Xét nghiệm NT-proBNP là gì?

Xét nghiệm đo lường NT-proBNP - một chất được sản xuất và giải phóng từ tim, đặc biệt là từ tâm thất. Khi có tình trạng tăng áp lực trong tâm thất như suy tim, nhồi máu cơ tim, hoặc tăng huyết áp, sự căng giãn của cơ tim sẽ kích hoạt sự sản xuất và giải phóng NT-proBNP được giải phóng vào máu.

Việc đo nồng độ NT-proBNP trong máu giúp đánh giá chức năng tim và chẩn đoán suy tim, vì nồng độ này tăng cao khi áp lực trong tim tăng.

Ở những bệnh nhân bị suy tim, xét nghiệm được sử dụng để đánh giá độ nặng của bệnh, hỗ trợ lên kế hoạch, và đánh giá hiệu quả điều trị. Xét nghiệm NT-proBNP cũng được thực hiện để đánh giá nguy cơ ở bệnh nhân mắc hội chứng mạch vành cấp, đồng thời giúp đánh giá nguy cơ gia tăng biến chứng tim mạch và tử vong ở những bệnh nhân suy tim.

Khi nào nên làm xét nghiệm NT-proBNP?

Xét nghiệm NT-proBNP thường được chỉ định thực hiện ở những đối tượng có các triệu chứng của suy tim như khó thở, hụt hơi, ho khan kéo dài, nặng ngực, mệt mỏi, chóng mặt, ngất xỉu đột ngột, tim đập nhanh…

Xét nghiệm NT-proBNP còn được chỉ định đối với các trường hợp sau:

  • Chẩn đoán hoặc loại trừ suy tim ở những bệnh nhân nghi ngờ suy tim.
  • Chẩn đoán suy tim ở bệnh nhi và trẻ sơ sinh được chẩn đoán suy tim bẩm sinh.
  • Hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý tim mạch.
  • Tiên lượng suy tim ở những bệnh nhân khó thở hoặc đã được chẩn đoán suy tim.
  • Theo dõi diễn biến bệnh suy tim mãn tính và đánh giá hiệu quả điều trị.
  • Đánh giá nguy cơ tái phát suy tim.
  • Tầm soát suy tim ở những bệnh nhân mắc bệnh có thể dẫn đến biến chứng tim mạch: Đái tháo đường, cao huyết áp, suy thận, bệnh mạch vành, bệnh tim bẩm sinh, loạn nhịp tim…
  • Tầm soát suy tim ở người có thói quen sống lạm dụng rượu bia, hút thuốc là, ít vận động…
  • Sàng lọc nguy cơ suy tim ở những bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật các cơ quan.

Phương pháp xét nghiệm NT-proBNP

Xét nghiệm NT-proBNP là xét nghiệm máu. Mẫu bệnh phẩm sẽ được lấy từ tĩnh mạch, thường ở cánh tay, sau đó đưa về phòng xét nghiệm để tiến hành phân tích. Xét nghiệm NT-proBNP có độ nhạy rất cao nên khả năng phát hiện suy tim cao hơn những phương pháp thông thường.

Cách đọc chỉ số xét nghiệm NT-proBNP

Bảng tham chiếu kết quả không phân biệt theo giới tính.

Bảng tham chiếu chỉ số xét nghiệm NT-proBNP

Độ tuổi  Bình thường  Bất thường 
Dưới 75 tuổi ≤ 125 pg/mL > 125 pg/mL
Trên 75 tuổi ≤ 450 pg/mL > 450 pg/mL

Kết quả xét nghiệm NT-proBNP nằm trong giới hạn bình thường nghĩa là nguy cơ suy tim thấp.

Kết quả xét nghiệm NT-proBNP nằm trong khoảng bất thường cho thấy khả năng bị suy tim. Chỉ số này cũng chỉ ra các tình trạng khác như bệnh thận mạn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tăng huyết áp, và rung nhĩ.

Một số trường hợp nồng độ NT-proBNP tăng khác nhau tùy theo tình trạng sức khỏe:

  • Khó thở: NT-proBNP > 900 pg/mL ở người dưới 75 tuổi. NT-proBNP > 1800 pg/mL ở người trên 75 tuổi.
  • Suy tim cấp tính: NT-proBNP > 5180 pg/mL.
  • Suy tim mãn tính: NT-proBNP > 1000 pg/mL ở những lần đo cho thấy tiên lượng nặng.

Lưu ý:

  • Bảng tham chiếu có thể thay đổi tùy theo phòng xét nghiệm và chỉ có giá trị tham khảo.
  • Phạm vi tham chiếu trên kết quả xét nghiệm tại Diag thay đổi dựa trên dữ liệu khoa học mới nhất và có thể không khớp hoàn toàn với bài viết này trong một số ít trường hợp website chưa kịp cập nhật.

