Trở lại

Làm Sao Biết Bị Bệnh Đái Tháo Đường Type Nào Và Cách Chữa Trị?

Bệnh đái tháo đường, hay còn gọi tiểu đường thường được biết đến với các khái niệmtiểu đường type 1 tiểu đường type 2. Cùng Diag phân biệt các type tìm hiểu cách chữa trị nhé. 

Dai-thao-duong-Diag.png

1. Bệnh Đái Tháo Đường Là Gì?

Định Nghĩa Bệnh Đái Tháo Đường 

Đái tháo đường, hay còn gọi là tiểu đường là bệnh lý tác động đến quá trình cơ thể điều chỉnh lượng đường (Glucose) trong máu – được tạo ra từ những thực phẩm bạn tiêu thụ mỗi ngày, có vai trò nuôi dưỡng cơ thể. 

Theo đó, khi bị tiểu đường, lượng Glucose trong máu sẽ tăng trong thời gian dài do rối loạn quá trình chuyển hóa, kéo theo rối loạn chuyển hóa các chất khác trong cơ thể như mỡ máu, protein,… làm tổn hại đến các vùng cơ quan, đặc biệt ở tim, mạch máu, thận, mắt và thần kinh.  

Mức Độ Nguy Hiểm Của Bệnh Đái Tháo Đường 

Tính đến tháng 11/2022, tiểu đường là một trong những căn bệnh gần như phổ biến nhất ở Việt Nam, khi có khoảng gần 5 triệu người đang mắc bệnh, trong đó có hơn 55% bệnh nhân đã xuất hiện biến chứng, các biến chứng liên quan đến tim mạch chiếm khoảng 34%,… 

Ở quy mô toàn cầu, có tới 537 triệu người mắc đái tháo đường (theo Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF)). Cụ thể, bệnh xảy ra ở quãng tuổi rất rộng, từ 20-79. Trung bình cứ 10 người sẽ lại có 1 người mắc bệnh, cứ 6 trẻ vừa sinh ra sẽ có 1 trẻ bị ảnh hưởng do người mẹ bị tiểu đường thai kỳ.  

Ngoài ra, theo thống kê cho thấy, xu hướng xảy ra của đái tháo đường những năm gần đây ngày càng trẻ hóa, đồng nghĩa người trẻ cũng dễ dàng mắc phải căn bệnh mà tưởng rằng chỉ người lớn tuổi mới cần quan tâm. Tiểu đường phát triển thầm lặng nhưng để lại biến chứng vô cùng nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong ở người trẻ khỏe mạnh, chỉ đứng sau bệnh tim mạch và ung thư. 

2. Bệnh Đái Tháo Đường Type 1 Và Type 2 Là Gì?

Nguyên Nhân Và Độ Tuổi Mắc Tiểu Đường Type 1/Type 2 

Tiểu đường type 1 là tình trạng hệ thống miễn dịch cơ thể tấn công và phá hủy một phần của tuyến tụy (cơ quan sản xuất ra Insulin – “phương tiện” vận chuyển đưa Glucose vào tế bào của cơ thể). Vì thế, khi tuyến tụy bị phá hủy, dẫn đến thiếu hụt Insulin, kéo theo nồng độ Glucose sẽ tăng lên và hình thành tiểu đường type 1.  

Đái tháo đường type 1 chủ yếu hình thành cho di truyền và các yếu tố môi trường như nhiễm virus hoặc nhiễm độc từ khi trong bụng mẹ. Độ tuổi xảy ra ở người trẻ dưới 30, thể trạng cơ thể gầy gò.  

Tiểu đường type 2 xảy ra do thiếu hụt Insulin một cách tương đối. Khác với tiểu đường type 1, cơ thể người mắc tiểu đường type 2 vẫn sản xuất được Insulin, nhưng lúc này Insulin đã bị giảm “năng suất” hoạt động do sự gia tăng các tế bào mỡ trong cơ thể.  

Thế nên, tiểu đường type 2 chủ yếu hình thành từ thói quen sinh hoạt, lối ăn uống thường ngày. Độ tuổi xảy ra ở tuổi trên 30, thể trạng cơ thể từ béo đến rất béo.  

Dấu Hiệu Bị Mắc Đái Tháo Đường Type 1/Type 2 

Khi bị mắc tiểu đường type 1, các biểu hiện sẽ diễn ra rõ rệt và sớm ngay từ giai đoạn khởi phát như sau:   

– Sút cân nhanh chóng.  

– Đi tiểu và khát nước thường xuyên. 

– Ăn nhiều, đặc biệt là đồ ngọt 

– Tiền sử gia đình từng mắc đái tháo đường type 1.  

Ngược lại, tiểu đường type 2 lại không có biểu hiện từ sớm. Người bệnh thường chỉ có thể phát hiện khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc do sự xuất hiện các biến chứng bất kỳ của bệnh. Tuy nhiên, các đối tượng dưới đây thường sẽ bị tiểu đường type 2: 

– Người thừa cân, béo phì. 

– Tiền sử gia đình từng mắc đái tháo đường type 2. 

– Hội chứng buồng trứng đa nang.  

– Rối loạn lipid máu. 

