Khả năng sinh con sau xạ trị sẽ như thế nào? Đây là mối quan tâm rất lớn đối với bệnh nhân phát hiện ung thư và buộc phải dùng tia xạ trị để diệt tế bào ung thư.

Có một sự thật không thể phủ nhận rằng, buồng trứng có khả năng cao bị ảnh hưởng sau điều trị, nhất là việc xạ trị ở vị trí xương chậu. Nhưng còn tùy thuộc vào trường hợp và mức độ có thể khiến chị em tạm thời hoặc vĩnh viễn mất đi cơ hội sinh con.

Tia Xạ Trị Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Sinh Sản

Xạ trị là phương pháp phổ biến dùng trong điều trị ung thư. Tia xạ trị được sử dụng là tia X, tia Gamma, proton thông qua việc xạ trị chiếu ngoài, áp sát hoặc tiêm thuốc đồng hoá xạ trị vào cơ thể nhằm mục đích tiêu diệt tế bào ung thư.

Khi dùng tia xạ trị đến vùng bụng, xương chậu thì buồng trứng sẽ bị hấp thụ những tia này tuỳ theo mức độ ảnh hưởng đến khả năng sinh con sau xạ trị.

goTmxEp4DnowtqEc5CrI75Rrfw2yXZtwhkaKHs2IcKmlNzDx5VtwaGZH7uLt8MtTVfEaruDs7zzOztK9_1615274686.jpg
Khả năng sinh con sau xạ trị sẽ bị ảnh hưởng
tùy thuộc vào nhiều yếu tố

Đối với những trường hợp dùng tia xạ trị nhắm đến các bộ phận khác nhưng vẫn có khả năng làm ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản do tia xạ trị dội ngược lại bên trong cơ thể bệnh nhân.

Như vậy, phần lớn trường hợp bệnh nhân dùng tia xạ trị để tiêu diệt tế bào ung thư sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản, thậm chí là vô sinh.

Nhưng với phương pháp hiện đại, ngày nay vẫn có những trường hợp nếu tia xạ trị xa buồng trứng vẫn có khả năng giữ lại một số trứng không bị ảnh hưởng bởi vùng bị xạ trị trong thời gian điều trị.

Khả Năng Sinh Sản Bị Ảnh Hưởng Như Thế Nào Khi Dùng Tia Xạ Trị

Xạ trị có ảnh hưởng đến sinh sản không? Đối với phương pháp xạ trị ung thư sẽ gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản theo những cách sau:

  • Làm tổn thương trực tiếp đến cơ quan có chức năng sinh sản như ống dẫn trứng, cổ tử cung, tử cung và buồng trứng.
  • Làm tổn thương đến cơ quan có chức năng sản xuất hormone như tuyến yên làm giảm tiết LH, FSH, khiến buồng trứng giảm tiết hormone sinh dục nữ.
  • Tia bức xạ nhắm tới tử cung có thể gây tổn thương, hình thành sẹo.

Mẹ bị ung thư có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Tùy theo trường hợp và giai đoạn của thai kỳ sẽ có ảnh hưởng nhất định đến thai nhi.

W6tTjrexmXmRjBLsrDVPijGsY5hOVyh3LUGWvqkvyqV1HzNFkfo3VFR2FEMcOBcd2nXpihXa59VL3Pda_1615274771.jpg
Bị ung thư khi mang thai sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi,
có nguy cơ sảy thai hoặc sinh non

Khi áp dụng phương pháp xạ trị, lượng máu được cung cấp đến tử cung ít đi làm giảm khả năng co dãn hết cỡ trong thai kỳ khiến dễ xảy thai, vào giai đoạn cuối của thai kỳ dễ sinh non, em bé sinh ra bị nhẹ cân.

Buồng trứng là cơ quan dự trữ trứng khi bị tổn thương do xạ trị sẽ làm giảm khả năng dự trữ trứng. Nếu những quả trứng khỏe mạnh bị mất đi sẽ không có khả năng thay thế, dẫn đến vô sinh và tình trạng bước vào giai đoạn tiền mãn kinh sớm khiến sức khỏe suy yếu.

Phương Pháp Hỗ Trợ Sinh Sản Sau Xạ Trị

Trước khi áp dụng phương pháp điều trị ung thư, bệnh nhân nên nhờ bác sĩ tư vấn về khả năng có con sau điều trị ung thư, chức năng sinh sản ảnh hưởng tạm thời hay vĩnh viễn, phương pháp bảo tồn sinh sản, sau khi điều trị làm thế nào để biết chức năng sinh sản phục hồi…

Phụ thuộc vào trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ có sự định hướng, điều trị bằng các phương pháp thích hợp và giảm rủi ro cho bệnh nhân.

