Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong năm 2020, thế giới có khoảng 82,4 triệu trường hợp lậu mới mắc, trong đó khu vực Tây Thái Bình Dương có 23,2 triệu ca. Đồng nhiễm Chlamydia trachomatis được phát hiện ở 10-40% số người mắc bệnh lậu.
Bệnh lậu là gì?
Bệnh lậu là bệnh lây nhiễm rất phổ biến thông qua con đường tình dục, do song cầu khuẩn Gram âm Neisseria gonorrhoeae gây ra. Bệnh chủ yếu lâu qua quan hệ tình dục đường âm đạo, đường miệng và đường hậu môn. . Ở nam giới, nhiễm lậu cầu thường gây ra viêm niệu đạo, nếu không được điều trị có thể dẫn đến viêm mào tinh hoàn, hẹp niệu đạo và vô sinh. Ở nữ giới, nhiễm lậu cầu nếu không điều trị có thể dẫn đến viêm tiểu khung, tắc vòi trứng, chửa ngoài tử cung và vô sinh. Trẻ sơ sinh có mẹ bị bệnh lậu có thể bị lây nhiễm trong quá trình chuyển dạ, dẫn đến viêm kết mạc mắt.

Thời gian ủ bệnh lậu
Thời gian ủ bệnh lậu được tính từ thời điểm bệnh nhân tiếp xúc với vi khuẩn lậu cho tới khi các triệu chứng biểu hiện rõ ra bên ngoài. Thông thường, bệnh lậu có thời gian ủ bệnh khá ngắn trong khoảng 14 ngày.
Cụ thể, ở nam giới có thời gian ủ bệnh trung bình từ 3-5 ngày. Ở nữ giới, thời gian ủ bệnh thường kéo dài hơn , trung bình 5-7 ngày
Ngoài ra, thời gian ủ bệnh nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào những yếu tố như: Sức khỏe tổng quát của người bệnh và độ mạnh – yếu của vi khuẩn. với những người có sức đề kháng kém và hệ miễn dịch yếu thì thời gian ủ bệnh sẽ ngắn hơn và ngược lại.
Trong thời gian ủ bệnh, bệnh nhân chưa có triệu chứng biểu hiện và có thể lây truyền vi khuẩn lậu cho người khỏe mạnh. Cũng trong thời gian này, vi khuẩn lậu có thể tấn công đến các cơ quan khác như niệu đạo, cổ tử cung, trực tràng và cổ họng.
Nguyên nhân gây ra bệnh lậu
Bệnh lậu lây truyền qua đường quan hệ tình dục qua âm đạo, hậu môn hoặc bằng miệng với người mắc bệnh. Thai phụ mắc bệnh lậu cũng có thể truyền bệnh cho trẻ sơ sinh trong quá trình chuyển dạ. Người đã được điều trị bệnh lậu vẫn có thể bị tái nhiễm nếu họ quan hệ tình dục không an toàn với người đang mắc bệnh.
Bệnh lậu có thể được chữa khỏi bằng phương pháp điều trị thích hợp theo chỉ định của bác sĩ. Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở cả nam và nữ. Cụ thể, ở nữ giới, bệnh lậu không được điều trị có thể gây viêm vùng chậu với các biến chứng như hình thành mô sẹo làm tắc ống dẫn trứng, thai ngoài tử cung, vô sinh, đau bụng/đau vùng chậu kéo dài,…
Ở nam giới, bệnh lậu có thể gây đau trong các ống nối với tinh hoàn, viêm mào tinh, dẫn tới vô sinh. Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh lậu có thể lan vào máu hoặc khớp, đe dọa tới tính mạng của bệnh nhân. Ngoài ra, bệnh lậu nếu không được điều trị còn làm tăng nguy cơ mắc hoặc lây truyền HIV/AIDS.
Các triệu chứng, dấu hiệu biểu hiện của bệnh lậu
Khoảng 10 đến 20% phụ nữ và rất ít nam giới bị nhiễm không có triệu chứng. Khoảng 25% nam giới có triệu chứng tối thiểu.
Triệu chứng ở nam giới
Khởi phát thường có dấu hiệu cảm thấy không thoải mái ở niệu đạo, tiếp theo là đau và đau nhức dương vật nặng hơn, chứng khó niệu và đái mủ. Tần suất tiết nước tiểu và tình trạng khẩn cấp có thể tiến triển khi nhiễm trùng lây lan đến niệu đạo sau. Khám kiểm tra phát hiện ra mủ niệu đạo màu vàng-xanh, và lỗ tiểu có thể bị viêm.
