Trở lại

Hiểu Kết Quả Xét Nghiệm Nước Tiểu Như Thế Nào?

Xét nghiệm nước tiểu được bác sĩ chỉ định đối với các trường hợp nghi ngờ bệnh nhân mắc các bệnh rối loạn như viêm đường tiểu, bệnh đái tháo đường và bệnh liên quan đến chức năng thận. Nhờ vào việc phân tích các chất hiện diện trong nước tiểu khi tiến hành xét nghiệm sẽ giúp kiểm tra được những dấu hiệu bất thường và tìm ra nguyên nhân gây bệnh, nhằm hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả.

Xét Nghiệm Nước Tiểu Là Gì?

Xét nghiệm nước tiểu là phương pháp y khoa hiện đại được sử dụng để chẩn đoán các bệnh lý. Phương pháp xét nghiệm nước tiểu được sử dụng phổ biến nhất là phân tích nước tiểu (UA). Bên cạnh đó còn có các xét nghiệm khác là nuôi cấy nước tiểu và nồng độ điện giải nước tiểu.

Sau khi có mẫu xét nghiệm, các bác sĩ sẽ tiến hành phân tích nhằm tìm ra các thông số mục tiêu bằng cách quan sát bằng mắt thường để phân tích màu sắc, mùi và các chất trong nước tiểu một cách tổng quan. Tiếp đến là dùng que cấy để phân tích và quan sát mẫu nước tiểu bằng cách chụp hiển vi ánh sáng.

xALbIk2kfV24wgNpIri0HFzqlyK7BywAyr92Q4KFITfLN3z4nfy5EwQk9LsjsdRMTkLmIwqLZQ68nTX2_1614568489.jpg
Xét nghiệm nước tiểu là gì?

Quy Trình Xét Nghiệm Nước Tiểu

Trước khi tiến hành xét nghiệm nước tiểu bệnh nhân có thể ăn uống bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn kết hợp nhiều loại kiểm tra một lúc có những loại xét nghiệm cần phải nhịn ăn. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn chi tiết hơn.

Cần thông báo với bác sĩ những loại thuốc và thực phẩm chức năng đang dùng, vì nhiều thành phần trong thuốc có thể gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Quy trình xét nghiệm nước tiểu được thực hiện bằng cách lấy mẫu nước tiểu từ người bệnh. Tuỳ thuộc vào trường hợp bệnh nhân có thể lấy mẫu nước tiểu ở nhà hoặc bệnh viện.

Phương pháp lấy mẫu nước tiểu được sử dụng nhiều nhất là phương pháp “lấy nước tiểu giữa dòng”.

Một số trường hợp đặc biệt sẽ tiến hành ở bệnh viện và lấy nước tiểu bằng phương pháp đặt sonde tiểu vào bàng quang hoặc chọc hút kim trên xương mu để đi vào bàng quang.

Sau đó mẫu nước tiểu sẽ được đem làm xét nghiệm, tiến phân tích các chất và các thành phần khác nhau có trong nước tiểu. Nhờ vào xét nghiệm sẽ giúp tìm ra nguyên nhân và dấu hiệu bệnh, nâng cao hiệu quả điều trị.

Các Bệnh Lý Được Phát Hiện Nhờ Xét Nghiệm Nước Tiểu

Hệ bài tiết nước tiểu trong cơ thể người bao gồm các cơ quan như thận, bàng quang, niệu đạo và niệu quản. Để cân bằng nước trong cơ thể, lọc và loại bỏ những chất cặn bã, các chất độc hại khác đào thải ra bên ngoài qua đường tiểu cần có sự tham gia điều khiển của hệ bài tiết nước tiểu.

Thông thường nước tiểu có màu trong hoặc vàng nhạt. Nhưng khi cơ thể gặp vấn đề liên quan đến hệ bài tiết, chúng ta có thể nhận ra những dấu hiệu bất thường thông qua màu sắc của nước tiểu có thể đậm hơn bình thường, mùi gắt và hôi.