Nhiều bệnh nhân thắc mắc truyền hóa chất có sinh con được không? Điều này cũng tùy thuộc vào độ tuổi và loại thuốc dùng hoá trị sẽ có mức ảnh hưởng khác nhau. Nhưng nhìn chung, sau khi hoá trị khả năng sinh sản sẽ suy giảm và không kéo dài lâu, dễ dẫn đến tiền mãn kinh sớm.

dhVtwZI2ojM2semakKmeWRXhOTnej4n05yoKkYqGgS6RtESnmNZRPOQ5Cmo8uJcsvFiKTFYrFaPYVba7_1615274850.jpg
Truyền hoá chất sẽ khiến khả năng sinh sản ở phụ nữ bị suy giảm

Sau khi điều trị ung thư, bệnh nhân nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để đánh giá chức năng sinh sản và chẩn đoán các bệnh liên quan đến yếu tố sinh sản.

Đánh Giá Khả Năng Sinh Sản Và Chu Kỳ Kinh Nguyệt Sau Điều Trị Ung Thư

Phụ nữ bị ung thư có mang thai được không? Theo các trường hợp bệnh nhân đã điều trị ung thư cho thấy, phụ nữ còn kinh nguyệt vẫn có khả năng mang thai.

Tuy nhiên, kinh nguyệt chỉ là một trong những yếu tố đánh giá khả năng sinh sản chứ không có ý nghĩa xác định.

Có những trường hợp, chu kỳ kinh nguyệt bị ngưng hẳn, khiến bệnh nhân bước vào giai đoạn tiền mãn kinh sớm dẫn đến vô sinh.

eqNfPtKap2zbreFOWVmvteNRpVd7IIYuqRuOZEYUsyKOVyjtRZ3bx4a492TRpxdgs5hVkUxvUlRiEOuO_1615275205.jpg
Chu kỳ kinh nguyệt là một trong những yếu tố
đánh giá khả năng mang thai sau điều trị ung thư

Một số trường hợp khác, xạ trị sẽ làm mất kinh nguyệt tạm thời, sau một thời gian chức năng sẽ phục hồi và chu kỳ kinh nguyệt có trở lại thì vẫn có khả năng mang thai.

Tuy nhiên, khả năng sinh sản trong những trường hợp này sẽ giảm sút hoặc rút ngắn thời gian bước sang giai đoạn tiền mãn kinh.

Tùy thuộc vào tuổi tác và lượng hóa chất trong xạ trị, khi tuổi càng cao thì thời gian có kinh trở lại sẽ thấp hơn và có nhiều nguy cơ tiền mãn kinh so với người trẻ tuổi.

Các bác sĩ sẽ tư vấn và yêu cầu bệnh nhân làm các xét nghiệm dự trữ buồng trứng để đánh giá. Đối với người trẻ tuổi có khả năng dự trữ trứng cao hơn.

Nhưng dùng hoá chất với liều lượng cao ở vị trí vùng xương chậu thì ngay cả trẻ em cũng có nguy cơ tiền mãn kinh ngay khi chưa có kinh nguyệt.

Điều Kiện Mang Thai Sau Xạ Trị Ung Thư

Để mang thai mà không cần dùng các phương pháp hỗ trợ sinh sản, bệnh nhân cần đáp ứng những điều kiện sau:

  • Bệnh nhân cần có ít nhất 1 buồng trứng vẫn còn khoẻ mạnh với đủ số lượng trứng dự trữ.
  • Ống dẫn trứng vẫn còn khoẻ mạnh.
  • Tử cung vẫn còn khoẻ, đảm bảo cho sự phát triển bình thường của thai nhi.
  • Vẫn còn đủ lượng hormone sinh sản cần thiết.

Tuy nhiên, dù kết quả đánh giá tốt nhưng tuỳ thuộc vào thể trạng bệnh nhân, bác sĩ sẽ có sự tư vấn phù hợp.

Có một số trường hợp bệnh nhân cần chờ đợi một thời gian trước khi áp dụng cách phương pháp hoặc mang thai tự nhiên phụ thuộc vào:

  • Loại ung thư và giai đoạn tiến triển của ung thư.
  • Các phương pháp được áp dụng trong điều trị ung thư.
  • Tuổi tác và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Phương Pháp Bảo Tồn Sinh Sản

Việc trì hoãn mang thai sau điều trị ung thư có thể làm suy giảm chức năng sinh sản do lượng trứng giảm dần theo thời gian và tuổi tác, sức khỏe giảm sút.

Đối với những trường hợp bệnh nhân điều trị ung thư, có thể các bác sĩ sẽ tư vấn về phương pháp bảo tồn sinh sản trước khi điều trị ung thư để tăng cơ hội có con trong tương lai.

Không phải ai cũng có thể tiến hành phương pháp bảo tồn sinh sản, vì còn phụ thuộc vào:

  • Tuổi tác của bệnh nhân.
  • Tình trạng sức khoẻ của vợ hoặc chồng (người phối ngẫu).
  • Sự trưởng thành về thể chất và mặt sinh dục của người bệnh.
  • Quan trọng nhất cần theo nguyện vọng cá nhân của bệnh nhân.

