Trở lại

Xét Nghiệm 19-9 Và Ý Nghĩa Chỉ Số Trong Chẩn Đoán Ung Thư

Table of Contents


Nếu kết quả xét nghiệm CA 19-9 tăng cao sẽ là một gợi ý quan trọng, giúp bác sĩ kết luận nguy cơ mắc bệnh ung thư ở bệnh nhân. Không những vậy, đây còn là xét nghiệm quan trọng giúp theo dõi và đánh giá điều trị bệnh ung thư. Tuy nhiên, khi nhắc đến xét nghiệm này, không phải ai cũng hiểu rõ xét nghiệm được tiến hành như thế nào, cách đọc hiểu kết quả như thế nào là chuẩn nhất?

1. Dấu Ấn Ung Thư Là Gì?

Bên cạnh tìm hiểu xét nghiệm CA 19-9 là gì thì chắc hẳn rất nhiều người quan tâm về vấn đề dấu ấn ung thư là gì khi nghe nói đến định nghĩa CA 19-9 là một chất chỉ điểm khối u.

Nói rõ hơn về dấu ấn ung thư, đây chính là chất do những tế bào ung thư hoặc cũng có thể là các tế bào khác trong cơ thể người sản xuất ra, nhằm mục đích đáp ứng với bệnh ung thư hay những bệnh lành tính khác.

p6JRC5pSiKmSKfOVio6uLr9Vi8vJpb9HYkxXfnnZszJdFv71Xs7heTbNVJ0qkcpfDiBiXf8edGVQ7DiR_1641236790.jpg
Dấu ấn ung thư được sản xuất ra nhằm mục đích gì?

Đa phần các trường hợp, dấu ấn chỉ điểm ung thư sẽ được tế bào sản xuất ra, nhưng số lượng này sẽ tăng lên rất nhiều lần nếu có ung thư thật sự.

Để phát hiện được dấu ấn chỉ điểm ung thư có thể thông qua mẫu máu, phân, nước tiểu, tổ chức u hoặc các tổ chức khác trong cơ thể của người bệnh ung thư.

Hầu hết, dấu ấn chỉ điểm ung thư là các protein có tính kháng nguyên. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ rằng không phải tất cả kháng nguyên ung thư đều được dùng là chất chỉ điểm ung thư.

Trên thực tế, vẫn có một số giới hạn đối với việc sử dụng dấu ấn chỉ điểm ung thư, đó có thể là trường hợp bệnh nhân không mắc bệnh ung thư nhưng chất chỉ điểm ung thư vẫn tăng lên.

Bên cạnh đó, không phải tất cả trường hợp bệnh nhân mắc bệnh ung thư cũng có dấu ấn chỉ điểm ung thư liên quan đến loại ung thư này cho kết quả tăng cao.

2. Thông Tin Về Xét Nghiệm CA 19-9

Kháng nguyên ung thư CA 19-9 có tên đầy đủ là cancer antigen 19-9 hoặc cũng có thể gọi là kháng nguyên ung thư đường tiêu hoá GICA (gastrointestinal cancer antigen).

Xét nghiệm ca 19-9 làm gì? Xét nghiệm định lượng CA 19-9 được bác sĩ chỉ định trong trường hợp cần chẩn đoán sớm, đánh giá hiệu quả điều trị, tiên lượng nguy cơ tái phát đối với bệnh nhân mắc bệnh ung thư gan, mật hoặc ung thư tuỵ.

Trên thực tế, khi kết quả định lượng CA 19-9 máu tăng cao, kết hợp cùng với triệu chứng tắc mật hay tắc tuỵ thì bác sĩ có thể kết luận rằng bệnh nhân bị ung thư tuỵ thay vì mắc bệnh u tụy lành tính.

XQblrncUX4rZNXyQyDmqFZOURCgFsfiTmUgvXJj7TeltKfe7nClo6rNu3VL6O2Y5oQ8J6AiTjsAUMGDF_1641236822.jpg
Xét nghiệm CA có giá trị trong chẩn đoán và theo dõi ung thư

Tương tự như vậy, nếu bệnh nhân có dấu hiệu cổ trướng, vàng da… khi xét nghiệm CA 19-9 cho kết quả chỉ số này tăng cao thì có thể bệnh nhân đang mắc bệnh ung thư gan.

