FSH là gì?

FSH (Follicle-Stimulating Hormone) là hormone do tuyến yên tiết ra, đóng vai trò kiểm soát sức khỏe sinh sản ở cả nam và nữ. Ở phụ nữ, FSH kích thích trứng phát triển và hỗ trợ quá trình rụng trứng. Ở nam giới, FSH giúp sản xuất tinh trùng và duy trì sức khỏe sinh sản.

Xét nghiệm FSH là gì?

Xét nghiệm FSH được thực hiện để đo nồng độ FSH trong máu. Kết quả xét nghiệm có giá trị cao trong đánh giá sức khỏe sinh sản, chẩn đoán các vấn đề như vô sinh, hiếm muộn, rối loạn kinh nguyệt, dậy thì sớm hoặc muộn ở trẻ em, và các rối loạn nội tiết khác.

Khi nào thực hiện xét nghiệm FSH?

Xét nghiệm FSH được chỉ định cho cả nam giới, nữ giới, và trẻ em trong các trường hợp sau:

Ở phụ nữ:

  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc bất thường.
  • Gặp khó khăn trong việc thụ thai.
  • Xuất hiện các triệu chứng mãn kinh sớm.

Ở nam giới:

  • Rối loạn xuất tinh hoặc không xuất tinh.
  • Số lượng tinh trùng thấp hoặc tinh trùng yếu.
  • Nghi ngờ vô sinh.
  • Giảm ham muốn tình dục.

Ở trẻ em:

  • Dậy thì sớm hoặc muộn.
  • Xuất hiện các dấu hiệu dậy thì không đúng thời điểm.
  • Chậm phát triển.

Xét nghiệm FSH còn được chỉ định trong trường hợp:

  • Đánh giá chức năng tuyến yên.
  • Theo dõi hiệu quả điều trị các rối loạn nội tiết tố sinh sản.
  • Chẩn đoán các khối u ảnh hưởng đến trục hạ đồi - tuyến yên - sinh dục.

Cách đọc kết quả xét nghiệm FSH

Bảng tham chiếu kết quả không phân biệt theo độ tuổi.

Bảng tham chiếu kết quả xét nghiệm FSH ở nữ giới (IU/L)

Luteal
(giai đoạn tạo hoàng thể) 
Follicular
(giai đoạn nang trứng) 
Ovulation
(giai đoạn rụng trứng) 
Menopause
(giai đoạn mãn kinh) 
Từ 1.7 - 7.7 Từ 3.5 - 12.5 Từ 4.7 - 21.5 Từ 25.8 - 134.8

Bảng tham chiếu kết quả xét nghiệm FSH ở nam giới (IU/L)

Thấp hơn ngưỡng an toàn Ngưỡng an toàn Cao hơn ngưỡng an toàn
< 1.5 Từ 1.5 - 12.4 > 12.4

Lưu ý: 

  • Bảng tham chiếu có thể thay đổi tùy theo phòng xét nghiệm và chỉ có giá trị tham khảo.
  • Phạm vi tham chiếu trên kết quả xét nghiệm tại Diag thay đổi dựa trên dữ liệu khoa học mới nhất và có thể không khớp hoàn toàn với bài viết này trong một số ít trường hợp website chưa kịp cập nhật.

Cách đọc kết quả xét nghiệm ở nữ giới

  • Giai đoạn hoàng thể (Luteal): 1.7 - 7.7 IU/L.
  • Giai đoạn nang trứng (Follicular): 3.5 - 12.5 IU/L.
  • Giai đoạn rụng trứng (Ovulation): 4.7 - 21.5 IU/L.
  • Giai đoạn mãn kinh (Menopause): 25.8 - 134.8 IU/L.

Nếu chỉ số FSH ở nữ giới thấp, nghĩa là có nguy cơ mắc các vấn đề:

  • Suy tuyến yên.
  • Ảnh hưởng đến khả năng sản xuất trứng.
  • Xuất hiện u nang trong não gây cản trở khả năng sản xuất, điều tiết FSH.

Nếu chỉ số FSH ở nữ giới cao, nghĩa là có nguy cơ mắc các vấn đề:

  • Nguy cơ suy buồng trứng, hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Bước vào thời kỳ mãn kinh.
  • Xuất hiện bất thường NST như hội chứng Turner.

