Table of Contents


Xét nghiệm D-dimer là một trong những xét nghiệm sinh hóa được sử dụng để kiểm tra tình trạng huyết khối trong máu. Đây được xem là một xét nghiệm có tính nhạy bén cao, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm D-dimer kết hợp với nhiều phương pháp xét nghiệm khác để phát hiện và tầm soát nhiều căn bệnh khác. Giá trị xét nghiệm D-dimer đóng vai trò quan trọng trong việc tầm soát các huyết khối tĩnh mạch, huyết khối trong máu, tầm soát bệnh đông máu. Tìm hiểu thông tin liên quan về xét nghiệm D-dimer trong bài viết dưới đây!

MmCvnV9BMlwMnV8XQRJ9SU2f3wRR1VtFVfJL2PuCaJ4AuR6epvyU3qG9XBbaPjv1vBcpvtRGpYRQwzfk_1640597358.jpg
Giá trị xét nghiệm D-dimer đóng vai trò quan trọng trong việc tầm soát các huyết khối tĩnh mạch, huyết khối trong máu, tầm soát bệnh đông máu

1. Tổng Quan Về Xét Nghiệm D-Dimer

Xét nghiệm D-dimer là xét nghiệm kiểm tra nồng độ D-dimer trong máu. Trong đó định lượng D-dimer là phương pháp chính xác để nhận biết có huyết khối trong máu hay không.  Khi cơ thể gặp phải một chấn thương nào đó, cơ chế tự đông máu trong cơ thể sẽ thực hiện vai trò cầm máu, ngăn chặn tình trạng mất máu. Khi vết thương dần ổn định, bề mặt vết thương được cầm máu theo cơ chế phá vỡ cục máu đông sau đó tự động thực hiện để hồng cầu hoạt động và lưu thông bình thường.

Trong trường hợp nồng độ D-dimer trong máu tăng rất có thể là do cơ thể xuất hiện cục máu đông trong mạch máu.  Mặc dù D-dimer chỉ xem là một trong những chỉ dấu gián tiếp trong quá trình tiêu fibrin được hoạt hóa tuy nhiên lại vô cùng hữu ích với quá trình đông máu có xảy ra. Trong thời gian gần đây, việc xét nghiệm D-dimer đã được y học áp dụng triệt để với các kháng thể đơn dòng để xác định tính đặc hiệu của sản phẩm thoái giáng fibrin.

Việc thực hiện xét nghiệm D-dimer cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm tra các khối máu đông nội mạch lan tỏa (viết tắt là DIC). Trong quá trình hình thành những cục máu đông trong các mạch máu nhỏ khắp cơ thể và đồng thời gây chảy máu. Đây là một căn bệnh có ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng. Thực hiện xét nghiệm này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm tra và hỗ trợ điều trị DIC. Khi nồng độ D-dimer giảm xuống rất có thể đó là tín hiệu tốt cho thấy việc điều trị có tiến triển hiệu quả.

2. Thực Hiện Xét Nghiệm D-Dimer Khi Nào?

Việc thực hiện xét nghiệm D-dimer được chỉ định nhằm những mục đích cơ bản sau đây:

  • Hỗ trợ chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của các bệnh nhân, tầm soát các chứng bệnh đông máu. Đồng thời việc thực hiện xét nghiệm giúp phát hiện sớm những nguy cơ gây bệnh.
  • Phát hiện và loại trừ một số vấn đề có thể gây nên những triệu chứng bất thường ở người bệnh.

Bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm D-dimer khi xuất hiện một số triệu chứng như sưng phù nề chân, chân 1 bên bị đau yếu hoặc bị đổi màu. Bên cạnh đó xuất hiện một số các biểu hiện lâm sàng như: đột ngột khó thở, tim đập nhanh, ho ra máu, đau ngực…

oERly3zE4VsTH43fmXkXmXHOvJ7dG3BVntFmj7d9im4YH8Ue0ty3HtWg8jMLCH7Lnj8MIj9qIsbGmSeq_1640597454.jpg
Bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm D-dimer khi xuất hiện một số triệu chứng như sưng phù nề chân, ho ra máu, đau ngực, tim đập nhanh…

