Xét nghiệm APTT là một trong những xét nghiệm quan trọng giúp đánh giá chức năng cầm – đông máu và các yếu tố đông máu liên quan ở cơ thể người. Xét nghiệm đông máu APTT cũng được chỉ định trong các quy trình khám sức khỏe định kỳ hoặc kiểm tra các chức năng gan thận hoặc những người bị nghi mắc chứng bệnh máu khó đông, những bệnh nhân trước và sau khi phẫu thuật.
Tìm Hiểu Xét Nghiệm APTT Thromboplastin Là Gì?
APTT là viết tắt của cụm từ activated partial thromboplastin time. Xét nghiệm APTT hay còn được gọi là xét nghiệm thời gian thromboplastin một phần hoạt hóa. Là loại xét nghiệm huyết học khảo sát thời gian phục hồi calci ở huyết tương citrat sau quá trình ủ với lượng kaolin ở mức vừa (kaolin là một loại hoạt hóa yếu tố tiếp xúc) và cephalin (thay thế yếu tố 3 tiểu cầu). Từ đó giúp đánh giá chính xác những yếu tố nội sinh có tác động đến cơ chế đông máu Thromboplastin (hay còn được gọi là yếu tố III) được phóng thích bởi mô tổn thương và có phản ứng với prothrombin cùng với calci (IV) để tạo nên thrombin. Từ đó, làm chuyển hóa fibrinogen thành fibrin (I). Các yếu tố này đóng vai trò quan trọng tham gia vào quá trình đông máu.
Nguyên Lý Xét Nghiệm Chức Năng Đông Máu APTT
Để đánh giá được chính xác các yếu tố khác của con đường đông máu nội sinh. Xét nghiệm APTT hỗn hợp sẽ thực hiện nhiệm vụ khảo sát thời gian phục hồi của hoạt hóa tiếp xúc (calci của huyết tương citrat hóa sau khi ủ với một lượng thừa kaolin và cephalin (thay thế 3 yếu tố tiểu cầu).
Đối với xét nghiệm APTT điều kiện hoạt hóa các yếu tố tiếp xúc cũng tương ứng với số lượng và chất lượng của tiểu cầu trong mẫu kiểm tra. Điều này không làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm cầm máu này.
Các Dụng Cụ Và Hóa Chất Cần Thiết Cho Xét Nghiệm
- Ống nghiệm có kích thước 75*9,5mm
- CaCl2 M/40
- Bình cách thủy nhiệt độ 37 độ C
- Thương phẩm đông khô Kaolin-cephalin: Thương phẩm đông khô được pha theo chỉ dẫn, nghiêng nhẹ cho đến khi được tan hết và để sau 20 phút mới tiến hành làm xét nghiệm.
- Kaolin – cephalin tự sản xuất: Quy trình pha hỗn hợp Kaolin với Nacl 0,9% nồng độ 5mg/ml, pha cephalin ở nồng độ thích hợp theo chỉ dẫn sản xuất. Trộn hỗn hợp dung dịch Kaolin và Cephalin theo tỷ lệ sử dụng 1/1.
Quy Trình Thực Hiện Xét Nghiệm APTT
- Bước 1: Lấy máu và huyết tương nghèo tiểu cầu của chứng và bệnh nhân (tương tự xét nghiệm thời gian Quick).
- Bước 2: Lấy 0,1 ml huyết tương nghèo tiểu cầu cho vào ống nghiệm vô trùng để kiểm tra rồi chiết tách vào bình cách thủy 37 độ C.
- Bước 3: Thêm 0.1 ml hỗn hợp dung dịch Kaolin – cephalin. Trộn đều hỗn hợp này và ủ trong bình cách thủy 37 độ C. Ủ trong thời gian 3 phút. Trung bình trong thời gian ủ cứ 15 giây sẽ lắc và trộn đều 1 lần.