Viêm mào tinh thường gây ra đau bìu đơn và sưng tấy. Hiếm khi, ở nam giới tiến triển thành áp xe của tuyến Tyson và Littre, áp xe quanh niệu đạo, hoặc nhiễm trùng tuyến Cowper, tuyến tiền liệt, hoặc túi tinh.
Biểu hiện ở nam giới
*Lậu cấp:
- Sớm nhất là cảm giác khó chịu dọc niệu đạo kèm đái rắt.
- Nhiều mủ, đái ra mủ.
- Đái buốt, đái rắt.
*Lậu mạn:
- Đái ra mủ chỉ thấy vào buổi sáng (gọi là “giọt mủ ban mai”);
- Đái buốt không rõ ràng. Bệnh nhân có cảm giác nóng rát dọc niệu đạo sau;
- Có thể có các biến chứng như áp xe, viêm tiền liệt tuyến, viêm túi tinh,…

Triệu chứng ở nữ giới
Các triệu chứng từ nhẹ đến nặng và bao gồm khó tiểu tiện và ra dịch âm đạo bất thường. Trong quá trình khám vùng chậu, bác sỹ lâm sàng có thể lưu ý đến nhầy mủ cổ tử cung hoặc nước mủ, và cổ tử cung có thể có màu đỏ và chảy máu một cách dễ dàng khi chạm bằng dụng cụ. Viêm niệu đạo có thể xuất hiện đồng thời; mủ có thể chảy ra từ niệu đạo khi ép khớp mu hoặc từ các ống Skene hoặc tuyến Bartholin.
PID xảy ra trong 10 đến 20% phụ nữ bị nhiễm bệnh. PID có thể bao gồm viêm vòi trứng, viêm phúc mạc vùng chậu và áp xe khung chậu và có thể gây khó chịu ở bụng dưới (thường là hai bên), đau khi quan hệ, và đau khi thăm khám vùng bụng, phần phụ, hoặc cổ tử cung.
Biểu hiện ở nữ giới:
*Lậu cấp:
- Lỗ niệu đạo viêm đỏ;
- Các lỗ tuyến Skène, Bartholin đỏ;
- Cổ tử cung viêm đỏ có mủ nhầy.
*Lậu mạn: Ít biểu hiện, chủ yếu là “khí hư” giống viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục.
Biến chứng của bệnh lậu nếu không điều trị
Biến chứng ở nam giới:
- Xơ hóa và hẹp niệu đạo: Biểu hiện bằng việc tiểu tiện khó.
- Áp xe tuyến Littre: dương vật sưng nề biến dạng
- Viêm tiền liệt tuyến: Biểu hiện thường sốt cao, tiểu thắt, tiền liệt tuyến sưng và đau
- Tiêm túi tinh: xuất tinh đau buốt, tinh dịch lẫn máu
- Viêm mào tinh hoàn và tinh hoàn: sốt cao, tinh hoàn sưng to và đau
- Vô sinh
Biến chứng ở nữ giới:
- Áp xe tuyến Skene, Bartholin: các tuyến viêm sưng đau tạo thành tuyến mủ vỡ ra ngoài hoặc xơ hóa thành đám xơ cứng
- Viêm cổ tử cung lộ tuyến
- Viêm niêm mạc tử cung: Bệnh nhân có sốt, đau bụng dưới, cổ tử cung to, đau, ra máu bất thường
-
Viêm phần phụ, áp xe phần phụ hai bên: sốt cao, tiến triển mãn tính gây xơ hóa hẹp vòi trứng dẫn tới vô sinh.
Quy trình phát hiện và điều trị lậu
Bệnh cần được phát hiện và điều trị theo chỉ định của bác sĩ càng sớm càng tốt. Tránh trường hợp bệnh lẩu chuyển phát thành mạn tính sẽ rất khó điều trị cũng như dứt điểm bệnh.
Nguyên tắc điều trị
- Điều trị sớm.
- Điều trị đúng phác đồ.
- Điều trị đồng nhiễm Chlamydia.
- Điều trị cả bạn tình. Tất cả bạn tình có quan hệ tình dục với bệnh nhân trong vòng 60 ngày cần được khám và điều trị. Nếu lần quan hệ tình dục gần nhất trên 60 ngày thì điều trị bạn tình của lần quan hệ gần nhất.
