Table of Contents


Xét nghiệm CRP là một loại xét nghiệm protein trong máu, phương pháp xét nghiệm này được áp dụng để kiểm tra tình trạng viêm trong cơ thể. Từ đó, giúp các bác sĩ trong việc chẩn đoán và điều trị các căn bệnh liên quan tới nhiễm trùng như viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng xương,…. Các bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số CRP tăng hay chỉ số CRP giảm để đánh giá tình trạng của bệnh nhân. Dưới đây là những thông tin chi tiết giúp bạn hiểu rõ hơn về xét nghiệm CRP hiện nay.

1. Xét Nghiệm Crp Là Gì?

CRP có tên đầy đủ của C – Reactive Protein (Protein phản ứng C) là một chất phản ứng không đặc hiệu giúp chẩn đoán các bệnh viêm vi khuẩn và rối loạn viêm. Xét nghiệm CRP là xét nghiệm định lượng Protein phản ứng C trong máu. Bình thường C – Reactive Protein không xuất hiện trong máu, chúng được sản xuất chủ yếu bởi gan. Khi xảy ra tình trạng viêm cấp tính khiến các mô trong cơ thể bị phá hủy thì C – Reactive Protein sẽ được kích thích sản xuất, làm tăng nhanh nồng độ protein trong huyết thanh.

Chỉ số xét nghiệm CRP sẽ tăng trong vòng 6 giờ kể từ khi xuất hiện tình trạng viêm. Điều này giúp cho các bác sĩ có thể xác định được tình trạng viêm ngay từ khi mới xuất hiện. Ngoài ra, giá trị CRP cũng không bị ảnh hưởng khi nồng độ globulin hoặc hematocrit máu bị thay đổi.

78D1y7jK2EOkzmB8XZ5YCZDL7wMFBoWnx4m5m4Jdk8UJ9s6N9s34hBJNNFZEUTkwD8VvB5p6sJM7hjcf_1637664408.jpg
Xét nghiệm CRP là xét nghiệm định lượng Protein phản ứng C trong máu

Xét nghiệm CRP dương tính là gì?

Khi kết quả xét nghiệm CRP dương tính đồng nghĩa với việc trong cơ thể của bệnh nhân đang chứa các vi khuẩn gây viêm.

2. Quy Trình Xét Nghiệm CRP Và Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Xét Nghiệm

  • Khi thực hiện xét nghiệm CRP bệnh nhân không nhất thiết phải nhịn ăn trước khi xét nghiệm. Tuy nhiên, một số trường hợp các bác sĩ vẫn sẽ yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn trước khi thực hiện xét nghiệm khoảng 4-12 giờ để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác nhất.
  • Để tiến hành xét nghiệm, đầu tiên các chuyên viên y tế sẽ tiến hành lấy mẫu máu tĩnh mạch của bệnh nhân.
  • Sau khi đã lấy máu, chuyên viên y tế sẽ tiến hành băng, ép lên trên vùng chọc kim để cầm máu.
  • Một số yếu tố có thể làm ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm CRP như bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hóa chất/đái tháo đường, bệnh nhân cao huyết áp, bệnh nhân béo phì, bệnh nhân có nồng độ triglyceride cao, HDL thấp. Phụ nữ mang thai khi bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ cũng có chỉ số CRP tăng cao.
    Ngoài ra, còn có những đối tượng sử dụng thuốc tránh thai, liệu pháp hormone, người hút thuốc lá, uống rượu bia, người sử dụng các thuốc bổ sung progesterone, estrogen,…cũng có thể làm ảnh hưởng tới chỉ số xét nghiệm.
    Khi xét nghiệm cần trả lời thành thật các câu hỏi của bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, cân nặng,…Để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ cả trước và sau khi thực hiện xét nghiệm.

3. Ý Nghĩa Chỉ Số Xét Nghiệm CRP

Chỉ số CRP bình thường là bao nhiêu?

Ở mức độ cho phép, chỉ số CRP bình thường đạt dưới 0.3mg/100ml (3mg/l) huyết thanh hoặc 7 – 820 mcg% đối với những người không bị viêm nhiễm.

Chỉ số CRP tăng cao

Chỉ số CRP tăng cao trong máu gợi ý tình trạng viêm nhiễm cấp trong cơ thể. Nếu chỉ số CRP tăng cao trên 10mg/l thì đây là một trong những cảnh báo của sự nhiễm trùng hoặc một bệnh lý nào đó. Khi xét nghiệm cho kết quả CRP tăng cao, người bệnh có thể đang gặp phải một số bệnh dưới đây:

  • Viêm tụy cấp: chỉ số CRP lớn hơn hoặc bằng 150 mg/L chứng tỏ bệnh nhân đang gặp phải tình trạng viêm tụy cấp nặng. Chỉ số CRP có thể đánh giá được mức độ cũng như tiên lượng của viêm tụy cấp.
  • Viêm khớp dạng thấp có sự tiến triển.
  • Viêm ruột thừa cũng là một trong những căn bệnh có thể gặp phải khi chỉ số CRP tăng cao.
  • Viêm động mạch tế bào khổng lồ và lao tiến triển
  • Bệnh nhân bị nhiễm trùng do vi khuẩn
  • Bệnh lý ruột do viêm
  • Bệnh lupus ban đỏ hệ thống
  • Nhồi máu cơ tim, viêm của tiểu khung chung
  • Ngoài ra, chỉ số CRP cao khi mang thai ở giai đoạn cuối thai kỳ, khi sử dụng thuốc tránh thai hoặc người béo phì cũng có thể có chỉ số CRP cao hơn bình thường.
sdHwimOnzCNdNLFwGLh4zcfRjmalGJBTl1qVR2yzFigDaQmw7GXIvT3IwWtzgpPber0dRQtau3fe8uDy_1637664478.png
Ở mức độ cho phép, chỉ số CRP bình thường đạt dưới 0.3mg/100ml (3mg/l) huyết thanh hoặc 7 – 820 mcg% đối với những người không bị viêm nhiễm

Chỉ số CRP giảm

Nếu chỉ số CRP giảm có nghĩa là tình trạng cơ thể của bệnh nhân tốt hơn và tình trạng viêm nhiễm giảm.