FAQ

1. Yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm NT-proBNP?

Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả NT-proBNP:

  • Tuổi cao: Nồng độ NT-proBNP trong máu sẽ thay đổi theo tuổi tác và có xu hướng tăng dần. Ngay cả ở những người không có bệnh tim mạch, mức NT-proBNP thường cao hơn ở người lớn tuổi so với người trẻ tuổi. Người lớn tuổi có mức NT-proBNP tự nhiên cao hơn do sự suy giảm chức năng tim theo tuổi và những thay đổi sinh lý trong hệ tim mạch.
  • Giới tính: Phụ nữ thường có mức NT-proBNP cao hơn so với nam giới ở cùng độ tuổi.
  • Căng thẳng: Nồng độ NT-proBNP tăng do tim phải hoạt động mạnh hơn dưới áp lực của stress tâm lý hoặc thể chất.
  • Chức năng thận: Khi chức năng thận giảm, khả năng lọc và đào thải NT-proBNP khỏi máu cũng giảm. Điều này khiến mức NT-proBNP tăng cao, ngay cả khi không có tình trạng suy tim.
  • Thuốc: Các loại thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển (ACE), và thuốc chẹn beta có thể làm giảm nồng độ NT-proBNP trong máu.

2. Xét nghiệm NT-proBNP có được sử dụng để tiên lượng bệnh tim mạch không?

Có, nồng độ NT-proBNP có thể dự đoán bệnh tim mạch trong tương lai. Mức NT-proBNP cao có liên quan đến nguy cơ tăng các biến cố như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, và tử vong do bệnh tim mạch.

3. Nồng độ NT-proBNP tăng trong những tình trạng nào ngoài suy tim?

Kết quả NT-proBNP tăng rất hữu ích trong việc chẩn đoán và theo dõi nhiều tình trạng khác ngoài suy tim. Trong đó bao gồm bệnh thận mãn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tăng huyết áp, rung nhĩ, cường giáp...

4. Nên chọn xét nghiệm BNP hay NT-proBNP trong chẩn đoán và điều trị suy tim?

NT-proBNP được ưu tiên hơn BNP trong chẩn đoán và điều trị suy tim. Điều này la do NT-proBNP có độ nhạy và độ đặc hiệu cao ngay từ giai đoạn đầu, ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sức khỏe khác. Đồng thời, chỉ số NT-proBNP cũng thay đổi và có ngưỡng khác biệt theo tuổi tác. Vì thế xét nghiệm NT-proBNP thường được ưu tiên lựa chọn so với xét nghiệm BNP.

5. Ý nghĩa của xét nghiệm NT-proBNP trong tiên lượng và theo dõi điều trị suy tim

  • Chẩn đoán suy tim: NT-proBNP giúp phát hiện các trường hợp suy tim, đặc biệt là khi các triệu chứng chưa rõ ràng. Mức NT-proBNP càng cao thì khả năng suy tim càng lớn. Xét nghiệm đặc biệt hữu ích trong chẩn đoán ở giai đoạn sớm của bệnh.
  • Tiên lượng suy tim: Nồng độ NT-proBNP có thể giúp đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh suy tim và dự đoán kết quả lâu dài. Bệnh nhân suy tim có mức NT-proBNP cao có nguy cơ tử vong và nhập viện cao hơn. Việc theo dõi nồng độ NT-proBNP có thể cung cấp thông tin khi tiên lượng bệnh xấu đi, giúp điều chỉnh phác đồ điều trị hiệu quả.
  • Theo dõi điều trị: Xét nghiệm NT-proBNP thường được sử dụng để theo dõi hiệu quả của các biện pháp điều trị suy tim. Mức NT-proBNP giảm khi tình trạng suy tim được cải thiện. Điều này phép bác sĩ điều chỉnh liều lượng thuốc một cách tối ưu.
  • Dự đoán tái nhập viện: NT-proBNP cũng có thể được sử dụng để dự đoán khả năng bệnh nhân sẽ phải tái nhập viện sau khi xuất viện. Những người có mức NT-proBNP cao sau khi xuất viện thường có nguy cơ tái phát bệnh cao hơn trong thời gian ngắn.
  • Tim Mạch

Lưu ý cho bệnh nhân:
Không có yêu cầu đặc biệt
Loại mẫu:
Huyết Thanh
Thời gian trả kết quả:
Sau 2 tiếng 30 phút Sau cutoff: 9:00 AM ngày hôm sau
Lưu trữ và vận chuyển:
-
Thời gian ngưng nhận mẫu:

9:30 PM T2 đến T7
8:30 PM CN

30 phút yêu cầu đối với mẫu gửi về Cao Thắng cho đến khi Phòng thí nghiệm nhận được.

Chọn cách xét nghiệm

Chọn chi nhánh gần nhất
2606e96f-6-144x145--diag-thumb.png

Tại sao chọn Diag

1.000.000+
Lượt xét nghiệm mỗi năm
5.000+
Bác sĩ đối tác
35+
Điểm lấy mẫu
25+
Năm kinh nghiệm

Quy trình xét nghiệm

Quy trình xét nghiệm

1
Đăng ký xét nghiệm

Đăng ký online cho lấy mẫu xét nghiệm tại nhà hoặc đến các điểm lấy mẫu của Diag

2
Lấy mẫu xét nghiệm

Điều dưỡng sẽ lấy mẫu xét nghiệm

3
Trả kết quả

Kết quả xét nghiệm sẽ được gửi cho khách hàng bằng SMS hoặc Zalo

4
Bác sĩ tư vấn miễn phí

Nhận tư vấn từ xa miễn phí hoặc theo dõi kết quả với bác sĩ riêng của bạn

Đặt lịch hẹn
Book Test  width= Zalo Button Messenger Button