Khi tiểu có cảm giác nóng buốt, tiểu rắt nhưng lại thường xuyên buồn tiểu, bạn cần đi đến bệnh viện kiểm tra và làm xét nghiệm nước tiểu để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên.

Thông qua xét nghiệm nước tiểu có thể phát hiện ra các bệnh lý như:

Nhiễm trùng đường tiểu: Khi tiến hành xét nghiệm và phân tích mẫu nước tiểu nếu phát hiện ra tế bào bạch cầu và hợp chất do vi khuẩn sinh ra, đồng nghĩa với việc bạn đã mắc phải bệnh nhiễm trùng đường tiểu.

Bệnh về thận: Khi nước tiểu có dấu hiệu bất thường liên quan đến các chất protein, axit, tế bào hồng cầu… Thì có khả năng người bệnh có thể mắc các bệnh liên quan đến thận như viêm bể thận, sỏi thận, nặng hơn là suy thận…

Việc phát hiện ra các dấu hiệu sớm của bệnh thận có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều trị tránh những biến chứng nguy hiểm. Vì thận là cơ quan có chức năng lọc máu, ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động sống của cơ thể.

2IwQNpzczMvs9HziIIUvSqIcSC0nJ3TCcc3jKnInM2BURTl26bcAPN6zbzWYr7ZceaCz8IDZSqT4DWt0_1614568616.jpg
Xét nghiệm nước tiểu có thể tìm ra các bệnh lý về thận

Bệnh tiểu đường: Nhờ vào kết quả các chỉ số như độ pH, Xeton thông qua xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp bác sĩ xác định được khả năng bệnh nhân có mắc phải bệnh tiểu đường hay không.

Bệnh lý về gan: Xét nghiệm nước tiểu không chỉ phát hiện ra bệnh về thận mà còn giúp chẩn đoán các bệnh lý về gan như xơ gan, viêm gan… nhờ vào các chỉ số UBG và BIL trong nước tiểu.

Bệnh liên quan đến cơ quan sinh dục: Bệnh lậu, giang mai là một trong những bệnh phổ biến nhưng gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe người bệnh. Thông qua xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp phát hiện ra các bệnh liên quan đến cơ quan sinh dục ở giai đoạn ủ bệnh để điều trị kịp thời.

Ý Nghĩa Các Chỉ Số Trong Xét Nghiệm Nước Tiểu

Nhiều người nhận ra tầm quan trọng của xét nghiệm nước tiểu để phát hiện ra các bệnh lý kịp thời chữa trị. Nhưng lại hoang mang về vấn đề hiểu kết quả xét nghiệm nước tiểu như thế nào? Bởi các chỉ số trong xét nghiệm nước tiểu thuộc chuyên ngành y khoa không phải ai cũng có thể nắm vững.

LEU – Chỉ số tế bào bạch cầu

M8Gb8WFrZN4OiZM9SXOVwr0tOjsVzVyxl5hTQV9Qhsv7bcOXhDC8SYlIlBd3yHg1aLYub5fa9YklpE0J_1614568729.jpg
Chỉ số tế bào bạch cầu trong xét nghiệm nước tiểu

Dựa vào sự hiện diện của enzyme esterase của bạch cầu hạt sẽ biết được chỉ số tế bào bạch cầu LEU trong mẫu nước tiểu. Do cơ thể chống lại các vi khuẩn xâm nhập sẽ có những tế bào bạch cầu chết và bị đào thải qua đường tiểu. Chỉ số này cũng cho thấy khả năng bệnh nhân có bị nhiễm trùng đường tiết niệu hay không.

Chỉ số LEU bình thường khi ở mức: 10-25 Leu/UL

Kết quả âm tính: Khi chỉ số LEU < 25 Leu/UL. Kết quả này cho thấy bạch cầu trong cơ thể không có dấu hiệu nào bất thường xảy ra. Tuy nhiên, nếu người bệnh vẫn còn xuất hiện những triệu chứng lâm sàng khác sẽ phải làm thêm các xét nghiệm khác để kiểm tra.