Chỉ số CRP liên quan đến những vấn đề về tim mạch

Chỉ số CRP liên quan đến các bệnh về tim mạch, cụ thể như sau:

  • Bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp khi chỉ số CRP < 1.0 mg/L
  • Bệnh nhân có thể có nguy cơ mắc bệnh tim mạch khi chỉ số CRP trong khoảng: 1.0 – 3.0 mg/L.
  • Bệnh nhân có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch khi chỉ số CRP > 3.0 mg/L.

Trong trường hợp gia đình có tiền sử mắc bệnh về tim mạch thì CRP giúp phát hiện bệnh sớm từ trước khi những yếu tố nguy cơ biểu hiện. Từ đó giúp các bác sĩ dễ dàng đánh giá được tình trạng của bệnh và đưa ra quyết định có thực hiện phẫu thuật hay không.

4. Khi Nào Nên Thực Hiện Xét Nghiệm CRP?

Xét nghiệm CRP thường được các bác sĩ chỉ định trong những trường hợp sau:

Khi bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu của nhiễm trùng như cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, viêm,…

rco5cejrt2a5xyEtROWgv3Eq6FUpFKkqJdGosPZU348PfNVF0oWo3eHJLG0imN5SFfgxcAUgezxjWiYW_1637664523.jpg
Khi bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu của nhiễm trùng như cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, viêm,…
  • Thông thường sau khi bệnh nhân trải qua các cuộc phẫu thuật, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm CRP để kiểm tra tình trạng cơ thể của bệnh nhân có gặp phải những nhiễm trùng mới hay không.
  • Xét nghiệm CRP cũng được các bác sĩ sử dụng để đánh giá mức độ tình tiến triển của tình trạng viêm đối với một số phản ứng viêm như viêm ruột thừa, viêm khớp, các bệnh tự miễn,….
  • Dùng trong trường hợp theo dõi và điều trị các bệnh nhiễm trùng. 

5. Một Số Xét Nghiệm Liên Quan Đến Xét Nghiệm CRP

Khi nghi ngờ bệnh nhân bị nhiễm trùng hoặc đối với các bệnh nhân đang trong quá trình điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn thì ngoài sử dụng xét nghiệm CRP, các bác sĩ có thể kết hợp thực hiện một số xét nghiệm khác để có thể đánh giá được tình trạng của bệnh nhân một cách tổng quát nhất. Các xét nghiệm liên quan đến xét nghiệm CRP có thể bao gồm:

  • Xét nghiệm PCT (procalcitonin): đây là một loại xét nghiệm đặc hiệu được sử dụng để theo dõi nhiễm khuẩn máu.
  • Xét nghiệm tổng phân tích các thành phần tế bào máu ngoại vi
  • Xét nghiệm máu lắng
  • Xét nghiệm chức năng gan, thận
  • Định lượng nồng độ lactate máu
  • Cấu máu
  • Xét nghiệm SARS-Covid-19ddgfh

6. Xét Nghiệm CRP Ở Đâu?

Xét nghiệm CRP mang đến nhiều giá trị trong việc khám và điều trị bệnh cho các bệnh nhân hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết muốn xét nghiệm CRP thì thực hiện ở đâu an toàn và uy tín.

Để thực hiện xét nghiệm CRP các bạn nên tới các bệnh viện lớn, các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín trong đó có Diag để được thực hiện xét nghiệm càng sớm càng tốt.

sC9TQMc43ksCMxp0K7lL7egwiVSCqqbp3BZoGPnOwLcS8kJ2BTTCJfqdteNmCFnhbGIvElnFWqSK07F9_1637664562.jpg
Xét nghiệm CRP mang đến nhiều giá trị trong việc khám và điều trị bệnh cho các bệnh nhân hiện nay

Diag là trung tâm xét nghiệm và chẩn đoán y khoa được trang bị hệ thống thiết bị, máy móc hiện đại giúp thực hiện xét nghiệm nhanh chóng và an toàn. Cùng với đó là đội ngũ y bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm cho bạn kết quả xét nghiệm chính xác đồng thời tư vấn cho bạn phương pháp điều trị tốt nhất trong trường hợp phát hiện viêm nhiễm.

Trong quá trình xét nghiệm bạn cần tuyệt đối tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ và cần thành thật trả lời các câu hỏi được các bác sĩ đưa ra, điều đó sẽ giúp các bác sĩ dễ dàng nắm bắt thông tin và có chẩn đoán chính xác. 

Xét nghiệm CRP đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát hiện và điều trị các căn bệnh liên quan đến nhiễm trùng. Đặc biệt, khi dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp thì xét nghiệm CRP là xét nghiệm quan trọng giúp sàng lọc bước đầu các bệnh nhân nhiễm virus Corona với biểu hiện sốt. Khi cơ thể có những biểu hiện bất thường cần tới ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị. Việc điều trị ớm sẽ làm giảm các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Ngoài ra, cần trang bị cho mình kiến thức về các bệnh nhiễm trùng, cơ chế lây lan (nếu có) để bảo vệ mình và những người xung quanh.

Những thông tin trên đây hy vọng đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất về xét nghiệm CRP. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào bạn vui lòng liên hệ qua số hotline 1900 1717 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền, không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui lòng gặp nhân viên y tế phù hợp để được tư vấn.