Xét nghiệm ANA là một xét nghiệm thông dụng, được xem là một công cụ hỗ trợ giúp phát hiện các bệnh lý tự miễn nhờ vào việc lấy mẫu máu trên cơ thể bệnh nhân tiến hành xét nghiệm và phát hiện ra các kháng thể nhân ANA tồn tại trong máu. Khi xét nghiệm cho kết quả dương tính đồng nghĩa với việc đã xảy ra phản ứng tự miễn dịch hay nói một cách cụ thể hơn là hệ thống miễn dịch của cơ thể đã tấn công nhầm vào mô của chính mình.

Bệnh Lý Tự Miễn Là Gì?

ycuOSJmgcpiiBHKlxP0tZ2vumtuuWLfhhA4reVUjygYMQXFfCyNPbCxiRoaDg3aKZXaDU3XeFbseRA8N_1609845242.jpg
Bệnh lý tự miễn là gì?

Hệ thống miễn dịch còn được gọi là kháng thể có nhiệm vụ quan trọng, là nơi tạo ra các protein có vai trò bảo vệ cơ thể chống lại những cuộc xâm nhập từ những tác nhân gây bệnh.

Kháng thể được hồng cầu sản xuất trực tiếp. Khi có những cuộc tấn công từ virus, vi khuẩn và tác tác nhân khác, kháng thể sẽ nhận ra và bắt đầu chống lại những sinh vật truyền nhiễm này.

Khi kháng thể bắt đầu nhận ra các kháng nguyên (protein ngoại lai của sinh vật truyền nhiễm) để chống lại sự lây nhiễm, hệ thống kháng viêm sẽ được kích hoạt nhờ vào sự huy động của các tế bào miễn dịch khác trong cơ thể.

Không phải lúc nào kháng thể cũng chính xác 100%. Đôi khi cũng có sự nhầm lẫn xảy ra, khi kháng thể nhận lầm những protein bình thường trong cơ thể thành các vật ngoại lai gây nguy hiểm cho cơ thể. Lúc này kháng thể được gọi với tên mới là tự kháng thể sẽ tự kích hoạt chế độ bảo vệ và một dòng thác viêm dẫn đến tự tấn công vào cơ thể mình.

Mục tiêu mà các tự kháng thể này nhắm đến là các kháng thể nhân ANA – Antinuclear antibodies. Đây là các protein bình thường trong nhân của tế bào.

Trong cơ thể người đa phần đều có loại tự kháng thể, nhưng chỉ với số lượng rất ít, không gây ra đáng ngại lớn. Tuy nhiên, nếu chất tự kháng thể tồn lại với một lượng lớn hoặc ANA trong cơ thể thì điều này sẽ trở thành mối nguy hiểm cho người mắc. Gây ra những bệnh lý tự miễn.

Bệnh tự miễn chia thành 2 nhóm chính là bệnh tự miễn dịch hệ thống điển hình như xơ cứng bì hệ thống, lupus ban đỏ hệ thống… Nhóm còn lại là các bệnh tự miễn dịch đặc hiệu cơ quan như viêm tuyến giáp tự miễn, viêm gan tự miễn.

Xét Nghiệm ANA Là Gì?

Xét nghiệm ANA là gì? Có thể hiểu một cách đơn giản là thông qua xét nghiệm ANA (Antinuclear antibodies) nhờ vào độ nhạy cao sẽ giúp phát hiện kháng thể nhân trong máu của người được làm xét nghiệm. Kết hợp cùng xét nghiệm ANA, sẽ tiến hành thêm một số kiểm tra khác như chụp X quang và làm sinh thiết sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán một cách chính xác nhất.

Xét Nghiệm ANA Được Chỉ Định Khi Nào?

Khi bệnh nhân mắc phải bệnh lý tự miễn nhưng thường có dấu hiệu khá mơ hồ, dễ gây nhầm lẫn. Xét nghiệm ANA được các bác sĩ chỉ định khi cơ thể người bệnh mắc một số triệu chứng nhưng không tìm ra nguyên nhân cụ thể như sau:

LmfbleGXFXqtSxkHXfCGrIuUjX0ASKaCAkhakXdUAyit9fYUrIfi5IHnwpNFmip0nHZceVvsyN9NLKuA_1609845438.jpg
Xét nghiệm ANA được chỉ định khi nào?
  • Thường xuyên có cảm giác chóng mặt, đau đầu, người mệt mỏi, sốt không rõ nguyên nhân.
  • Bị rụng tóc, da nhạy cảm với ánh sáng, có cảm giác tê tay chân.
  • Viêm da cơ, viêm đa cơ.
  • Hệ thần kinh bị tổn thương.
  • Viêm màng phổi, màng tim.
  • Mắc hội chứng Raynaud.
  • Xuất hiện các triệu chứng như viêm khớp dạng thấp, viêm gan, viêm đa cơ, giảm tiểu cầu không rõ nguyên nhân và mắc hội chứng lupus ban đỏ…

