Trở lại

Xét Nghiệm Anti Phospholipid 7 Chỉ Số Cho Bạn Biết Điều Gì?

Xét nghiệm Anti Phospholipid 7 chỉ số là xét nghiệm cho biết người bệnh có mắc phải hội chứng kháng thể kháng phospholipid (APS hoặc APLS) hay không. Hội chứng này kích thích quá trình tạo cục máu đông gây ra các biến chứng nguy hiểm ở người bệnh. Đặc biệt ở phụ nữ mang thai có thể gây sinh non, tắc mạch, tiền sản giật và sảy thai liên tiếp. Vì vậy xét nghiệm hội chứng Antiphospholipid có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe mẹ và bé trong suốt thai kỳ.

Tìm Hiểu Về Hội Chứng Anti Phospholipid

Hội chứng Anti Phospholipid hay còn gọi hội chứng kháng thể kháng phospholipid là một bệnh tự miễn xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau. Bệnh xảy ra do kháng thể kháng phospholipid làm gia tăng tình trạng đông máu ở người bệnh. Từ đó hình thành nên các cục máu đông trong lòng mạch gây tắc nghẽn quá trình lưu thông máu trong cơ thể.

rQD4NMYhwflnh2ZlIVs6GmXDiQEJG71kjYAQx2yHCDVFzKozbAemEzJIyOysXhtC2kOUPnLwD0mly8qW_1626513152.jpg
Hội chứng Anti Phospholipid là một bệnh tự miễn xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau, xảy ra do kháng thể kháng phospholipid gây nên

Hội chứng này là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý liên quan đến lưu thai, tắc mạch, sảy thai liên tiếp, thai kém phát triển, tiền sản giật,…Đi kèm với đó là tình trạng tiểu cầu giảm và tăng kháng thể kháng phospholipid như LA (Lupus anticoagulant) và ACL (Anticardiolipin).

Tùy thuộc vào kích thước và vị trí của các khối máu đông mà các biến chứng xảy ra trong thai kỳ ở phụ nữ mắc hội chứng này cũng không giống nhau.

Nguyên nhân hội chứng Antiphospholipid là do sự nhầm lẫn của hệ thống miễn dịch cơ thể. Thông thường khi có các tác nhân ngoại lai như virus, vi khuẩn hệ miễn dịch sẽ tạo ra kháng thể để bảo vệ cơ thể và chống lại những tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên khi mắc hội chứng này, các kháng thể lại nhận định nhầm phospholipid –  một loại chất béo có vai trò cấu tạo tế bào là tác nhân gây hại và tấn công chúng. Hậu quả là làm cho các tế bào trong cơ thể bị tổn thương. Những tổn thương này dẫn đến sự hình thành các cục máu đông ở cả động mạch và tĩnh mạch gây nên các bệnh lý nguy hiểm. 

r8Asl2lPneUKQRTbK5vEyzjG98T6RD5XLEaqBaH6U3pcgLsmjxftYSWB311S65hq1Ye7TVbggBb4usaH_1626513191.jpg
Hội chứng Anti Phospholipid là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý liên quan đến lưu thai, tắc mạch, sảy thai liên tiếp, thai kém phát triển, tiền sản giật,…

Điều trị hội chứng Antiphospholipid là việc làm đặc biệt cần thiết nhằm hạn chế những biến chứng nguy hiểm xảy ra ở người bệnh. Hiện nay, chưa có phương pháp nào có thể chữa trị dứt điểm hội chứng Anti Phospholipid. Các biện pháp điều trị  bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng: nhằm ngăn chặn, hạn chế sự hình thành và phát triển của các cục máu đông.

  • Sử dụng các thuốc chống đông máu phổ biến là Heparin, Warfarin và Aspirin. Heparin có tác dụng nhanh và có thể được sử dụng qua đường tiêm. Warfarin được sử dụng ở dạng viên uống nên tác dụng sẽ chậm hơn đường tiêm. Mẹ bầu bị hội chứng Anti Phospholipid có thể điều trị bằng Heparin và Aspirin liều thấp. Thuốc Warfarin không được sử dụng khi mang thai do có thể gây hại tới thai nhi.
  • Ngoài ra, việc kiểm soát các căn bệnh do hội chứng Anti Phospholipid gây ra như lupus ban đỏ cũng rất quan trọng vì sẽ giúp phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng xảy ra.