3. Các Kỹ Thuật Xét Nghiệm D-Dimer

Kết quả xét nghiệm có thể có sự chênh lệch tùy vào các cơ sở y tế khác nhau mà bạn lựa chọn. Trong đó có 2 kỹ thuật D-dimer phổ biến được áp dụng hiện nay bao gồm:

  • Xét nghiệm D-dimer ngưng tập trên Latex (Latex agglutination D-dimer)

Đối với phương pháp này, khoảng giá trị nồng độ D-dimer < 500μg/L hay <0,5mg/L được xem là kết quả bình thường. Xét nghiệm Latex có độ nhạy không cao vì chỉ phát hiện được khi có sự hình thành nhiều cục máu đông. Trường hợp chỉ có 1 cục máu đông thì kết quả vẫn âm tính. Chính vì thế đây được coi là test nhạy và đặc hiểu để có thể chẩn đoán tình trạng đông máu rải rác trong lòng mạch.

  • Xét nghiệm D-dimer siêu nhạy (Ultrasensitive immunoturbidimetric test)

Khoảng giá trị chỉ số xét nghiệm D-dimer < 1,1mg/L được xem là bình thường. Xét nghiệm này được tiến hành bằng ELISA hoặc đo độ đục miễn dịch để kiểm tra nồng độ D-dimer. Vì thế độ nhạy của xét nghiệm rất cao, có thể phát hiện kể cả 1 cục máu đông rất nhỏ.

4. Ý Nghĩa Xét Nghiệm D-Dimer

Kết quả xét nghiệm D-dimer đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người bệnh phát hiện sớm những khối máu đông bất thường trong cơ thể hay còn được gọi là huyết khối. Từ đó tầm soát những căn bệnh liên quan đến máu.

4.1. Đối với kết quả xét nghiệm D-dimer âm tính

Điều đó có khả năng là trong máu của bạn không có sự hình thành của huyết khối. Trong một số trường hợp xét nghiệm D-dimer âm tính nhưng vẫn xuất hiện một số triệu chứng bất thường, các bạn có thể thực hiện một số xét nghiệm khác theo chỉ định của bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác nhất.

4.2. Kết quả xét nghiệm D-dimer dương tính

Kết quả dương tính có nghĩa là lượng D-dimer trong máu của bạn đã vượt quá phạm vi cho phép. Từ đó báo hiệu một số dấu hiệu bệnh như cơ thể đang có cục máu đông trong mao mạch, nhiễm trùng máu hoặc bị các bệnh về gan, ung thư. Bên cạnh đó mang thai cũng là yếu tố dẫn đến nồng độ D-dimer trong máu đột ngột tăng cao.

Tuy nhiên đối với kết quả xét nghiệm D-dimer dương tính các bạn cũng đừng vội lo lắng bởi kết quả chỉ nói lên bạn có nguy cơ cao và chưa thể khẳng định hoàn toàn. Bên cạnh đó xét nghiệm D-dimer không có khả năng chỉ ra vị trí cụ thể của cục máu đông. Trong trường hợp cần xác định thêm các bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng khác.

8J0AUrW2lgF7trYu4BZUqcF2mWoT99RaXA0bwiaGWoLKj1vxf3PCSes1wTr5mhoqciQD0TeXA8F3D8sC_1640597506.jpg
Kết quả xét nghiệm D-dimer đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người bệnh phát hiện sớm những khối máu đông bất thường trong cơ thể

5. Một Số Lưu Ý Khi Thực Hiện Xét Nghiệm D-Dimer

Đối với một số trường hợp nồng độ D-dimer tăng bất thường rất có thể do một số nguyên nhân sau đây:

  • Bệnh nhân bị tắc mạch phổi
  • Huyết khối động mạnh
  • Các huyết khối trong tĩnh mạch sâu
  • Tình trạng tăng đông máu hoặc một số căn bệnh mãn tính
  • Bệnh nhân bị chấn thương
  • Phụ nữ đang mang thai
  • Bệnh nhân vừa trải qua cuộc phẫu thuật và đang trong giai đoạn hậu phẫu
  • Bệnh nhân sau khi điều trị tiêu fibrin
  • Các bệnh nhân có tiền sử bị nhồi máu cơ tim