- Không quan hệ tình dục, không làm thủ thuật tiết niệu trong thời gian điều trị và trong vòng 7 ngày sau khi kết thúc điều trị.
- Xét nghiệm huyết thanh giang mai và HIV trước và sau khi điều trị.
- Chủ yếu điều trị ngoại trú, chỉ điều trị nội trú trong trường hợp có biến chứng.
Bệnh lậu mãn tính có chữa được không?
Bệnh lậu mãn tính là tiến triển của bệnh lậu cấp tính. Điều trị bệnh lậu mãn tính thương không khỏi hoàn toàn mà chỉ có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của virus bệnh lậu gây ra. Nếu bệnh nhân tuân thủ đúng phác đồ điều trị , đồng thời điều trị cùng với bạn tình, và theo dõi sau điều trị nhằm ngăn chặn nguy cơ tái phát để có thể mang lại hiệu quả cao.
Các xét nghiệm bệnh lậu và chẩn đoán bệnh lậu
Chẩn đoán xác định
Lâm sàng:
– Tiết dịch hoặc mủ ở niệu đạo/âm đạo, kèm tiểu buốt.
– Có tiền sử quan hệ tình dục không an toàn.
Xét nghiệm:
– Nhuộm Gram (bệnh phẩm dịch niệu đạo hoặc cổ tử cung) thấy song cầu Gram âm nằm trong và ngoài bạch cầu đa nhân trung tính. Nếu nhuộm Gram âm tính cần thêm ít nhất một trong hai xét nghiệm nuôi cấy hoặc xét nghiệm khuếch đại axit nucleic để khẳng định chẩn đoán.
– Nuôi cấy: tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán lậu.
– Xét nghiệm khuếch đại axit nucleic.
– Tại cơ sở không có đủ điều kiện xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị có thể dựa vào lâm sàng. Tại cơ sở có điều kiện, chẩn đoán dựa vào lâm sàng và các xét nghiệm.
Chẩn đoán phân biệt
Lậu sinh dục:
– Nhiễm Chlamydia trachomatis
– Trùng roi âm đạo (Trichomonas vaginalis)
– Nấm Candida âm hộ – âm đạo
– Viêm niệu đạo-sinh dục do Ureaplasma, Mycoplasma.
– Viêm niệu đạo, âm đạo do các căn nguyên khác: nhiễm khuẩn (E. coli, liên cầu nhóm A, Proteus,…) hoặc không do nhiễm khuẩn (chấn thương, viêm da tiếp xúc kích ứng, các bệnh viêm hệ thống như Behcet,…).
- Lậu hậu môn trực tràng: chẩn đoán phân biệt với viêm trực tràng do các nguyên nhân khác như Chlamydia trachomatis, Herpes simplex, nấm… và các viêm trực tràng hậu môn không do nhiễm trùng.
- Lậu hầu họng: chẩn đoán phân biệt với viêm họng do nguyên nhân khác như liên cầu nhóm A, Mycoplasma, Chlamydia trachomatis, viêm họng do vi rút…
- Viêm kết mạc mắt do lậu ở trẻ sơ sinh: chẩn đoán phân biệt với viêm kết mạc sơ sinh do nguyên nhân khác như tụ cầu, phế cầu, Haemophilus influenzae…
Phương pháp điều trị bệnh lậu
Về nguyên tắc điều trị:
- Điều trị sớm.
- Điều trị đúng phác đồ.
- Điều trị đồng nhiễm Chlamydia.
- Điều trị cả bạn tình. Tất cả bạn tình có quan hệ tình dục với bệnh nhân trong vòng 60 ngày cần được khám và điều trị. Nếu lần quan hệ tình dục gần nhất trên 60 ngày thì điều trị bạn tình của lần quan hệ gần nhất.
- Không quan hệ tình dục, không làm thủ thuật tiết niệu trong thời gian điều trị và trong vòng 7 ngày sau khi kết thúc điều trị.
- Xét nghiệm huyết thanh giang mai và HIV trước và sau khi điều trị.
- Chủ yếu điều trị ngoại trú, chỉ điều trị nội trú trong trường hợp có biến chứng.