Vì CA 19-9 thường được tổng hợp và bài tiết nhờ vào các tế bào biểu mô liên quan đến tuyến hô hấp và tiêu hoá điển hình là: Dạ dày, tuyến tụy, mật, đại tràng, tuyến nước bọt, nội mạc tử cung, tuyến tiền liệt… Nên thông qua mức độ CA 19-9 máu tăng, có thể phản ánh tình trạng bệnh nhân có nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như:

  • Ung thư gan.
  • Ung thư tuyến tụy.
  • Ung thư đại tràng.
  • Ung thư dạ dày.
  • Ung thư buồng trứng…

Bên cạnh đó, chỉ số CA 19-9 tăng có thể xảy ra trong một số bệnh lành tính điển hình như: Viêm đường mật, tắc mật, viêm tụy cấp tính hoặc mãn tính, viêm ruột, xơ nang…

3. Xét Nghiệm CA 19-9 Được Chỉ Định Khi Nào?

Xét nghiệm miễn dịch ca 19-9 được chỉ định trong trường hợp nào? Đối với xét nghiệm CA 19-9, thường được bác sĩ chỉ định khi bệnh nhân có những dấu hiệu nghi ngờ liên quan đến bệnh ở tuyến tụy, kèm theo đó là những triệu chứng toàn thân như:

  • Có cảm giác mệt mỏi thường xuyên.
  • Bị sút cần, người gầy gò.
  • Bị sốt nhưng không rõ nguyên nhân.

 Mất cảm giác ngon miệng, chán ăn, buồn nôn, nôn.

q914BZR5k2gvpCIl4UOoJNPiQzniU5c275OQK6HvirHaHDk2c5A6GozT0ZqRgkJVSb26jQ8SdzklAqan_1641236857.jpg
Trường hợp cần xét nghiệm CA 19-9
  • Bị đau bụng âm ỉ kéo dài hay có cảm giác đau ở vùng thắt lưng nhưng không liên quan đến các yếu tố cơ học.
  • Vàng da, nước tiểu sậm màu, phân bị bạc màu.
  • Khi bệnh bước vào giai đoạn muộn, những triệu chứng nghiêm trọng hơn bắt đầu xuất hiện như: Có những cơn đau mãn tính kéo dài, kém hấp thu, bị tăng hay hạ đường huyết thất thường, gầy sụt nhanh chóng.

4. Những Lưu Ý Về Xét Nghiệm CA 19-9

Trước khi thực hiện xét nghiệm định lượng CA 19-9, bác sĩ sẽ giải thích kỹ về quy trình, thủ tục cho bệnh nhân hiểu rõ.

Lúc này, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bệnh nhân nên chủ động nhờ bác sĩ tư vấn thêm để tránh gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Thông thường, đối với xét nghiệm CA 19-9, bệnh nhân không cần phải nhịn ăn uống trước khi lấy mẫu xét nghiệm. Việc cần làm là chuẩn bị tâm lý thoải mái, nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ trong suốt quá trình lấy mẫu.

xRyByWVqlMJnPQ4hWxpRqIakju651Ldc2iIRZXCSYbEiHc6C2E95K5bs8na7NWCfKubGtdxZ30R3PRiq_1641236885.jpg
Xét nghiệm CA 19-9 bệnh nhân không nhất thiết phải nhịn ăn

Việc lấy mẫu xét nghiệm cũng không mất quá nhiều thời gian. Mẫu máu sẽ lấy là máu đường tĩnh mạch.  Sau đó, mẫu máu này sẽ nhanh chóng được gửi đến phòng xét nghiệm để tiến hành phân tích.

Tuỳ theo trung tâm xét nghiệm, sẽ có thời gian trả kết quả khác nhau. Nếu nhanh, thì kết quả này thường có chỉ sau vài giờ xét nghiệm.

5. Giá Trị Bình Thường Của CA 19-9

Chỉ số xét nghiệm máu ca 19-9 bình thường ở người khoẻ mạnh là ≤ 37 U/ml.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào trung tâm xét nghiệm có hệ thống máy phân tích, bộ kit, phương pháp định lượng có thể khác biệt nên giá trị bình thường của CA 19-9 có thể thay đổi chút ít.