- Bước 4: Cho thêm 0,1ml CaCl2 M/40 và theo dõi khoảng thời gian cho đến khi xuất hiện màng đông trên bề mặt. Ghi lại thời gian làm đông.
- Bước 5: Với mỗi huyết tương sẽ cần tiến hành thực nghiệm 2 lần, kết quả xét nghiệm sẽ là thời gian trung bình của cả 2 lần thực nghiệm.
Bước 6: Tiến hành xét nghiệm tương tự với mẫu chứng.
Thực Hiện Xét Nghiệm APTT Khi Nào?
Trên thực tế đây cũng là một loại xét nghiệm phổ biến có thể chỉ định trong quy trình khám sức khỏe ở một người bình thường hoặc những người sắp hoặc vừa trải qua một cuộc phẫu thuật. Xét nghiệm này đặc biệt sẽ được chỉ định cụ thể với một số trường hợp sau đây:
- Bệnh nhân cần thực hiện phẫu thuật hoặc cần hỗ trợ cầm máu. Việc xét nghiệm APTT đóng vai trò quan trọng để đánh giá chính xác khả năng cầm máu của bệnh nhân. Từ đó kiểm tra xem có điều gì khác thường hay không để kịp thời can thiệp và lựa chọn các giải pháp khắc phục tối ưu nhất.
- Bệnh nhân bị nghi ngờ mắc chứng bệnh đông máu hoặc chẩn đoán rối loạn đông máu cần xác định mức độ cụ thể trong rối loạn bệnh lý
Xét nghiệm APTT đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho bệnh nhân trước khi mổ để qua đó chuẩn bị loại thuốc phù hợp.
Ý Nghĩa Xét Nghiệm APTT
Như các bạn đã biết xét nghiệm APTT là xét nghiệm đánh giá khả năng đông máu đồng thời giúp kiểm tra khả năng cầm – đông máu ở cơ thể người. Tuy nhiên APTT của huyết tương hoàn toàn có thể thay đổi từ 25 – 35 giây. Điều này phần lớn phụ thuộc vào loại cephalin – kaolin và thiết bị kỹ thuật của các phòng xét nghiệm sử dụng
Tỷ lệ bệnh/chứng chính là biểu thị của kết quả xét nghiệm:
rAPTT = APTT bệnh/APTT CHỨNG
rAPTT bình thường thuộc khoảng 0,85 – 1,2
Kết quả xét nghiệm APTT kéo dài đồng nghĩa với việc mẫu bệnh kéo dài hơn mẫu chứng trên 8 giây hoặc rAPTT > 1,2 thì có thể kết luận bệnh nhân có tình trạng giảm đông máu hoặc rối loạn đông máu nội sinh do:
- Bệnh nhân bị mắc bệnh hemophilia (thiết hụt yếu tố bẩm sinh)
- Yếu tố đông máu bị tiêu thụ do nằm trong hội chứng đông máu rải rác ở lòng mạch hoặc bị tiêu sợi huyết.
- Bệnh nhân bị suy gan nặng không tổng hợp được các yếu tố
- Chất ức chế đông máu nội sinh có sẵn trong máu của bệnh nhân
- Bệnh nhân đang được tiến hành điều trị bằng heparin tiêu chuẩn
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sai Số Xét Nghiệm
Xét nghiệm APTT tăng hoặc giảm và có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Nguyên nhân là do bởi một số những yếu tố sau đây:
1. Do mẫu bệnh phẩm
- Mẫu máu bị lấy sai tỷ lệ hoặc đã bị đông trước đó hoặc không đúng chất không đông. Chất chống đông bị hỏng 1 phần do bị nhiễm heparin ở quy trình lấy máu.
- Huyết tương của bệnh nhân bị đục hoặc bị vỡ hồng cầu.
- Máu để quá lâu hoặc để quá 4 giờ tính từ thời gian lấy máu.
