp. Tránh các hoạt động mạnh có nguy cơ gây bầm tím, chảy máu. Không nên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,… Đặc biệt duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ để bảo vệ cơ thể mình. Cần báo ngay cho bác sĩ khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường.

Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền, không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui lòng gặp nhân viên y tế phù hợp để được tư vấn.