Nguyên Lý Xét Nghiệm ANA

EDJDeHJ08yfsCPrMeCZr18bDdQ6j2To20HNQ1VwRHDiqaBhfWOKvQBfd0oQjixy0cZUWnFDNPWblbd0N_1609845486.jpg
Nguyên lý xét nghiệm ANA

Xét nghiệm ANA là xét nghiệm huyết thanh, lấy mẫu máu của bệnh nhân để tiến hành kiểm tra dựa trên nguyên lý kỹ thuật như: Miễn dịch huỳnh quang, miễn dịch enzyme và miễn dịch hóa phát quang…

Khi các kháng thể trong mẫu kiểm tra phản ứng với kháng thể trong đặc hiệu trong thuốc thử có gắn tinh chất đánh dấu, thông qua phương pháp đo độ hấp thụ ánh sáng hoặc đo quang sẽ giúp phát hiện ra các kháng thể.

Độ nhạy của xét nghiệm ANA khá cao, chính vì vậy đây là xét nghiệm phổ biến thường được chỉ định là xét nghiệm ban đầu để xác định các trạng thái tự nhiễm trên cơ thể người bệnh.

Xét nghiệm ANA đặc biệt có tính đặc hiệu cao phát hiện ra bệnh Lupus. Vì hầu hết khi người bệnh mắc phải bệnh Lupus thông qua xét nghiệm ANA đều cho kết quả dương tính lên đến 95%.

Tiến Hành Xét Nghiệm ANA Như Thế Nào?

uK3u01LEfbNhQ8GhjXo8C8aJORTZMrG2hBkKwqgL1ulSX3qvektHFWkbaWktpGGrrqWpkNTCVlaV9PVv_1609845563.png
Tiến hành xét nghiệm ANA như thế nào?

Trước khi tiến hành xét nghiệm ANA bệnh nhân không cần phải kiêng cữ quá nhiều. Có thể ăn uống một cách bình thường. Quan trọng nhất là nghỉ ngơi đầy đủ, giữ tinh thần thoải mái để có một trạng thái tốt nhất khi lấy mẫu xét nghiệm. Không nên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê trước khi xét nghiệm ít nhất từ 12 -24 giờ.

Bên cạnh đó cần lưu ý thông tin đến bác sĩ các loại thuốc và thực phẩm chức năng đang sử dụng kể cả thuốc theo toa hoặc không theo toa. Có thể mang theo thuốc để bác sĩ kiểm tra các thành phần một cách chính xác nhất. Vì những loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm gây ra hiện tượng dương tính giả hoặc âm tính giả.

Khi bắt đầu lấy mẫu xét nghiệm, bác sĩ sẽ lấy khoảng 3 – 4ml máu từ đường tĩnh mạch trên cơ thể người bệnh thẳng vào ống nghiệm không chứa chất chống đông hoặc có chứa chất chống đông heparin. Sau đó, sẽ tiến hành ly tâm huyết tương/ huyết thanh. Mẫu huyết thanh/ huyết tương sau khi thu được sẽ tiếp tục được gửi đến các phòng xét nghiệm để làm kiểm tra bằng các phương pháp:

  • Miễn dịch enzyme.
  • Miễn dịch hóa phát quang.
  • Miễn dịch huỳnh quang gián tiếp.

Xét nghiệm ANA cũng giống như những kỹ thuật lấy máu thông thường khác nên nguy cơ gây hại cho cơ thể hoàn toàn không đáng kể. Có một số trường hợp có thể bệnh nhân có cảm giác hơi đau hoặc xuất hiện vết bầm nhỏ sau khi lấy máu. Nhưng không cần phải lo lắng, vết bầm sẽ tự tan sau khoảng 1 tuần.

Tuy nhiên kết quả xét nghiệm cũng có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như:

  • Bệnh nhân có dùng thuốc hoặc chất kích thích trước khi lấy máu nhưng không thông báo cho bác sĩ gây ra tình trạng dương tính giả hoặc âm tính giả. Đặc biệt là việc sử dụng các thuốc huyết áp và thuốc chống động kinh.
  • Quá trình bảo quản mẫu máu xét nghiệm không tốt gây ảnh hưởng đến kết quả.
  • Bệnh nhân đang bị nhiễm các bệnh do virus gây nên như nhiễm trùng, nhiễm lao, bị ung thư cũng khiến kết quả có sự sai lệch.

Tuỳ theo nơi tiến hành xét nghiệm sẽ có thời gian trả kết quả cho bệnh nhân khác nhau. Nhanh nhất có thể trong vòng khoảng vài giờ sau khi xét nghiệm sẽ có kết quả. Dựa vào kết quả các bác sĩ sẽ thông báo và có hướng tư vấn cho bệnh nhân.