Điều trị cụ thể: Có 2 phương pháp phổ biển hiện nay:
Điều trị bệnh lậu bằng thuốc: Thuốc chữa bệnh lậu là phương pháp chữa bệnh lậu truyền thống được lựa chọn từ nhiều năm trước với ưu điểm là tiện lợi, ít tốn thời gian và chi phí cho người bệnh. Đây cũng chỉ là phương pháp phù hợp với bệnh nhân mắc lậu ở giai đoạn đầu, triệu chứng nhẹ và cần phải điều trị lâu dài, kiên trì thì mới đạt được hiệu quả. Thuốc điều trị là thuốc kháng sinh, ở dạng uống hoặc tiêm.Nhưng điều trị bằng thuốc ngày càng khó hơn vì các biến thể kháng thuốc của bệnh tăng lên.
Điều trị bệnh lậu bằng kỹ thuật phục hồi gen DHA: Đây là phương pháp được đánh giá là phương pháp điều trị bệnh lậu tiên tiến và hiệu quả nhất hiện nay. Phương pháp dựa trên nguyên lý kỹ thuật nhiệt điện trường tiên tiến và kỹ thuật bức xạ nhiệt tác động trực tiếp và vị trí xuất hiện vi khuẩn lậu một cách chính xác nhất. Ưu điểm của phương pháp này là điều trị bệnh hiệu quả, triệt để, ngăn chặn hoàn toàn và tiêu diệt tận gốc sự phát triển của song cầu khuẩn lậu. Ngoài ra, phương pháp này không cần thực hiện thủ thuật, không gây đau đớn cho người bệnh, không gây tác dụng phụ, thời gian điều trị và phục hồi nhanh, giảm công sức và chi phí trong quá trình điều trị.
Chi phí điều trị lậu là bao nhiêu?
Tùy vào từng giai đoạn và từng phương pháp điều trị khác nhau của bệnh lậu thì chi phí điều trị cũng khác nhau.
Về xét nghiệm, một số loại xét nghiệm có thể được bác sĩ chỉ định như sau:
- Xét nghiệm làm tiêu bản nhuộm Gram: kết quả được trả ra nhanh chóng chỉ sau khoảng 1h, chi phí xét nghiệm không cao nhưng độ chính xác không đảm bảo;
- Xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn: tỷ lệ sai sót thấp, thời gian nuôi cấy lâu (ít nhất phải mất từ 3 – 5 ngày) và chi phí thực hiện đắt đỏ;
- Xét nghiệm PCR: kết quả xét nghiệm có độ chính xác cao, thời gian thực hiện nhanh chóng nhưng so với xét nghiệm thông thường chi phí sẽ cao hơn.
Về chi phí chữa bệnh lậu, bệnh nhân bị lậu mạn tính sẽ có chi phí điều trị cao hơn lậu cấp tính. Nếu được phát hiện sớm thì chi phí cho việc dùng thuốc và điều trị cũng thấp hơn.
Các loại thuốc phổ biến dùng trong điều trị lậu
Bệnh lậu thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh, tuy nhiên phụ nữ có thai hoặc cho con bú khi sử dụng thuốc đều ít nhiều bị tác dụng phụ ảnh hưởng đến mẹ và bé. Tốt nhất, nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Các thuốc kháng sinh được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chọn lựa trong phác đồ điều trị bệnh lậu bao gồm:
- Ceftriaxone 250mg tiêm bắp liều duy nhất.
- Spectinomycin 2g tiêm bắp liều duy nhất.
- Cefotaxime 1g tiêm bắp liều duy nhất.
- Ciprofloxacin 500mg uống liều duy nhất.
- Cefixim 400mg uống liều duy nhất.
- Doxycyclin 100mg uống 2viên/ ngày x 7 ngày.
- Tetracyclin 500mg uống 4 viên/ ngày x 7 ngày.
- Erythromycin 500mg, uống 4 viên/ ngày x 7 ngày.
- Azithromycin 500mg, uống 2 viên liều duy nhất.
Phòng ngừa bệnh lậu như thế nào?
- Truyền thông, giáo dục cho cộng đồng đặc biệt là các quần thể có nguy cơ cao mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục về nguyên nhân, đường lây truyền, các biến chứng hay gặp và cách phòng bệnh.
- Tập huấn chuyên môn cho các bác sĩ đa khoa, chuyên khoa da liễu và sản phụ khoa để hạn chế tối đa lậu có biến chứng.
- Thực hành tình dục an toàn.
- Khám sàng lọc định kỳ các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục cho các quần thể có nguy cơ cao.

FAQ
Bệnh lậu giai đoạn đầu có chữa được không?