Kết quả dương tính: Khi chỉ số LEU > 25 leu/UL, đồng nghĩa với việc bạch cầu có những dấu hiệu bất thường, phản ánh tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng bàng quang. Khi này sẽ tiến hành kiểm tra chuyên sâu và tiến hành điều trị ngay lập tức.

Chỉ số Nitrit (NIT)

Đối với người bình thường sẽ không có sự xuất hiện của Nitrit trong nước tiểu. Nitrit chỉ xuất hiện khi có vi khuẩn chuyển hóa thức ăn. Để đo được chỉ số Nitrit trong nước tiểu đòi hỏi quy trình lấy nước tiểu phải đủ thời gian để Nitrat chuyển hóa thành Nitrit. Thông thường, khi nước tiểu đã ở trong bàng quang được 4 giờ có thể lấy mẫu xét nghiệm.

Chỉ số Nitrit bình thường khi ở mức: 0.05-0.1 mg/dL.

Kết quả âm tính: Khi chỉ số Nitrit <0.05 mg/dL có nghĩa là không xuất hiện vi khuẩn gram âm trong nước tiểu dẫn đến kết quả âm tính. Nhưng cũng có nhiều trường hợp cho ra kết quả âm tính giả khi thời gian lấy mẫu nước tiểu quá ngắn hoặc thiếu sự xuất hiện của vi trùng gram dương.

Kết quả dương tính: Chỉ số Nitrit > 0.1 mg/dL sẽ cho ra kết quả dương tính. Như vậy chứng tỏ bệnh nhân đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu cần được chẩn đoán, làm thêm các xét nghiệm khác và điều trị sớm.

Độ pH (độ acid)

xIhWQVlavtg7XkDkArFssogYxZzeQ8FLpLmzczzbN8WMlpSL7zz7Wl31aXmxsbAxfYyO5DSpgZIKgncj_1614568833.jpg
Nhờ vào kết quả chỉ số pH từ xét nghiệm nước tiểu
sẽ đánh giá được mẫu nước tiểu

Nhờ vào kết quả chỉ số pH từ xét nghiệm nước tiểu sẽ đánh giá được mẫu nước tiểu này có tính chất acid hay bazơ như sau:

  • Độ pH = 4 có nghĩa là mẫu xét nghiệm nước tiểu có tính acid rất mạnh.
  • Độ pH = 7 có nghĩa là mẫu xét nghiệm nước tiểu có tính trung tính.
  • Độ pH = 9 có nghĩa là mẫu xét nghiệm nước tiểu có tính bazơ mạnh.

Khi độ pH tăng cao thì nhiễm khuẩn thận sẽ có biến đổi bất thường. Gây ra các tình trạng như tiêu chảy mất nước, suy thận mạn, có triệu chứng nôn mửa, hẹp môn vị, giảm khi nhiễm ceton do tiểu đường.

Bilirubin (BIL)

Nhờ vào phân tích chỉ số Bilirubin giúp phát hiện nguy cơ mắc bệnh gan hoặc bệnh do hệ dẫn mật gây nên.

Chỉ số Bilirubin bình thường khi ở mức: 0.4-0.8 mg/dL hoặc 6.8-13.6 mmol/L.

Kết quả âm tính: Nếu kết quả là âm tính cho thấy không có gì bất thường xảy ra. Lúc này, bệnh nhân không cần tiến hành thêm các xét nghiệm khác. Tuy nhiên, kết quả âm tính giả đôi khi cũng xuất hiện trong trường hợp nước tiểu để quá lâu.

Kết quả dương tính: Nếu kết quả là dương tính, các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân làm thêm xét nghiệm urobilinogen để chẩn đoán chính xác hơn. Cũng không loại trừ một số trường hợp có yếu tố tác động dẫn đến kết quả dương tính giả.