 

JX8XpA4Dh6vOO1JKlIQqdHuUJxX48dKOQEMDPXIkUCEnvKY23qLGJnZcz7Bq1UQqh02B1BaF6WPgw7cq_1640597534.jpg
Nồng độ D-dimer có thể tăng bất thường do một số nguyên nhân như: bệnh nhân bị tắc mạch phổi, mang thai, chấn thương,…

5.1. Các nguy cơ khác ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm

  • Hiệu giá yếu tố dạng thấp cao trong hàm lượng huyết thanh dẫn đến kết quả xét nghiệm dương tính giả
  • Loại thuốc tiêu fibrin có thể làm tăng kết quả xét nghiệm
  • Tình trạng tăng lipid trong máu hoặc bệnh phẩm bị tủa đục khiến cho việc thực hiện xét nghiệm D-dimer siêu nhạy bị tăng cao hoặc hạ thấp

5.2. Để kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng các bạn cần lưu ý một số điều sau

Không ăn uống trước khi xét nghiệm trong khoảng thời gian từ 8 – 12 giờ

Nói với bác sĩ về các loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Đồng thời có thể ngưng sử dụng các loại thuốc và các chất bổ sung trong máu để không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

5.3. Trong khi thực hiện xét nghiệm

Quá trình thực hiện xét nghiệm, các chuyên viên y tế sẽ sử dụng một chiếc kim tiêm để rút ra một lượng nhỏ hồng cầu từ tĩnh mạch ở bắp tay. Kỹ thuật này thường diễn ra nhanh chóng với độ chuẩn xác cao nên đảm bảo độ tiệt trùng của mẫu máu.

5.4. Sau khi thực hiện xét nghiệm

Các bạn sẽ được sát trùng vết thương (nhỏ) ở khu vực lấy máu. Sau đó các bạn có thể chờ đợi kết quả trong vài ngày tới nếu như không có những chỉ định đặc biệt nào từ bác sĩ.

6. Thực Hiện Xét Nghiệm D-Dimer Có Nguy Hiểm Không?

Cũng giống như rất nhiều các loại xét nghiệm máu khác. Thực hiện xét nghiệm D-dimer không gây nguy hiểm trong quá trình thực hiện. Các nhan viên y tế sẽ thực hiện thủ tục lấy máu bằng một kim tiêm kim loại. Chính vì vậy những vết chích hay vết bầm hay cảm giác nhức ở vùng lấy máu là những hiện tượng bình thường có thể xảy ra. Bên cạnh đó một số trường hợp hy hữu có thể ngất xỉu do phát sinh nhiễm trùng, xuất huyết hoặc quá yếu.

 

D3DlxuLKeUG9mU6bMZgFYzaydUG8w4Epq7wAiL2o9WOsD7aAbCCK8D6Dm3ts7YIj4vd5mB4trN1DFuN2_1640597585.jpg
Xét nghiệm D-dimer không gây nguy hiểm trong quá trình thực hiện

Xét nghiệm D-dimer mặc dù là xét nghiệm giúp kiểm tra tình trạng huyết khối trong máu. Tuy nhiên lại không thể chỉ ra vị trí cũng như nguyên nhân chính xác hình thành các huyết khối đó. Vì thế để có thể chẩn đoán đúng về tình trạng sức khỏe của người bệnh các bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm khác. Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường trong cơ thể, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. Cần tới các cơ sở y tế để được thăm khám và thực hiện xét nghiệm sớm.

Hy vọng với những thông tin trong bài viết trên đây sẽ giúp các bạn có thể những hiểu biết hữu ích về xét nghiệm D-dimer. Trong trường hợp được bác sĩ trực tiếp chỉ định làm xét nghiệm D-dimer các bạn cũng đừng quá lo lắng. Hãy lắng nghe lời khuyên và những định hướng từ bác sĩ để có những cách khắc phục tốt nhất cho sức khỏe của mình.

Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền, không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui lòng gặp nhân viên y tế phù hợp để được tư vấn.