Goi-xet-nghiem-tieu-duong-Diag.png

>>> Có thể bạn sẽ cần: Gói Xét Nghiệm Bệnh Lý Đái Tháo Đường (Cơ Bản)

Các Biến Chứng Đái Tháo Đường Type 1/Type 2 

Cả 2 type đều ảnh hưởng đến nhiều cơ quan nhất định trong cơ thể, gọi là tổn thương cơ quan đích. Tuy nhiên, tiểu đường type 2 thường khởi phát “thầm lặng” và khi phát hiện thì đã có các biến chứng về:  

– Bệnh tim và mạch máu: Bệnh lý nhồi máu cơ tim dẫn đến tử vong; bệnh mạch máu ngoại biên dẫn đến loét chân, thậm chí là đoạn chi.  

– Bệnh thần kinh: Người bị tiểu đường sẽ có nguy cơ tai biến mạch máu não cao hơn người bình thường. 

– Bệnh thận: Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, tiểu đường là nguyên nhân của 30-40% các trường hợp suy thận giai đoạn cuối. 

– Bệnh võng mạc mắt: Đục thủy tinh thể cần phải phẫu thuật là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường.  

3. Chẩn Đoán Đái Tháo Đường Và Đọc Chỉ Số Như Thế Nào?

Bệnh tiểu đường được chẩn đoán dựa trên kết quả xét nghiệm máu. Hiện tại, chẩn đoán cả 2 type đều dựa trên cùng các loại xét nghiệm, gồm: 

– Xét nghiệm Hb1Ac (Hemoglobin A1c Test): Đây là một trong những loại xét nghiệm cơ bản và là tiêu chuẩn “vàng”, có thể thực hiện bất cứ lúc nào, không cần nhịn đói trước khi làm xét nghiệm, nhằm chẩn đoán tiểu đường qua việc định lượng đường trung bình trong máu trong suốt 2-3 tháng gần nhất. Khi HbA1c trên 6,5%, người bệnh được xác định mắc bệnh tiểu đường.  

– Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên: Mẫu máu được lấy tại bất kỳ thời điểm và nồng độ đường huyết sẽ được tính dựa trên lần cuối bạn nạp thức ăn. Nếu mức đường có mức 200mg/dL (11,1 mmol/L) hoặc cao hơn, đi kèm các triệu chứng liên quan đến tiểu đường thì sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.  

– Xét nghiệm đường huyết lúc đói: Mẫu máu được lấy vào buổi sáng, không sử dụng các chất sinh năng lượng trong vòng 8 tiếng trước khi lấy máu xét nghiệm. Nồng độ đường huyết ở người bình thường dưới 100mg/dL (5,6 mmol/L), từ 100 đến 125 mg/dL (5,6 đến 6,9 mmol/L) là tình trạng tiền tiểu đường, trên 126 mg/dL (7 mmol/L) ở cả 2 lần xét nghiệm riêng biệt được chẩn đoán là tiểu đường.  

Goi-xet-nghiem-tieu-duong-tai-Diag.png

>>> Có thể bạn sẽ cần: Gói Xét Nghiệm Đái Tháo Đường (Nâng Cao)

– Xét nghiệm dung nạp Glucose đường uống: Xét nghiệm này thường thực hiện ở phụ nữ mang thai, được tiến hành lấy máu vào buổi sáng sau khi nhịn đói 10 giờ. Sau đó, bệnh nhân sẽ được uống 75g Glucose trong 5 phút, tiếp tục làm xét nghiệm đường huyết tại thời điểm 1 và 2 giờ sau khi uống nước đường. Trong thời gian làm nghiệm pháp, bệnh nhân có thể ngồi nhưng không được hút thuốc lá, uống cà phê. 

5. Làm Sao Để Phòng Ngừa Đái Tháo Đường?

Phòng ngừa đái tháo đường khá dễ dàng và gần gũi vì chúng được thiết lập từ chính thói quen sinh hoạt của bạn thường ngày. Theo đó, các cách giúp bạn phòng ngừa tiểu đường là:  

– Tập thể dục và vận động, tránh lối sống thụ động.  

– Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo. Thay vào đó, tăng cường rau quả và trái cây. Đồng thời, bổ sung thịt cá vào bữa ăn và giảm hấp thụ các loại thịt đỏ.  

– Cần chủ động tầm soát để kịp thời phát hiện và điều trị kịp thời. Vì khi các trường hợp tiền tiểu đường nếu không được phát hiện sớm, sẽ chuyển sang tiểu đường và kéo theo hàng loạt biến chứng nguy hiểm. 

Bạn có thể tham tham khảo Gói Xét Nghiệm Đái Tháo Đường tại Diag, được thiết kế với 2 phiên bản – Cơ bản & Nâng cao nhằm đáp ứng nhu cầu chữa trị và phù hợp với từng tình trạng của mỗi cá nhân. Các gói xét nghiệm đều bao gồm các loại xét nghiệm “vàng” cho bệnh tiểu đường, trả kết quả nhanh chóng trong 03 tiếng.  

* Bài viết được tham vấn chuyên gia y tế thuộc Diag. Tuy nhiên, các thông tin trên chỉ mang tính tham khảo và không thay thế tư vấn y khoa. Trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin đã cung cấp, vui lòng nhận sự chỉ định từ chuyên gia y tế. 

Tìm hiểu thêm Thông tin Y tế tại đây