Một số phương pháp bảo tồn sinh sản được áp dụng hiện nay như:

Đông lạnh phôi

Còn được gọi là thụ tinh nhân tạo, đây là một trong những phương pháp đem lại thành công cao. Trứng sẽ được lấy ra cơ thể bằng phương pháp y khoa, trước đó bệnh nhân cần uống thuốc kích trứng trước 2 tuần. Tiếp đến trứng sẽ được đem thụ tinh trong ống nghiệm và đông lạnh để dành cho sau này sử dụng.

FboEqCYTem0RiBIOR7YyuNNxpXxuQi08vWAqariGw2tvCxjVWARb4pcz6IVGlt4JIBWoedkRJetmx9kZ_1615275326.png
Áp dụng các phương pháp bảo tồn sinh sản
nhằm tăng khả năng mang thai sau xạ trị

Đông lạnh trứng chưa thụ tinh (Đông lạnh noãn)

Thường được áp dụng với phụ nữ chưa kết hôn, và tỷ lệ thành công thấp hơn đông lạnh phôi, nhưng cách thực hiện giống như đông lạnh phôi, chỉ khác là trứng chưa được thụ tinh.

Phẫu thuật giúp bảo tồn khả năng sinh sản

Tùy theo trường hợp ung thư, bệnh nhân sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ 1 bên buồng trứng hoặc ống dẫn trứng, nhưng vẫn có khả năng sinh sản sau này nhờ vào việc áp dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại.

Xạ trị bảo tồn buồng trứng

Việc chỉ xạ trị một bên buồng trứng vẫn có khả năng bảo tồn sinh sản cho phụ nữ. Bên cạnh đó tùy trường hợp sẽ phải can thiệp bằng phẫu thuật cố định buồng trứng bằng cách di chuyển 1 hoặc cả 2 buồng trứng sao cho không bị tia xạ trị chiếu tới.

Sau xạ trị sẽ đặt buồng trứng về vị trí ban đầu. Tuy nhiên, tia xạ trị vẫn có khả năng chiếu vào các mạch máu dẫn đến buồng trứng hoặc có nguy cơ làm ảnh hưởng đến buồng trứng. Chính vì thế, không phải lúc nào cũng đem lại hiệu quả như mong đợi.

Ức chế buồng trứng

Các bác sĩ sẽ dùng các hormone nhằm ức chế chức năng buồng trứng, từ đó bảo vệ buồng trứng trong xạ trị. Phương pháp này ít thông dụng hơn, và không được khuyến khích khi vẫn còn nhiều phương pháp hỗ trợ khác.

Bảo tồn mô buồng trứng

Phương pháp này thường được áp dụng đối với bệnh nhân nhỏ tuổi khi không thể tiến hành các phương pháp đông lạnh phôi hoặc noãn.

Các bác sĩ sẽ can thiệp phẫu thuật lấy mô buồng trứng đem đông lạnh. Sau khi việc điều trị ung thư kết thúc sẽ đem cấy ghép trở lại vào cơ thể bệnh nhân.

Điều Trị Ung Thư Khi Mang Thai

Phát hiện ung thư khi mang thai thì các bác sĩ sẽ phải cân nhắc các yếu tố sau để tiến hành điều trị:

  • Loại ung thư mà bệnh nhân gặp phải, vị trí, kích thước và giai đoạn của ung thư.
  • Giai đoạn của thai kỳ.

Mong muốn của thai phụ và gia đình.

KQPUCvyYOhk3K4QR4pvzUZVp2e46TQ5jGCIPHMruipkMbNtGpN4nE4huUGfSrkuBCR3buIi7TfJjhIlM_1615275420.jpg
Điều trị ung thư khi mang thai phụ thuộc vào giai đoạn thai kỳ
và tình trạng của thai phụ

Phụ nữ ung thư khi mang thai cũng tùy thuộc vào trường hợp các bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể như sau:

  • Nếu ở giai đoạn 3 tháng đầu thì mang thai khi xạ trị sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, cần trì hoãn đến giai đoạn giữa hoặc cuối thai kỳ.
  • Vào giai đoạn cuối của thai kỳ, có thể bác sĩ sẽ đợi đến khi em bé ra đời mới áp dụng phương pháp điều trị ung thư như hoá trị, xạ trị…
  • Hầu hết các phương pháp điều trị ung thư trong thai kỳ đều ảnh hưởng đến em bé trong bụng mẹ, nên các bác sĩ sẽ hạn chế tối đa việc áp dụng phương pháp này đối với thai phụ.

Khả năng sinh con sau xạ trị đối với từng trường hợp là không giống nhau. Phải dựa vào nhiều yếu tố về thể trạng của bệnh nhân, phương pháp xạ trị và mức độ ảnh hưởng của tia xạ trị đến chức năng sinh sản.

Trước khi tiến hành xạ trị, bệnh nhân nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ về vấn đề mang thai sau xạ trị. Cùng với đó sau khi kết thúc xạ trị cần theo dõi tình trạng sức khoẻ và tiếp tục đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để đánh giá chức năng sinh sản, và áp dụng phương pháp điều trị nếu vẫn còn cơ hội mang thai.

Để tham khảo về các nhóm xét nghiệm và bảng giá, quý khách vui lòng truy cập Tại Đây.

Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền, không thay thế cho