Trở lại

Những Điều Cần Biết Về Xét Nghiệm Albumin Và Chỉ Số Albumin

Table of Contents


Xét nghiệm Albumin được xem là một trong những xét nghiệm quan trọng giúp kiểm tra sức khỏe cũng như giúp người bệnh có thể phát hiện sớm các căn bệnh như hội chứng thận hư, đa u tủy xương, bệnh gan… Thông qua kết quả định lượng xét nghiệm Albumin trong máu, các bác sĩ sẽ có những chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị riêng cho từng bệnh nhân. Cùng tìm hiểu thêm các thông tin về nồng độ albumin máu cũng như xét nghiệm Albumin để làm gì trong bài viết dưới đây.

1. Tìm Hiểu Albumin Máu Là Gì?

Albumin là một trong những thành phần protein vô cùng quan trọng có trong huyết tương. Trong đó hàm lượng Albumin chiếm từ 58 – 74% trong hàm lượng protein toàn phần. Với 40% protein nằm ở huyết tương cùng với 60% nằm ở dịch ngoại bào. Thành phần Albumin máu đóng nhiều chức năng quan trọng đối với cơ thể người như:

  • Duy trì áp lực thẩm thấu keo trong máu giúp cho nước không bị rò rỉ bên ngoài mạch máu
  • Albumin trong máu cung cấp axit amin cho quá trình tổng hợp các protein ở ngoại vị
  • Thực hiện các vai trò vận chuyển và liên kết một số chất sinh ra ở quá trình chuyển hóa acid và hormone trong cơ thể như Acid béo, bilirubin, hormone Steroid và một số hoạt chất khác di chuyển đi khắp cơ thể
  • Albumin được gan sản xuất trong cơ thể người (theo số liệu thống kê mới và chính xác nhất cho biết mỗi ngày gan tạo ra khoảng 10,5g Albumin). Cũng chính vì vậy mà các chỉ số Albumin khi thực hiện xét nghiệm sẽ biểu đạt rất rõ và chính xác tình trạng cũng như chức năng hoạt động của gan.

Đối với những người mắc bệnh thận, sốc hay suy dinh dưỡng hoặc bị viêm nhiễm, đặc biệt là gan yếu hàm lượng Albumin sẽ bị suy giảm. Ngược lại trong trường hợp cơ thể bị mất nước, hàm lượng Albumin trong máu sẽ tăng cao. Xét về thời gian phân hủy của Albumin trong khoảng từ 12 – 18 ngày. Chính vì vậy ở giai đoạn đầu khi gan bị tổn thương. Rất có thể hàm lượng Albumin trong máu chưa suy giảm nhiều.

oeTDSTgayN87J8HD0DDAGB2SsXSfsd7I2C6vzvY2IVR7F5k0LqcgOdMLyJ0IAyAy4CHqoCjJFKLvOaos_1640747127.jpeg
Albumin là một trong những thành phần protein vô cùng quan trọng có trong huyết tương

2. Thế Nào Là Xét Nghiệm Định Lượng Albumin?

Xét nghiệm định lượng Albumin hay còn được gọi với tên gọi khác là xét nghiệm protein Albumin trong máu giúp hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý cũng như theo dõi tình trạng sức khỏe. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra những hướng điều trị cụ thể và phù hợp. Việc xác định rõ chỉ số Albumin trong máu có thể hỗ trợ bác sĩ kê các đơn thuốc điều trị mang lại hiệu quả cao hơn. Xét nghiệm Albumin cũng được xem là công cụ hữu hiệu giúp đánh giá chức năng hoạt động của gan thận.