Bên cạnh điều trị triệu chứng thì thay đổi chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống cũng góp phần không nhỏ giúp hạn chế diễn biến của hội chứng kháng phospholipid. Nên luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên người bệnh nên tránh các hoạt động có thể gây chấn thương, chảy máu và thận trọng khi sử dụng các dụng cụ sắc nhọn như dao, kéo,…

es8dxJ45FEMspKWYEYDQHujMaNq0CFmO5jct0ZUBoNbPQFaGibpdqq9UDsXs5zAHVFzeycn5m4xajEkZ_1626513240.jpg
Sử dụng các thuốc chống đông máu phổ biến là Heparin, Warfarin và Aspirin là phương pháp điều trị phổ biến

Lựa chọn chế độ ăn uống hợp lý và an toàn. Hạn chế các thực phẩm chứa vitamin K vì có thể làm giảm hiệu quả của Warfarin.

Xét Nghiệm Antiphospholipid Là Gì? Khi Nào Cần Xét Nghiệm Antiphospholipid 7 Chỉ Số?

Xét nghiệm Anti phospholipid được thực hiện để xác định người phụ nữ có mắc phải hội chứng kháng Phospholipid hay không. Nhờ đó giúp tìm ra nguyên nhân gây sảy thai liên tiếp ở phụ nữ và tìm ra biện pháp điều trị cũng như khắc phục các diễn biến của bệnh.

FSfrJcTd7DNB6q1Qhae8H19HBQQNtMgpleAk7DjZk4j4PzcBfbHapDJuJyrWAMBY7eyOdBNYXAItFf2v_1626513276.jpg
Xét nghiệm Anti Phospholipid có ý nghĩa quan trọng với phụ nữ mang thai, giúp tìm ra nguyên nhân gây sảy thai liên tiếp ở phụ nữ

Khi mang thai nếu bác sĩ phát hiện có vấn đề bất thường, hoặc từng có tiền sử sảy thai nhiều lần không rõ nguyên nhân, thai phụ sẽ được chỉ định xét nghiệm Anti Phospholipid 7 chỉ số:

  • Anti Cardiolipin IgM
  • Anti Cardiolipin IgG
  • Anti beta 2 glycoprotein IgM
  • Anti beta 2 glycoprotein IgG
  • Antiphospholipid IgM
  • Antiphospholipid IgG
  • Chỉ số kháng đông Lupus: LA

Nếu xét nghiệm cho kết quả là âm tính có nghĩa người bệnh không có kháng thể kháng phospholipid trong cơ thể. Mặc dù vậy bạn cũng không nên lơ là, chủ quan mà nên thực hiện khám sức khỏe định kỳ 1-2 lần/ năm. Việc làm này giúp tầm soát các vấn đề sức khỏe và bảo vệ sức khỏe của bạn được tốt nhất.

Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính đồng nghĩa với việc trong máu người bệnh có kháng thể kháng phospholipid. Người bệnh cần gặp bác sĩ để được tư vấn, theo dõi và có phương pháp điều trị bệnh kịp thời. Đặc biệt là ở phụ nữ đang mang thai thì càng cần phải kiểm tra định kỳ thường xuyên để tránh nguy hiểm đối với cả mẹ và thai nhi.

kwS4mkGqZQZVk1X8aqalLG5OxNdhVNu6eoQXZgNgc8X48nYGQBoXAJVxOnq1DT9KIYfTJfpmHv4yrOp5_1626513307.jpg
Nếu xét nghiệm cho kết quả là âm tính có nghĩa người bệnh không có kháng thể kháng phospholipid trong cơ thể

Xét nghiệm Anti Phospholipid 7 chỉ số còn được thực hiện trong những trường hợp cần chẩn đoán khi dương tính ít nhất 2 lần, khoảng cách giữa 2 lần được các bác sĩ khuyến cáo ít nhất là 12 tuần.

Những người mắc các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ hệ thống mà khi xét nghiệm cho kết quả âm tính thì cần làm định kỳ xét nghiệm này để theo dõi diễn biến của  bệnh.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên làm các xét nghiệm nội tiết nữ để kiểm tra, đánh giá tình trạng hoạt động cũng như khả năng dự trữ noãn của buồng trứng. Các xét nghiệm nội tiết được thực hiện trong chu kỳ kinh nguyệt, thường ở ngày thứ 2 – 3 của chu kỳ.

