Phẫu thuật vá màng nhĩ là được thực hiện nhằm mục đích sửa chữa những lỗ hổng, vết rách xảy ra ở màng nhĩ. Vì phải tiến hành gây mê toàn thân trong suốt quá trình thực hiện loại phẫu thuật này, nên nhiều bệnh nhân không khỏi lo lắng về mức độ nguy hiểm của loại phẫu thuật này, thời gian hồi phục và những biến chứng có thể xảy ra. Hơn hết là đối với vá màng nhĩ thì chi phí có cao hay không để có sự chuẩn bị.
Tìm Hiểu Màng Nhĩ Là Gì?
Màng nhĩ là gì? Màng nhĩ là một màng rất mỏng, nằm ở giữa ngăn cách tai ngoài và tai giữa. Khi có sóng âm thanh truyền vào tai đến màng nhĩ, thì màng nhĩ sẽ rung lên với phụ thuộc vào cường độ sóng âm.
Khi bệnh nhân bị viêm tai, chấn thương tai hay phẫu thuật, có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng tổn thương màng nhĩ, nặng hơn là thủng màng nhĩ hoặc các xương tai giữa, cần phải phẫu thuật vá màng nhĩ.
Nếu bị tổn thương màng nhĩ, ở trường hợp nhẹ có thể tự khỏi trong khoảng vài tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong trường hợp nặng, nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách có thể để lại hậu quả làm giảm thính lực của người bệnh, đồng thời sẽ tăng nguy cơ bị viêm tai.
Tìm Hiểu Phẫu Thuật Vá Màng Nhĩ
Có nên vá màng nhĩ không? Để có thể giải đáp chính xác vấn đề có nên vá màng nhĩ hay không, đầu tiên bạn phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám tình trạng tổn thương màng nhĩ. Lúc này, tùy theo trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ có sự tư vấn và định hướng điều trị phù hợp nhất.
Thông thường, nếu màng nhĩ có vết rách hoặc lỗ thủng nhỏ, trước hết bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp dùng một loại gel đặc biệt hoặc loại mô phỏng như tờ giấy để tiến hành dán lỗ thủng ở màng nhĩ.
Đối với thủ thuật này sẽ diễn ra trong thời gian khoảng từ 15 – 30 phút. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, cần được tiến hành ở những trung tâm y tế chuyên khoa dưới sự thực hiện của bác sĩ có chuyên môn, cùng với việc gây tê cục bộ cho người bệnh.
Trong trường hợp khi có kết quả chẩn đoán lỗ thủng màng nhĩ quá lớn, hoặc khi bệnh nhân bị viêm tai mãn tính, những phương pháp điều trị nội khoa như dùng kháng sinh không thể áp dụng được thì cần tiến hành thủ thuật vá màng nhĩ. Vậy vá màng nhĩ có phải nằm viện không? Thì trong trường hợp này bệnh nhân cần phải nhập viện để bác sĩ tiến hành gây mê trước khi thực hiện tạo hình màng nhĩ.
Đầu tiên, bác sĩ sẽ cần dùng đến tia laser có chức năng giúp loại bỏ những mô hoặc mô sẹo thừa đã hình thành trong tai giữa bệnh nhân từ trước đó.
Tiếp đến, một mẩu mô nhỏ sẽ được lấy ra từ vỏ sợi cơ hoặc các tĩnh mạch của chính bệnh nhân để tiến hành ghép mẫu mô này vào màng nhĩ, nhằm mục đích vá lại lỗ thủng.
Phương pháp phẫu thuật này có thể tiến hành thông qua ống tai, giúp bác sĩ có thể sửa chữa được màng nhĩ hoặc một cách khác là cần tạo ra một vết cắt nhỏ ở vị trí đằng sau tai của bệnh nhân, thông qua đó, từ ống tai sẽ giúp bác sĩ tiếp cận và bắt đầu sửa chữa màng nhĩ từ hướng này.
Đối với thủ thuật tạo hình màng nhĩ thì thời gian thực hiện sẽ thường kéo dài từ 2 – 3 tiếng. Tuy nhiên, hiện nay nhờ vào sự tiến bộ vượt bậc của y khoa hiện đại, kỹ thuật vá màng nhĩ nội soi đã được tối ưu với thời gian nhanh chóng hơn so với trước đây.
Cần Chuẩn Bị Gì Trước Khi Tiến Hành Vá Màng Nhĩ
Trước khi tiến hành vá màng nhĩ, bệnh nhân sẽ được bác sĩ giải thích rõ ràng về quy trình, những điều cần lưu ý, cũng như những tai biến có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật và hậu phẫu.
Bệnh nhân sẽ được làm thuốc tai, cần cắt tóc cao về sau thường là trên của vành tai, với khoảng cách 2cm so với đường chân tóc.
Tiến hành những xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm đông máu, xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm ure máu, xét nghiệm lượng đường trong máu…
Bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ các loại thuốc đang sử dụng, các bệnh lý nội khoa đang có như bệnh lao, tiểu đường, tăng huyết áp…
Ngoài tiền sử bệnh, bệnh nhân cũng cần thông tin đến bác sĩ những loại thực phẩm chức năng đang sử dụng, tình trạng dị ứng nếu có như dị ứng cao su, thuốc gây mê và một số loại thuốc uống…
Nếu trước khi tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân cảm thấy tình trạng sức khỏe đang có vấn đề, mệt mỏi, bị ốm… cũng cần thông báo đến bác sĩ. Trong trường hợp này, có thể bác sĩ sẽ cần xem xét cân nhắc hoãn phẫu thuật khi sức khoẻ của bệnh nhân tốt hơn.
