Trở lại

Xét Nghiệm Giun Sán Và Những Thông Tin Nên Tìm Hiểu

Table of Contents


Trong trường hợp bác sĩ nghi ngờ những dấu hiệu liên quan đến giun sán ký sinh trong cơ thể bệnh nhân, sẽ yêu cầu xét nghiệm giun sán để kiểm tra. Đây là phương pháp giúp biết chính xác tình trạng bệnh nhân có nhiễm giun sán hay không. Tuy nhiên, khi nhắc đến xét nghiệm này, nhiều người vẫn còn khá mơ hồ vì không biết xét nghiệm này được thực hiện như thế nào?

1. Giun Sán Là Gì?

Giun sán là động vật đa bào, chúng phải ký sinh vào cơ thể vật chủ để tồn tại, trong đó cơ thể động vật và con người nhất là ở đường tiêu hoá là môi trường lý tưởng cho ký sinh trùng như: Ruột non, ruột già, tá tràng, hậu môn.

Bên cạnh đó, giun gián có thể ký sinh lạc chỗ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người bệnh như: Phổi, mắt, tim, cơ… Khi những loại giun sán này bước vào giai đoạn trưởng thành sẽ có kích thước lớn, điển hình là giun đũa có chiều dài lên đến 15 – 30cm.

ScQEvVnTVXa6uvYDCxcRSq8TpDghb96IOEBi6Om8fVVOBIidn9MUMUnWjUx2d2AeF3NTDqrK2WobPAa4_1641237619.jpg
Giun sán ký sinh trong cơ thể người gây ra những ảnh hưởng đến sức khoẻ

Hiện nay, tỷ lệ nhiễm giun sán ở nước ta tương đối cao, trong đó tỷ lệ nam giới nhiễm giun sán thường cao hơn nữ giới.

Nhiễm giun sán bao gồm 2 loại chính là:

  • Giun sán kí sinh trong thành ruột của người bệnh.
  • Giun sán ký sinh ngoài ruột như ở các cơ quan nội tạng hoặc cũng có thể là trong máu.

Bên cạnh việc tìm hiểu xét nghiệm giun sán, rất nhiều người quan tâm về vấn đề tại sao nước ta lại có tỷ lệ nhiễm giun sán cao như vậy.

Về nguyên nhân gây giun sán thường xuất phát từ 2 lý do chính như sau:

– Điều kiện khí hậu ở Việt Nam có tính chất nhiệt đới nóng ẩm gió mùa sẽ là điều kiện thuận lợi để cho các loại giun sán sinh sôi phát triển mạnh.

Những thực phẩm bẩn, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không rõ nguồn gốc xuất xứ, khi con người ăn vào sẽ rất dễ bị mắc bệnh, kể cả nhiễm giun sán.

2. Những Triệu Trứng Cần Xét Nghiệm Giun Sán Kiểm Tra

Do giun sán có rất nhiều loại khác nhau và cơ quan trong cơ thể người nơi chúng ký sinh không giống nhau nên theo đó biểu hiện cũng có sự khác biệt. Tuy nhiên, những dấu hiệu mà người bệnh nên chú ý đến là:

Đau bụng

Đau bụng là dấu hiệu điển hình nhất khi bị giun sán. Nếu như bạn có cảm giác đau bụng kéo dài không thuyên giảm. Tốt nhất, nên đến cơ sở y tế để kiểm tra tình trạng, xét nghiệm giun sán để biết chính xác liệu mình có bị giun sán hay nguyên nhân khác.

 

58z0IKQSRI6JO1EgosYK18v4qlS720fsIu9cgPj4pHZgg2gbpf0CyaAFUusKbZj1uJUBZmTAJJeXZxMJ_1641237651.jpg
Những dấu hiệu điển hình khi nhiễm giun sán

Sụt cân

Khi giun sán ký sinh trong cơ thể, chúng sử dụng chất dinh dưỡng từ thức ăn chúng ta ăn mỗi ngày. Vì thế, người bệnh sẽ rơi vào tình trạng sụt cân, bị đau bụng trong thời gian dài. Mặc dù ăn nhiều đồ ăn bổ dưỡng, có cảm giác ăn ngon miệng… nhưng vẫn không tăng cân.

Đi ngoài ra máu

Khi những vết loét tổn thương trong ruột hình thành do giun sán gắn mình vào thành ruột rồi nằm bất động ở đó, người bệnh có thể bị đi ngoài ra máu.

Nếu không phải giun sán gây ra, nhưng khi bị đi ngoài ra máu kéo dài bạn cũng cần đi thăm khám vì rất có thể là những vấn đề đường tiêu hoá khác cần điều trị sớm.

Nôn và buồn nôn

Khi ăn những đồ sống, tái như gỏi cá, đồ ăn chưa nấu chín kỹ sẽ làm tăng nguy cơ bị giun sán và gây ra những triệu chứng như khó tiêu, buồn nôn.