Vì thế, để hiểu rõ hơn về kết quả xét nghiệm CA 19-9, bên cạnh việc tìm hiểu thông tin các chỉ số này, bệnh nhân nên nhờ bác sĩ phụ trách tư vấn rõ về kết quả theo trường hợp của mình.

6. Kết Quả Xét Nghiệm CA 19-9 Trong Những Bệnh Ung Thư

Ý nghĩa xét nghiệm ca 19-9 trong việc chẩn đoán, phát hiện sớm bệnh ung thư như thế nào? Cụ thể, giá trị xét nghiệm CA 19-9 trong chẩn đoán ung thư như sau:

6.1 Chỉ số CA 19-9 Trong Chẩn Đoán Ung Thư Tuỵ

Đối với chẩn đoán ung thư tuỵ, thông qua xét nghiệm CA 19-9 có độ nhạy 79 – 81% và độ đặc hiệu đạt 82 – 92%.

Trường hợp bệnh nhân có những triệu chứng nghi ngờ, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm CA 19-9 để kiểm tra.

Với giá trị CA 19-9 có ngưỡng là 37 U/ml, có độ nhạy 81% và độ đặc hiệu đạt khoảng 90%. Nhưng nếu chỉ số CA 19-9 trong mẫu máu xét nghiệm tăng cao hơn 1000 U/mL thì độ nhạy sẽ giảm xuống chỉ còn khoảng 41%, nhưng độ đặc hiệu lại cao đến 99,8%.

OKKOEnD6z12KOPXLAxCH7vsOG63gAwus6J0ceX6vfAsxxAvL9PtSmhBSKUbpFbk1ysL45Kx0CePrKEEp_1641236918.jpg
Ý nghĩa chỉ số CA 19-9 trong chẩn đoán ung thư tuỵ

Tỷ lệ tăng của chỉ số CA 19-9 có mối liên hệ với vị trí của khối u. Chằng hạn như nếu khối u ở thân hay đuôi tuỵ thì tỷ lệ tăng của CA 19-9 chỉ đạt 57%. Nhưng nếu khối u nằm ở vị trí đầu tuỵ thì chỉ số CA 19-9 tăng với tỷ lệ 80%.

Phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, tỷ lệ CA 19-9 cũng có sự thay đổi, với ngưỡng >120U/ml.

Trường hợp, ung thư tụy ở giai đoạn T2/3, thì tỷ lệ CA 19-9 là 33%. Nhưng nếu ung thư tụy ở giai đoạn T+N1 thì tỷ lệ CA 19-9 đạt đến 71%. Riêng ở giai đoạn TN+M1 thì tỷ lệ CA 19-9 sẽ đạt mức 85%.

Không những vậy, kích thước khối u tuỵ cũng có sự liên quan đến tỷ lệ tăng của CA 19-9. Cùng ở ngưỡng 37 U/ml, nhưng khi kích thước khối u bé hơn 3cm, thì tỷ lệ chỉ đạt 57%. Nếu kích thước khối u lớn hơn khoảng từ 3 – 6cm, tỷ lệ sẽ đạt là 80%. Trường hợp khối u lớn trên 6cm thì tỷ lệ CA 19-9 đạt mức tối đa là 100%.

Nếu chỉ số CA 19-9 vượt ngưỡng 1000 U/mL thì bác sĩ có thể chẩn đoán kết quả ung thư tuỵ dương tính, với độ đặc hiệu xấp xỉ 100% thì trường hợp này không còn khả năng phẫu thuật cắt bỏ khối u nữa.

Nếu sau phẫu thuật, bệnh nhân xét nghiệm CA 19-9 chi kết quả chỉ số này giảm, thì đây là dấu hiệu tích cực cho thấy sự đáp ứng điều trị, tỷ lệ thuận với thời gian sống của bệnh nhân.

Nhưng nếu mức độ CA 19-9 sau phẫu thuật tăng thì nguy cơ tái phát bệnh là rất cao, tiên lượng lúc này cũng rất xấu.

6.2 Chỉ Số CA 19-9 Trong Chẩn Đoán, Đánh Giá Một Số Bệnh Ung Thư Khác

Chỉ số CA 19-9 huyết tương tăng cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh nhân mắc một số bệnh ung thư khác như: Ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, mật, thực quản…

Ung thư biểu mô tế bào gan (HCC)

Đối với ung thư biểu mô tế bào gan, chỉ số CA 19-9 có độ nhạy lâm sàng đạt: 22 – 49%.