2. Do trang thiết bị, hóa chất và kỹ thuật của trung tâm xét nghiệm
- Hàm lượng CaCl-2M/40 và hỗn hợp cephalin – kaolin không thực sự đảm bảo hoặc bị quá thời gian quy chuẩn.
- Mẫu huyết tương chứng không lấy tập hợp huyết tương hoặc đã lấy huyết tương ít hơn số lượng 5 người
- Ống nghiệm đã không được làm sạch hoặc vô trùng không đúng cách.
- Pipet không đảm bảo về thể tích do đã bị hỏng
- Hệ thống thiết bị máy phân tích đông máu không đạt chuẩn xác
- Người thực hiện xét nghiệm đã không làm đúng quy trình dẫn đến việc đọc và tính toán sau kết quả.
3. Một số yếu tố khác
Tùy vào điều kiện và kỹ thuật của các phòng xét nghiệm. Tuy nhiên, thời gian APTT của huyết tương sẽ dao động trong khoảng từ 30 – 35 giây. Nếu không đảm bảo thời gian này có thể dẫn đến sai số khiến xét nghiệm APTT giảm hoặc tăng bất thường.
Khi kết quả lớn hơn trên 8 giây so với chứng thì thời gian hoạt hóa từng phần sẽ kéo dài gây ảnh hưởng kết quả xét nghiệm.
Một số trường hợp khó lấy kết quả hoặc mất nhiều thời gian thường gặp ở những người rối loạn đường đông máu nội sinh do thiếu hụt hemophilie (yếu tố đông máu). Hoặc do các yếu tố chống đông lưu hành như điều trị heparin, bệnh leukemia cấp,…
4. Kỹ thuật lấy máu tĩnh mạch chưa chuẩn
Như vậy để đảm bảo kết quả xét nghiệm APTT được chính xác các bạn nên thực hiện ở những cơ sở có trang thiết bị máy móc hiện đại tiên tiến và nhân viên kỹ thuật trình độ chuyên môn cao. Quy trình giám sát xét nghiệm có tiêu chuẩn.
Nên Xét Nghiệm APTT Ở Đâu Uy Tín Và Chất Lượng?
Trên thực tế chỉ số kết quả xét nghiệm có thể dao động và có sự chênh lệch. Để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác thì việc lựa chọn trung tâm xét nghiệm uy tín và chất lượng là vô cùng quan trọng. Các bạn nên ưu tiên lựa chọn trung tâm chuyên xét nghiệm hoặc bệnh viện đa khoa có công nghệ đi đầu cả nước, dựa trên một số tiêu chí sau:
- Nên lựa chọn nơi có dịch vụ khám chữa bệnh xét nghiệm nhanh chóng, thuận tiện.
- Danh mục gói khám và xét nghiệm đa dạng, chi tiết và đầy đủ nhất.
- Hệ thống trang thiết bị y tế cơ sở vật chất hiện đại sạch sẽ.
- Đội ngũ y bác sĩ và kỹ thuật viên tay nghề cao.
- Mức chi phí hợp lý.
Trung tâm xét nghiệm và chẩn đoán y khoa Diag là một trong những đơn vị xét nghiệm uy tín tại Việt Nam. Với các gói xét nghiệm đa dạng, trong đó có xét nghiệm APTT được thực hiện trong thời gian ngắn và cho kết quả chính xác giúp bạn có thể hoàn toàn yên tâm.
Xét nghiệm APTT là xét nghiệm quan trọng trong việc đánh giá khả năng đông máu và kiểm tra khả năng cầm – đông máu ở cơ thể người. Thường có trong quy trình khám sức khỏe tổng quát của một người bình thường hoặc chỉ định trong một số trường hợp cụ thể. Chính vì thế, để hạn chế nguy hiểm từ bệnh máu khó đông, những người sau phẫu thuật,…thì bạn cần chủ động đi khám sức khỏe định kỳ.
Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền, không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui lòng gặp nhân viên y tế phù hợp để được tư vấn.