Bên cạnh đó, việc không rửa tay sạch sẽ, các loại rau ăn sống chưa rửa kỹ cũng là những nguyên nhân khiến tác nhân gây bệnh là virus, vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể.

Mệt mỏi

Đau dạ dày, nôn mửa và tiêu chảy là những biểu hiện điển hình khi bị nhiễm giun sán mà người bệnh cần chú ý. Tình trạng này kéo dài sẽ gây suy nhược cơ thể, mệt mỏi, mất tập trung.

Vì thế, uống thuốc giảm đau không phải là cách tốt nhất do chỉ là tạm thời, tốt nhất bạn nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác tình trạng này.

Chiếm chất dinh dưỡng

Do giun sán sẽ hấp thụ một lượng lớn chất dinh dưỡng từ thức ăn, nên khi số lượng giun sán tăng cao đồng nghĩa với chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể càng thấp đi.

Không những vậy, có một số loại giun như giun tóc, giun móc… còn hút máu người để tồn tại gây ra tình trạng thiếu máu nghiêm trọng.

Gây độc cho cơ thể

Những chất độc hay chất thải được tiết ra từ giun sán sẽ có thể chuyển hoá và gây ra tình trạng nhiễm độc cơ thể với những biểu hiện là mất ngủ, chán ăn, buồn nôn.

Tác hại cơ học

Khi giun móc, giun tóc bám chặt vào niêm mạc ruột lâu dài sẽ gây viêm loét ruột. Thậm chí, chúng còn là nguyên nhân gây viêm tắc ruột và ống mật. Khi nang ấu trùng sán lá phổi có thể gãy vỡ thành mạch máu ở phổi với biểu hiện người bệnh ho ra máu.

Dị ứng

Giun sán ký sinh có thể gây dị ứng với nhiều mức độ khác nhau, nặng hơn có thể gây phù nề. Ngoài ra, vẫn còn những tác hại nghiêm trọng hơn tuỳ theo loại giun sán.

Vì thế, tẩy giun định kỳ và xét nghiệm giun sán ở những người nguy cơ cao là cách giảm thiểu ảnh hưởng đến sức khỏe mỗi chúng ta.

3. Xét Nghiệm Giun Sán

Các loại xét nghiệm giun sán phổ biến hiện nay được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán tình trạng nhiễm giun sán ở người bao gồm 2 xét nghiệm chính là xét nghiệm máu và xét nghiệm phân. Cụ thể như sau:

3.1 Xét Nghiệm Máu

Xét nghiệm máu được thực hiện nhằm tìm kiếm sự hiện diện kháng thể của ký sinh trùng trong máu của bệnh nhân.

HwnJm495lzwqV3z1JOgxpK38JlWmTafwv36jXnEPg0iPHHwOaXuFLMDSlsas3JfMHNjvAv2M0nIMWcLm_1641237678.jpg
Xét nghiệm máu có phát hiện bệnh giun sán không?

Trường hợp xét nghiệm máu cho kết quả dương tính với kháng thể ký sinh trùng, thì có nghĩa là người bệnh nhiễm giun sán.

Ngược lại, kết quả xét nghiệm giun sán âm tính thì người này hoàn thành khoẻ mạnh, không bị nhiễm giun sán.

3.2 Xét Nghiệm Phân

Xét nghiệm phân là xét nghiệm điển hình tiếp theo, có giá trị trong chẩn đoán giun sán. Thông qua việc tìm trứng giun sán trong mẫu phân người sẽ giúp bác sĩ đưa ra kết luận chính xác.

3.3 Xét Nghiệm Giun Sán Khác

Bên cạnh xét nghiệm giun sán thông qua xét nghiệm soi phân tìm ký sinh trùng hoặc xét nghiệm máu thì vẫn có một số cách xét nghiệm giun sán khác.

Dựa vào những loại giun sán khác nhau, bác sĩ sẽ có chỉ định xét nghiệm phù hợp. Ví dụ, trường hợp nghi ngờ có ấu trùng giun lươn, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm dịch màng phổi hoặc thông qua nội soi trong để tìm vị trí giun sán bị lạc chỗ, thường từ ruột non chuôi lên.

 

FJUuXhMMlIJ382WO1lGTIP03fmjFcQIJtxZdYJBviUOxwls9Lw2v9Ybd14md0JhqBxVsGb0ZIjx152ui_1641237701.jpg
Phương pháp siêu âm phát hiện giun sán

Ngoài ra, một số phương pháp chẩn đoán khác được áp dụng để tìm kiếm giun sán trong cơ thể người điển hình là: Siêu âm, chụp X quang, chụp cắt lớp vi tính (CT- Scanner). Trong đó, siêu âm chính là kỹ thuật được áp dụng phổ biến nhất vào giai đoạn đầu của bệnh.

Đây đều là những phương pháp có độ an toàn cao, với kết quả chính xác, thường được áp dụng trong những trường hợp chẩn đoán bệnh giun chui ống mật, sán chó, sán lá gan, bị viêm gan do amip.