Ý Nghĩa Kết Quả Xét Nghiệm ANA

ItHrUBpkT9VHiKka4gFC620cCYEALSy5zNpRJimNb2fCj83mm11IWnVxXgsWE2Cj0R8rlYjjpwS0YNMs_1609845909.png
Ý nghĩa kết quả xét nghiệm ANA

Sau khi xác định được chỉ số ANA trong huyết tương thông qua các xét nghiệm sẽ cho các kết quả như sau:

Kết Quả Xét Nghiệm ANA Âm Tính

Khi chỉ số ANA nhỏ hơn mức 1.5 Index sẽ cho ra kết quả âm tính. Điều này có nghĩa là không tìm thấy sự hiện diện của tự kháng thể trong cơ thể người. Nếu có thì ở lượng rất thấp, dưới ngưỡng máy có thể phát hiện.

Nếu sau thời gian xét nghiệm người bệnh vẫn xuất hiện các triệu chứng thì xét nghiệm có thể được tiến hành để kiểm tra một lần nữa sau khoảng 4 – 6 tuần.

Kết Quả Xét Nghiệm ANA Dương Tính

Khi chỉ số ANA vượt qua mức 1.5 Index sẽ có kết quả dương tính. Đồng nghĩa với việc tìm thấy sự hiện diện của tự kháng thể trong máu người bệnh. Điều này cũng không chắc chắn được bệnh nhân đã mắc bệnh lý tự miễn.

Lúc này cần đến sự tư vấn và chẩn đoán tiếp theo của các bác sĩ chuyên khoa để tiến hành thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác và khai thác thêm các triệu chứng trên cơ thể người bệnh. Khi đó mới có kết luận chính xác và phác đồ điều trị cho bệnh nhân.

Trong cơ thể người khoẻ mạnh tỷ lệ hiện diện của ANA ở mức 3 – 15%. Tuy nhiên tỷ lệ này cũng có sự thay đổi phụ thuộc rất nhiều vào độ tuổi. Cụ thể việc sản xuất tự kháng thể sẽ dần tăng lên mức từ 10 – 37% đối với người có sức khoẻ tốt trên 65 tuổi. Thông thường tỷ lệ ANA ở nữ giới sẽ cao hơn nam giới.

Khi bị nhiễm các loại virus kể cả là người có cơ thể khoẻ mạnh cũng có khả năng cho ra kết quả xét nghiệm ANA dương tính. Mặc dù các tự kháng thể này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.

Xét Nghiệm ANA Giúp Phát Hiện Nguyên Nhân Của Bệnh Lupus Ban Đỏ

Lupus ban đỏ là hệ thống bệnh gây nguy hiểm rất nghiêm trọng cho sức khỏe người bệnh, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan như tim, gan, phổi, não, máu… Đây là bệnh có cơ chế phức tạp. Thông thường khi mắc bệnh Lupus ban đỏ các kháng thể nhân được tìm thấy có tỷ lệ lên đến 80 – 90%.

Dấu hiệu của bệnh Lupus ban đỏ là người bệnh thường xuyên mệt mỏi, nhức đầu, khó thở, sưng phù các khớp, tương đối nhạy cảm với ánh sáng… Đặc biệt một dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là xuất phát ban hình cánh bướm hai bên má.

Khi xét nghiệm ANA sẽ giúp tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh Lupus ban đỏ. Từ đó có phác đồ điều trị thích hợp như dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc dùng thuốc sinh học làm giảm các triệu chứng gây bệnh.

Bên cạnh đó việc có chế độ ăn uống hợp lý, vận động thường xuyên, hạn chế sử dụng chất kích thích và thăm khám định kỳ cũng là một trong những phương pháp giúp cải thiện được tình trạng bệnh một cách hiệu quả.

Jryaqkv0PJAzmoySHnQ9cEGU8OprqZTkRMdsQfWZYwABgepTnFzJTfRERykXJc1lCh4xq6BoHLqXyFUL_1609845680.jpg
Xét nghiệm ANA giúp phát hiện nguyên nhân của bệnh Lupus ban đỏ

Như vậy, xét nghiệm ANA có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc giúp các bác sĩ chẩn đoán các bệnh lý tự miễn, đặc biệt là bệnh Lupus ban đỏ. Từ đó có hướng điều trị tích cực nhằm bảo vệ sức khỏe người bệnh trước khi bị ảnh hưởng quá nặng nề do các bệnh gây ra.

Không những vậy đây còn là một xét nghiệm thông dụng nhằm theo dõi các bệnh lý thường gặp trên cơ thể người. Khi có những triệu chứng của bệnh lý tự miễn xuất hiện hoặc những dấu hiệu không rõ nguyên nhân cần đến các bệnh viện để được tiến hành kiểm tra điều trị kịp thời theo phác đồ cụ thể và hiệu quả.

Hãy chọn chi nhánh gần bạn để thăm khám và nhận kết quả trực tuyến nhanh chóng. Để tham khảo về các nhóm xét nghiệm và bảng giá, quý khách vui lòng truy cập Tại Đây.

Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền, không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui lòng gặp nhân viên y tế phù hợp để được tư vấn.