Ung thư đường mật

Độ nhạy của chỉ số CA 19-9 trong ung thư đường mật ở ngưỡng > 100 U/ml.

zOaWTQX5D0TOooaffm2uBYYvqbsJZskiotyFDuLEBGX9ojxsPjYCPTmmukrMbARl1Td5xbwGpxVWHGr3_1641236949.jpg
Chỉ số CA 19-9 tăng trong bệnh lý nào?

Nếu ngưỡng CA 19-9 là 200 U/mL sẽ được xem là ngưỡng phân biệt giữa sự tắc mật ác tính và lành tính. Ngưỡng CA 19-9 là 37 U/ml có độ nhạy là 83% và độ đặc hiệu đạt 45%.

Trường hợp kết hợp cùng với ngưỡng CEA > 5 ng/ml sẽ giúp bác sĩ phân biệt được bệnh ung thư biểu mô gan và bệnh viêm xơ đường mật nguyên phát.

Ung thư dạ dày

Về chỉ số CA 19-9 máu đối với bệnh ung thư dạ dày có độ nhạy lâm sàng tương đối thấp, chỉ đạt khoảng từ 26 – 60%, điều này còn phụ thuộc vào giai đoạn ung thư.

Khi kết hợp cùng với dấu ấn CEA, độ nhạy sẽ có sự thay đổi, tăng cao hơn. Đây cũng là yếu tố để tiên lượng, giúp bác sĩ có thể đánh giá được giai đoạn ung thư, di căn gan, mức độ khối u xâm lấn, hay di căn phúc mạc.

Ung thư đại – trực tràng

Xét nghiệm máu CA 19-9 sẽ có độ đặc hiệu thấp hơn nhiều (18- 58%) so với dấu ấn CEA (38-58%) trong chẩn đoán ung thư đại trực tràng.

Tuỳ thuộc vào giai đoạn ung thư, chỉ số CA 19-9 tăng sẽ có sự thay đổi, nhưng sẽ không thể nào rõ ràng như dấu ấn ung thư CEA.

Chỉ số CA 19-9 trong các bệnh ung thư còn lại

Đối với chẩn đoán các bệnh ung thư còn lại thì độ nhạy của chỉ số CA 19-9 không cao, điển hình như:

  • Ung thư buồng trứng (15 – 38%).
  • Ung thư phổi (7 – 42%).
  • Ung thư tử cung (13%).

Chỉ số CA 19-9 trong những bệnh lý lành tính

Không chỉ bệnh ung thư, mà chỉ số CA 19-9 còn có thể tăng trong những bệnh lý lành tính là: Viêm đường mật, viêm ruột, viêm tuỵ, tắc mật, xơ gan, hay những bệnh mãn tính, bệnh tuyến giáp, xơ nang…

Có khoảng 10 – 30% trường hợp bệnh nhân cho kết quả xét nghiệm CA 19-9 tăng nhẹ, điều này còn phụ thuộc vào mức độ của bệnh.

Nếu mức tăng thấp hơn 100 U/mL, tối đa là 500 U/ml hay tăng nhẹ kéo dài thì cần phải theo dõi trong thời gian ít nhất là 2 năm.

Như vậy, thông qua xét nghiệm CA 19-9 có ý nghĩa rất lớn trong việc chẩn đoán, theo dõi, đánh giá mức độ hiệu quả của các phương pháp điều trị ung thư và đặc biệt là ung thư tuỵ. Tuy nhiên, để hiểu rõ kết quả xét nghiệm này, bệnh nhân nên nhờ bác sĩ chuyên môn tư vấn và định hướng điều trị phù hợp nhất.

Nếu cần tìm hiểu thêm thông tin xét nghiệm CA 19-9, cũng như đặt lịch hẹn thăm khám, tầm soát ung thư, bạn có thể gọi đến hotline 19001717 – Diag là trung tâm xét nghiệm chẩn đoán y khoa uy tín tại TP.HCM để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền, không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui lòng gặp nhân viên y tế phù hợp để được tư vấn.