Đối với phương pháp chụp X quang, chụp CT thường được bác sĩ chỉ định khi bệnh nhân có những biểu hiện cho thấy bệnh đã tiến triển ở mức độ nghiêm trọng hơn. Lúc ày, bệnh có thể gây biến chứng lên não bộ, đe dọa nghiêm trọng sức khỏe của người bệnh. Theo đó, chi phí của những phương pháp này cũng sẽ tốn kém hơn so với các xét nghiệm khác.

 

ex59qPAe7fCYJVl4xFsoVh4hsfNHVLDvOxPazw0K7yOMbJxRq9oKkMKrCIAY9O1ujzdFS5LVhlwFsAwo_1641237731.jpg
Cần xét nghiệm giun sán định kỳ để phát hiện sớm tình trạng bệnh

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO, để chủ động phòng bệnh và phát hiện sớm bệnh, chúng ta nên tiến hành xét nghiệm giun sán định kỳ mỗi năm từ 1 – 2 lần, nhất là đối với trẻ nhỏ. Vì đây là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao, vẫn chưa có ý thức bảo vệ cơ thể trong vấn đề vệ sinh hằng ngày.

Những hậu quả nghiêm trọng do giun sán gây ra ở trẻ nhỏ cha mẹ cần chú ý đó chính là kém tiếp thu, khả năng tập trung, tư duy kém, suy dinh dưỡng, còi xương. Vì thế, chủ động phòng bệnh và đưa trẻ đi thăm khám khi có biểu hiện nghi ngờ là rất quan trọng.

4. Trường Hợp Chỉ Định Xét nghiệm Giun Sán

Xét nghiệm giun sán có thể được chỉ định trong trường hợp cần kiểm tra tầm soát giun, hoặc ở những người có nguy cơ mắc bệnh cao như sau:

  • Trẻ em đang trong độ tuổi đi học thường có tỷ lệ nhiễm giun sán rất cao.

 

Hwtqjq4vtGV6ZbmAPMynEENulIIFimF0ttV4PQzcwveFCY64RxHXDBDhUvBj4gPt5ylCLFEgF9gmIKdF_1641237755.jpg
Giun sán ở trẻ nhỏ cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời
  • Phụ nữ mang thai và trong giai đoạn nuôi con nhỏ.
  • Người có thói quen ăn đồ sống, tái như các món gỏi, thường ăn thức ăn bên ngoài, không chắc chắn về nguồn gốc, xuất xứ hay điều kiện an toàn thực phẩm.
  • Tính chất công việc: Người làm việc trong môi trường nguy cơ cao như nuôi trồng thuỷ hải sản, công trình hầm mỏ, nhân viên vệ sinh…

Bên cạnh đó, khi có những dấu hiệu, triệu chứng nghi ngờ nhiễm giun sán, người bệnh cũng nên đến bệnh viện để được kiểm tra sức khoẻ và điều trị kịp thời.

Xét nghiệm giun sán có cần nhịn ăn không? Thông thường xét nghiệm giun sán không cần phải nhịn ăn, có thể thực hiện bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn chi tiết nhất theo từng trường hợp cụ thể.

5. Xét Nghiệm Giun Sán Ở Đâu?

Xét nghiệm giun sán ở đâu? Hiện nay, có rất nhiều trung tâm y tế có tiến hành xét nghiệm giun sán.

Tuỳ vào nơi sinh sống, bạn có thể lựa chọn những địa chỉ gần nhà để thuận tiện cho việc di chuyển. Bạn nên tham khảo thông tin, để chọn được những nơi uy tín và được bác sĩ tư vấn về tình trạng sức khoẻ và định hướng điều trị phù hợp.

Những địa chỉ uy tín xét nghiệm giun sán như sau:

  • Bệnh viện Bạch Mai: Số 78 Giải Phóng, Phương Đình, Đống Đa, Hà Nội.
  • viện sốt rét – ký sinh trùng – côn trùng Trung Ương: 245 Lương Thế Vinh, Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội.
  • Bệnh viện Nhiệt Đới: Số 764 Võ Văn Kiệt, Phường 1, Quận 5, TP.HCM.
  • Viện Pasteur: Số 167 Pasteur, Phường 8, Quận 3, TP.HCM
  • Viện sốt rét – ký sinh trùng – côn trùng TP.HCM: 699 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, TP.HCM.

Bên cạnh đó, nếu bạn vẫn còn nhiều thông tin thắc mắc, cần tư vấn thêm để có sự chuẩn bị và đặt lịch hẹn từ trước để sắp xếp thời gian có thể gọi đến hotline 19001717 – Diag Trung tâm xét nghiệm chẩn đoán y khoa tại TP.HCM để được tư vấn cụ thể.

Hy vọng thông qua bài viết này, đã chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về xét nghiệm giun sán, những dấu hiệu điển hình khi bị nhiễm giun sán và trường hợp nên tiến hành xét nghiệm này. Ngay khi có biểu hiện nghi ngờ, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả, tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.

Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền, không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui lòng gặp nhân viên y tế phù hợp để được tư vấn.