3. Thực Hiện Xét Nghiệm Định Lượng Albumin Trong Máu Khi Nào?

Bệnh nhân cần tiến hành thực hiện xét nghiệm định lượng Albumin trong máu qua một số trường hợp sau đây:

  • Bác sĩ chỉ định bệnh nhân làm xét nghiệm Albumin cùng một số loại xét nghiệm khác dựa trên một số biểu hiện lâm sàng. Hoặc các dấu hiệu của rối loạn chức năng gan như mệt mỏi, sụt cân nhiều và nhanh. Bệnh nhân bị vàng da hoặc đang gặp phải một số triệu chứng thận hư. Các biểu hiện như tích nước và bị phù xung quanh mắt bụng cũng như mắt cá chân.
  • Trong trường hợp bác sĩ muốn kiểm tra tình trạng dinh dưỡng của một bệnh nhân sẽ chỉ định làm xét nghiệm Albumin máu và Prealbumin khi muôn giám sát. Trên thực tế sẽ không có sự thay đổi đối với nồng độ Albumin nhưng chúng cũng có thể bị giảm. Từ đó, phản ánh tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng cũng như protein trong cơ thể người.
0TYta19bfrEqlHMiNRsFZdXRKjTVIgC9eskjNS4aRk8JSj972HbGebsoE5mE4aKyRe4hVu7APmab747O_1640747167.jpg
Xét nghiệm định lượng Albumin trong máu  được chỉ định thực hiện trong một số trường hợp như đánh giá chức năng gan, thận, kiểm tra dinh dưỡng,…
  • Để đánh giá chức năng hoạt động của gan thận trong quy trình thăm khám tổng quát. Làm xét nghiệm nồng độ Albumin huyết tương sẽ mang đến tính chính xác cao.

4. Những Yếu Tố Nào Ảnh Hưởng Đến Nồng Độ Albumin Trong Máu

Buộc garo lâu làm tăng chỉ số Albumin trong xét nghiệm (garo là phương pháp cầm máu tạm thời bằng dây cao su hoặc sử dụng dây vải xoắn chặt vào đoạn chi. Từ đó giúp làm ngừng sự lưu thông máu theo chiều từ phía trên xuống dưới của chi. Việc thực hiện garo không đúng cách sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm của Albumin trong máu.

  • Lấy mẫu máu ở gần các vị trí đang truyền dịch. Điều này có thể dẫn tới mức độ Albumin thấp hơn so với thực tế.
  • Xét nghiệm Albumin thay đổi cũng thường gặp ở những phụ nữ có thai. Trong trường hợp đó nồng độ Albumin trong máu thường giảm đi và nồng độ Globulin tăng lên.
  • Việc sử dụng một số loại thuốc điều trị hoặc thuốc kháng sinh cũng làm tăng nồng độ Albumin. Chính vì vậy trước khi đi xét nghiệm các bạn cần báo với bác sĩ về loại thuốc bạn đang sử dụng. Một số loại thuốc làm tăng nồng độ Albumin có thể kể đến như thuốc kháng viêm chứa steroid, androgen, loại thuốc bổ sung hormone tăng trưởng, progesterone…
  • Sử dụng những loại thuốc làm giảm nồng độ Albumin: Estrogen, thuốc bổ sung ion amoni, thuốc uống tránh thai, thuốc gây độc cho gan…
xDm5gK7aI9ztiqcIcNur4CJ4Xm7pHGtiOm6RJ6DzeSJvJdoBbrlVqViBNRL1zovXsDhN27zQnw9pZg1n_1640747224.jpg
Nồng độ Albumin trong máu có thể bị ảnh hưởng bởi một số tác động như buộc garo lâu, lấy máu gần vị trí đang truyền dịch, mất nước, sử dụng một số loại thuốc,…
  • ​​​​​​​Bệnh nhân bị tăng nồng độ Albumin do mất nước.

5. Trước Khi Thực Hiện Xét Nghiệm Albumin

Các bệnh nhân cần báo lại với bác sĩ về những loại thuốc điều trị và kể cả thuốc bổ mà bản thân đang sử dụng để có thể cân nhắc. Có thể ngưng sử dụng thuốc vài ngày trước khi thực hiện xét nghiệm (đối với một số loại thuốc điều trị sử dụng hàng ngày cần tham khảo tư vấn của bác sĩ).

Bệnh nhân nên chuẩn bị trang phục phù hợp cho buổi xét nghiệm. Nên mặc những chiếc áo ngắn tay để điều dưỡng có thể dễ dàng lấy máu từ cánh tay.