NeJvSiMJBBhiTi8BWxvgZTT3vJcv4DIFuY0cj5nLeBAbouNHL4kus8UvB2dR0ooGhQV2c6RR00SkBBLG_1636612961.jpg
Các bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm khác như: xét nghiệm nội tiết tố nữ để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất

Xét Nghiệm Antiphospholipid Bao Lâu Có Kết Quả?

Xét nghiệm AntiPhospholipid nên thực hiện trong thời gian đang mang thai hoặc sau sảy thai một tháng. Bởi vậy nếu trong thai kỳ mẹ bầu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần đến những cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và xét nghiệm.

Thời gian để cho ra kết quả xét nghiệm ở mỗi cơ sở y tế có thể là không giống nhau. Bởi có rất nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện xét nghiệm như:

  • Cơ sở y tế thực hiện xét nghiệm
  • Phương pháp, kỹ thuật làm xét nghiệm
  • Số lượng xét nghiệm người bệnh cần thực hiện
  • Trang thiết bị xét nghiệm
  • Bác sĩ thực hiện xét nghiệm
  • Chuyên môn của điều dưỡng, kỹ thuật viên làm xét nghiệm

Sau khi lấy mẫu xét nghiệm, nhân viên y tế sẽ bảo quản mẫu và đem mẫu đi phân tích làm xét nghiệm. Người bệnh được hẹn lịch lấy kết quả ngay sau đó. Thông thường bạn có thể nhận được kết quả xét nghiệm ngay trong ngày. Tuy nhiên, cũng có một số xét nghiệm phải mất vài ngày mới có kết quả.

Xét Nghiệm Antiphospholipid Bao Nhiêu Tiền?

Chi phí xét nghiệm Antiphospholipid phụ thuộc vào từng loại xét nghiệm, số lượng xét nghiệm, loại kỹ thuật máy móc cũng như cơ sở thực hiện xét nghiệm. Trung bình chi phí làm xét nghiệm Antiphospholipid khoảng vài trăm nghìn đồng tùy loại kháng thể. Nếu bạn làm đầy đủ cả bộ xét nghiệm Anti Phospholipid 7 chỉ số thì giá dao động khoảng hơn 2 triệu. Tuy nhiên, đây chỉ là mức giá tham khảo, bạn nên liên hệ trực tiếp với trung tâm xét nghiệm để được tư vấn và cung cấp giá chính xác.

oajNVSXkhRlyyywOdBgfvXntKnBz6dRC3cvb4nHityYdBKeWhhn8ELXJ4dIu9CVy4qE2r7pWPJoVphuK_1626513407.jpg
Trung bình chi phí làm xét nghiệm Antiphospholipid khoảng vài trăm nghìn đồng tùy loại kháng thể

Diag là cơ sở hàng đầu trong lĩnh vực xét nghiệm và chẩn đoán y khoa với quy trình xét nghiệm chuyên nghiệp, nhanh chóng và an toàn. Trang bị thiết bị, máy móc hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ chuyên gia đầu ngành đảm bảo cho bạn kết quả xét nghiệm chính xác trong thời gian sớm nhất.

Xét nghiệm Anti Phospholipid 7 chỉ số có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tìm ra nguyên nhân khiến phụ nữ sảy thai nhiều lần liên tiếp hay những phụ nữ gặp các vấn đề về sinh sản. Nhờ đó giúp tìm ra các biện pháp điều trị và khắc phục phù hợp, mang lại niềm vui niềm hạnh phúc cho nhiều phụ nữ khi mang thai.

awA4XUshRTT2cQiWzotFfxj82E27kYrSNbPrTKoTwivoWYnZYR4X2L8ZabhkVYbSKhQY0S1wlSqszNb6_1626513439.jpg
Xét nghiệm Anti Phospholipid 7 chỉ số có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện và điều trị vấn đề liên quan đến sinh sản ở nữ giới hiện nay

Với những thông tin trên đây, hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về xét nghiệm Anti Phospholipid 7 chỉ số.

Để tìm hiểu thêm về các dịch vụ ưu đãi và tiện ích tại Diag, quý khách vui lòng truy cập Tại Đây.

Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền, không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui lòng gặp nhân viên y tế phù hợp để được tư vấn.