Hồng cầu (BLO)

Nếu có sự hiện diện của hồng cầu trong mẫu xét nghiệm nước tiểu, bệnh nhân có nguy cơ bị mắc bệnh thận hay nhiễm trùng đường tiểu.

Kết quả âm tính: Cho thấy mọi thứ đều bình thường. Nhưng nếu bác sĩ nhận thấy bệnh nhân vẫn nằm trong nhóm có nguy cơ cao sẽ yêu cầu lặp lại xét nghiệm để kiểm tra thêm.

Kết quả dương tính: Nếu có kết quả dương tính cần làm các xét nghiệm kết hợp khác để có sự chẩn đoán chính xác. Đối với bệnh nhân trên 40 tuổi nếu có kết quả dương tính kéo dài cho thấy nguy cơ bị ung thư đường tiết niệu là rất cao.

Glucose (GLU – Đường)

nOm8tiRebX4tKRNhQvQjELrt9AfrhL8UPnYdIf4E50YRKOvvj1yEMGrLi7eARYzZWTordhxQFjBfNLc0_1614568942.jpg
Chỉ số glucose giúp đánh giá mức độ bệnh trong xét nghiệm nước tiểu

Nếu Glucose xuất hiện trong mẫu nước tiểu được làm xét nghiệm thì đây là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Hoặc do các bệnh lý ống thận, viêm tuỵ…gây nên.

Kết quả âm tính: Điều này cho thấy không có sự xuất hiện của Glucose trong nước tiểu. Hoặc nếu có chỉ ở mức rất thấp. Đối với phụ nữ mang thai thì Glucose có trong nước tiểu ở mức cho phép là điều bình thường.

Kết quả dương tính: Khi kết quả dương tính cho thấy người bệnh có thể mắc một số bệnh lý như đái tháo đường không kiểm soát, thận bị tổn thương… Nếu trước khi làm xét nghiệm bệnh nhân ăn quá nhiều đồ ngọt cũng có thể dẫn đến kết quả dương tính. Nhưng khi lần xét nghiệm thứ 2 chỉ số Glucose cao hơn lần đầu thì đây là một dấu hiệu đáng lo ngại.

ASC (Soi cặn nước tiểu)

Soi cặn nước tiểu là một phương pháp đánh giá các bệnh lý về thận, phát hiện ra sỏi đường tiết niệu, viêm nhiễm đường tiết niệu hoặc viêm nhiễm thận.

Chỉ số ASC bình thường khi ở mức: 5-10 mg/dL hoặc 0.28-0.56 mmol/L.

Dù kết quả là âm tính hay dương tính, khi nhận được kết quả bệnh nhân cần tham vấn thêm ý kiến của bác sĩ về trường hợp của mình để biết chính xác có cần thực hiện thêm xét nghiệm nào khác để kiểm tra lại và tiến hành điều trị hay không.

EFsrcitRN72mSTyfMPhGMIIxXJuDgvx3JAhi27Bt2AjevAchQZYGSQVXS5RTEfAstzZ2dOIypFezYK8J_1614569062.png
Soi cặn nước tiểu là một phương pháp đánh giá các bệnh lý về thận

Xét nghiệm nước tiểu là một xét nghiệm thông dụng không có ý nghĩa xác định nhưng giúp các bác sĩ chẩn đoán để có cơ sở tiến hành thêm một số xét nghiệm và phương pháp khác. Từ đó, cho ra kết quả chính xác nhất về tình trạng bệnh của bệnh nhân.

Hiểu được chỉ số xét nghiệm sẽ giúp bệnh nhân dễ dàng hơn trong việc đọc kết quả. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đánh giá thêm về tình trạng bệnh và có phương pháp điều trị thích hợp, kịp thời.

Hãy chọn chi nhánh gần bạn để thăm khám và nhận kết quả trực tuyến nhanh chóng. Để tham khảo về các nhóm xét nghiệm và bảng giá, quý khách vui lòng truy cập Tại Đây.

Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền, không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui lòng gặp nhân viên y tế phù hợp để được tư vấn.