6. Các Quy Trình Thực Hiện Xét Nghiệm

Việc thực hiện xét nghiệm Albumin các bạn có thể thực hiện qua 2 phương pháp: xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu

6.1. Đối với xét nghiệm máu

Chuyên viên xét nghiệm sẽ sử dụng một dải băng quấn quanh tay bệnh nhân để máu ngưng lưu thông (buộc garo). Sau đó sát trùng chỗ tiêm bằng cồn, tiêm kim vào tĩnh mạch. Ngoài ra có thể tiêm nhiều hơn 1 lần nếu cần thiết. Sau đó sử dụng ống để gắn vào máu chảy ra và tháo dải băng quanh tay sau khi lấy đủ máu. Sau cùng nhân viên y tế sẽ thoa bông gòn lên chỗ vừa tiêm và dùng băng cá nhân dán lên. Lưu ý: Bệnh nhân lấy máu vào buổi sáng và không ăn gì trước đó 6 tiếng.

6.2. Đối với xét nghiệm nước tiểu

Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn thu thập nước tiểu vào trong ống nghiệm trong phòng 24 giờ. Không để nước tiểu bị nhiễm trùng bởi phân. Không cho giấy vệ sinh lẫn vào trong khi lấy nước tiểu. Tình trạng bảo quản mẫu nước tiểu là để ống nghiệm chứa nước tiểu vào bên trong tủ lạnh trong vòng 24 giờ. Thời gian thu thập nước tiểu lúc gần hết 24 giờ là tốt nhất.

Sau đó bệnh nhân tiến hành chuyển mẫu nước tiểu tới nơi thực hiện xét nghiệm định lượng Albumin. Trước khi thực hiện xét nghiệm bệnh nhân sẽ được tư vấn các thông tin liên quan đến chỉ số alb trong nước tiểu là gì.

hAOEzjZLkoRblYa22oNEYBaQdEB2L2qtjgUsy3nUjSHDCNKKSL2sqbX40AtCY0pKZa3ZEvBVZ1ebqIEf_1640747276.jpg
 Xét nghiệm Albumin có thể được thực hiện qua hai phương pháp là xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu

7. Cách đọc kết quả xét nghiệm Albumin

7.1. Giá trị bình thường

Đối với trẻ từ 0-4 tháng tuổi: nồng độ Albumin thông thường từ 2,0 – 4,5g/dL

Trẻ từ 4 – 16 tháng tuổi: nồng độ Albumin thông thường từ 3,2 – 5,2g/dL

Người lớn trên 16 tuổi: Chỉ số Albumin từ 3,5 – 4,8g/dL

7.2. Giá trị bất thường

Định lượng Albumin giảm: do bệnh ở gan (nghiện rượu, viêm gan xơ gan) những bệnh nhân bị bệnh thận hoặc đái tháo đường, sau khi thực hiện các phẫu thuật. Bên cạnh đó một số tình trạng sức khỏe như rối loạn tự miễn, lupus ban đỏ hay đa u tủy xương cũng có thể làm giảm nồng độ Albumin trong máu. Ngay cả khi bệnh nhân ăn uống đầy đủ chất đạm cũng không được khắc phục.

Định lượng Albumin cao: Do bệnh nhân bị mất nước, viêm tụy cấp, có thai. Hoặc thực hiện chế độ dinh dưỡng giàu đạm, buộc garo lâu hoặc có hiến máu trong thời gian gần.

Thực hiện xét nghiệm Albumin đóng vai trò quan trọng giúp bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh lý và tình trạng sức khỏe của các bệnh nhân. Chính vì vậy nếu gặp phải những triệu chứng bất thường về sức khỏe hay liên quan đến chức năng gan thận các bạn nên đến những cơ sở y tế uy tín để làm xét nghiệm. Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý hay thói quen sử dụng bia, rượu có thể gây ra các bệnh lý về gan, thận, đa u tủy xương, lupus ban đỏ,…gây ảnh hưởng tới chỉ số Albumin trong cơ thể.

Cần xây dựng cho mình thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học để hạn chế mắc bệnh. Cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ trước và sau khi xét nghiệm để có kết quả điều trị bệnh tốt. Duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/lần.
Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền, không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui lòng gặp nhân viên y tế phù hợp để được tư vấn.