Bệnh nhân cũng cần hỏi bác sĩ về chế độ dinh dưỡng trước khi phẫu thuật. Thông thường, cần phải nhịn ăn hoặc nhịn uống sau nửa đêm trước ngày phẫu thuật. Nếu cần phải uống thuốc thì chỉ nên uống một ngụm nước nhỏ. Tốt nhất hãy hỏi kỹ bác sĩ về vấn đề này để có sự chuẩn bị tốt.
Những Biến Chứng Có Thể Gặp Phải Khi Phẫu Thuật Vá Màng Nhĩ
Mổ vá màng nhĩ có nguy hiểm không? Vá màng nhĩ và một thủ thuật không quá phức tạp, có độ rủi ro tương đối thấp, trước phẫu thuật, người bệnh được kiểm tra, xét nghiệm kỹ để đảm bảo an toàn. Sau phẫu thuật, người bệnh nên chăm sóc kỹ vết mổ và theo dõi tình trạng để quá trình hồi phục tốt thì có thể hoàn toàn yên tâm.
Tuy nhiên, vẫn có những nguy cơ phổ biến sau phẫu thuật mà người bệnh có thể gặp phải như: Bị nhiễm trùng tại vị trí phẫu thuật, chảy máu, phản ứng dị với thuốc hoặc thuốc gây mê trong quá trình phẫu thuật.
Những biến chứng của phẫu thuật màng nhĩ không phải không có, nhưng rất hiếm khi xảy ra bao gồm:
- Bị chóng mặt.
- Tổn thương đến dây thần kinh kiểm soát vị giác hoặc dây thần kinh mặt.
- Tổn thương đến xương của tai giữa gây mất thính lực.
- Lỗ thủng của màng nhĩ sau phẫu thuật không hồi phục hoàn toàn,
- Mất thính lực ở mức độ vừa hoặc nặng.
- Lớp da thừa phát triển ở vị trí phía sau màng nhĩ, còn được biết đến với tên gọi là cholesteatoma.
Vá màng nhĩ có giúp nghe rõ hơn không?
Vá màng nhĩ nghe rõ hơn không? Đây chính là lo lắng chung của nhiều bệnh nhân trước khi thực hiện phẫu thuật.
Giải đáp về vấn đề này, theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, màng nhĩ có chức năng vô cùng quan trọng với tai như bảo vệ tai giữa, tiếp nhận và truyền âm thanh. Khi màng nhĩ bị thủng lớn thì cần phải vá để giúp bệnh nhân hồi phục chức năng của màng nhĩ một cách tốt nhất.
Không phải trường hợp nào cũng cần vá màng nhĩ, thường chỉ được chỉ định khi vết rách nghiêm trọng hoặc bệnh nhân bị rách màng nhĩ do viêm tai giữa. Sau phẫu thuật chức năng nghe sẽ được cải thiện hiệu quả.
Tuy nhiên, vẫn có một số ít trường hợp sau khi vá thì chức năng nghe không thể hồi phục 100% như ban đầu, nhưng chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp.
Để có thể trả lời vấn đề có nên vá màng nhĩ hay không thì những vết rách lớn sẽ ít nhiều cải thiện được chức năng nghe hơn so với chưa vá cho người bệnh. Tốt nhất, tùy theo trường hợp cần nghe theo sự tư vấn của bác sĩ.
Nhìn chung, khả năng chức năng màng nhĩ hồi phục tốt còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, dẫn đến sự khác biệt ở mỗi trường hợp bệnh nhân như kinh nghiệm của bác sĩ tiến hành phẫu thuật, vị trí thủng, kích thước lỗ thủng, bệnh nhân có bị tổn thương xương chũm hay chuỗi xương con hay không…
Vật liệu vá màng nhĩ cũng là yếu tố quyết định đến khả năng hồi phục của màng nhĩ, nên sẽ được bác sĩ cân nhắc kỹ thường được sử dụng từ các bộ phận có cấu tạo tương tự như mô màng nhĩ có thể là cân cơ thái dương, màng sụn, tĩnh mạch…
Vậy vá màng nhĩ bao nhiêu tiền? Thông thường, đối với những cơ sở bệnh viện công lập thì mức giá vá màng nhĩ sẽ rơi vào khoảng từ 5 – 8 triệu đồng. Nhưng đối với những bệnh viện tư thì mức phí có thể cao hơn và có sự chênh lệch tuỳ nơi, rơi vào khoảng từ 10 triệu đồng trở lên.
Lưu ý: Mức giá vá màng màng nhĩ chỉ mang tính chất tham khảo có thể thay đổi tùy thời điểm và có sự chênh lệch phụ thuộc vào kinh nghiệm chuyên môn của bác sĩ, thiết bị y khoa hiện đại ở mỗi nơi là khác nhau.
Bên cạnh đó, để có thể chẩn đoán chính xác tình trạng tổn thương màng nhĩ, bệnh nhân nên chọn đến những cơ sở y tế uy tín, chất lượng để được tư vấn, giải đáp thông tin kỹ lưỡng, để bảo vệ an toàn.
Nếu bệnh nhân có dấu hiệu tổn thương màng nhĩ, muốn tiến hành thăm khám và tư vấn trực tuyến, có thể gọi đến hotline: 19001717 – Diag – Trung tâm xét nghiệm chẩn đoán y khoa chất lượng cao để được hỗ trợ nhanh chóng.
Như vậy, vá màng nhĩ bằng phẫu thuật nội soi là phương pháp an toàn, ít để lại biến chứng, giúp bệnh nhân cải thiện chức năng màng nhĩ tốt sau phẫu thuật. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, người bệnh nên tiến hành thăm khám tại những cơ sở y tế uy tín để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Để tham khảo về các nhóm xét nghiệm và bảng giá, quý khách vui lòng truy cập Tại Đây.
Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền, không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui lòng gặp nhân viên y tế phù hợp để được tư vấn.