Bệnh lậu ở giai đoạn đầu hoàn toàn chữa được nếu bạn phát hiện sớm và tuân theo toàn bộ phương pháp điều trị chỉ định của bác sĩ.
Bệnh lậu lây qua đường nào?
Bệnh lậu là 1 trong những căn bệnh tình dục nên bệnh có thể lây nhiễm qua quan hệ tình dục không an toàn bằng đường âm đạo, hậu môn và miệng. Ngoài ra, bệnh lậu có thể lây qua đường máu: sử dụng vật trung gian như bàn chải đánh răng, dao cạo, khăn tắm,…. Và lây truyền từ mẹ sang con.
Lậu ủ bệnh trong thời gian bao lâu?
Thời gian ủ bệnh lậu ở nam giới từ 3- 5 ngày. Thời gian ủ bệnh lậu ở nữ giới thường kéo dài hơn, trung bình từ 5- 7 ngày.
Những ai có nguy cơ cao mắc bệnh lậu?
Những người có nguy cơ cao mắc bệnh lậu là người có thói quen tình dục bừa bãi, không an toàn. Những người hành nghề bán dâm hoặc thường xuyên mua dâm. Những người nghiện ma túy và sử dụng chung ống xi lanh.
Phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu ảnh hưởng ra sao?
Mắc bệnh lậu khi mang thai rất nguy hiểm, nó ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe người mẹ.
Ảnh hưởng của bệnh lậu đối với phụ nữ mang thai
- Người mẹ mắc bệnh lậu khi đang mang thai có thể gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi
- Mẹ mắc bệnh lậu khi mang thai có nguy cơ bị viêm nhiễm nghiêm trọng có thể dẫn đến thai chết lưu hoặc sinh non.
- Mẹ mắc bệnh lậu có nguy cơ cao mắc nhiều bệnh viêm nhiễm khác, trong đó có viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng. Những tình trạng nguy hiểm này làm tăng nguy cơ thai chết lưu và thai ngoài tử cung ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.
- Nếu may mắn thai làm tổ đúng vào tử cung, mẹ cũng vẫn có nguy có sinh non rất cao hoặc phải đối mặt với tình trạng viêm màng ối hoặc vỡ ối sớm.
- Với cảm giác ngứa ngáy khó chịu, mẹ bầu sẽ cảm thấy ăn ngủ không yên làm chất lượng sống bị suy giảm trầm trọng.
- Kèm theo đó là tình trạng sụt cân khó kiểm soát gây suy giảm hệ thống miễn dịch.
Ảnh hưởng của bệnh lậu đối với thai nhi
- Trong quá trình sinh nở, trẻ sơ sinh có nguy cơ lây nhiễm bệnh lậu qua âm đạo, trẻ dễ bị viêm kết mạc mắt. Vi khuẩn lậu có thể xâm nhập vào mắt trẻ qua dịch tiết sinh dục.
- Viêm kết mạc do lậu cầu thường xảy ra 2, 3 ngày sau khi trẻ chào đời. Biểu hiện là mắt bé sưng mọng, xung huyết, kết mạc cương tụ, mi trên và mi dưới của 2 mắt sưng tấy, có mủ vàng. Hậu quả của căn bệnh này là bé bị giảm thị lực và có thể dẫn đến mù lòa.
- Đi kèm là tình trạng viêm da lan rộng, viêm não và viêm màng não khiến trẻ bị thiểu năng trí tuệ.
- Nhiều trường hợp em bé bị nhiễm bệnh lậu trong bụng mẹ tử vong ngay sau khi sinh.
Săng bệnh lậu có gây ngứa không?
Tùy thuốc vào từng tình trạng bệnh cũng như cơ địa của bệnh nhân, mà hiện tượng ngứa rát có thể xuất hiện.
*Nguồn tham khảo:
Ngứa có phải là triệu chứng của bệnh lậu? (linkedin.com)
Hội đồng chuyên môn nghiệm thu hướng dẫn chẩn đoán, điều trị một số bệnh lây truyền qua đường tình dục được thành lập theo Quyết định số 3548/QĐ-BYT ngày 22/7/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế; Quyết định 5165/QĐ-BYT 2021 hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Lậu (thuvienphapluat.vn)
Gonorrhoea (Neisseria gonorrhoeae infection) (who.int)
Bệnh lậu – Bệnh truyền nhiễm – Cẩm nang MSD – Phiên bản dành cho chuyên gia (msdmanuals.com)