Cách đọc kết quả xét nghiệm ở nam giới

Nếu chỉ số FSH ở nam giới thấp hơn ngưỡng an toàn, nghĩa là có nguy cơ mắc các vấn đề:

  • Suy vùng dưới đồi - bộ phận nằm ở đáy não, phía trên tuyến yên. Đây là vùng đảm nhận vai trò điều hòa các chức năng quan trọng: Nhiệt độ cơ thể, cảm giác đói và khát, giấc ngủ và thức dậy, tình dục và sinh sản, cảm xúc, huyết áp, nhịp tim, kiểm soát hệ thống nội tiết qua sản xuất hormone kích thích hay ức chế tuyến yên.
  • Suy tuyến yên.
  • Ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tinh trùng.
  • Nghi vấn xuất hiện u trong não cản trở khả năng sản xuất, điều tiết FSH.

Nếu chỉ số FSH ở nam giới cao hơn ngưỡng an toàn, nghĩa là có nguy cơ mắc các vấn đề:

  • Bất thường ở tinh hoàn: Không có tinh hoàn hoặc tinh hoàn hoạt động bất thường.
  • Tổn thương tinh hoàn do nhiễm trùng, chấn thương, sử dụng rượu bia, chất kích thích, hoặc do phương pháp điều trị (chụp X-quang, hóa trị) các bệnh lý khác.
  • Hội chứng Klinefelter ảnh hưởng đến phát triển giới tính.

Cách đọc kết quả xét nghiệm ở trẻ em

Chỉ số FSH bình thường ở bé trai:

  • Trước tuổi dậy thì: Từ 0 đến 5 IU/L.
  • Trong tuổi dậy thì: Từ 0.3 đến 10 IU/L.

Chỉ số FSH bình thường ở bé gái:

  • Trước tuổi dậy thì: Từ 0 đến 4 IU/L.
  • Trong tuổi dậy thì: Từ 0.3 đến 10 IU/L.

Nếu chỉ số FSH ở trẻ em thấp, trẻ em có nguy cơ mắc các vấn đề như:

  • Dậy thì muộn.
  • Rối loạn buồng trứng hoặc tinh hoàn.
  • Hội chứng Turner.
  • Hội chứng Klinefelter.
  • Thiếu hụt hormone.
  • Tình trạng nhiễm trùng hoặc rối loạn ăn uống.

Chỉ số FSH ở trẻ em cao thể hiện bé đang bước vào giai đoạn dậy thì hoặc đã dậy thì. Đây là tình trạng thường xảy ra ở bé gái trên 9 tuổi hoặc bé trai trên 10 tuổi. Bên cạnh đó, các vấn đề mà trẻ có thể mắc liên quan đến chỉ số FSH cao gồm:

  • Dậy thì sớm (ở bé gái dưới 9 tuổi, bé trai dưới 10 tuổi): Xuất hiện lông ở vùng kín, bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt, phát triển ngực (ở bé gái), phát triển cơ quan sinh dục ở bé trai. Thay đổi tâm sinh lý.
  • Rối loạn hệ thần kinh trung ương.
  • Chấn thương sọ não.

FAQ 

1. Xét nghiệm FSH có nguy hiểm không? 

Xét nghiệm FSH là phương pháp xét nghiệm máu. Vì vậy, mọi người có thể an tâm không nguy hiểm hay xảy ra rủi ro trong quá trình lấy mẫu. Tuy nhiên, mọi người có thể đau, bầm tím tại vùng lấy máu. Thế nhưng, các triệu chứng này có thể biến mất sau vài ngày.

2. Quy trình thực hiện xét nghiệm FSH như thế nào?

  • Làm sạch da bằng cồn sát trùng.
  • Quấn garo quanh bắp tay để làm nổi tĩnh mạch.
  • Đưa kim vào tĩnh mạch (thường ở khuỷu tay hoặc mu bàn tay).
  • Lấy máu vào ống nghiệm đã chuẩn bị sẵn để mang đi xét nghiệm.

3. Thời điểm xét nghiệm FSH lý tưởng ở nữ giới là lúc nào?

Nam giới và trẻ em có thể thực hiện xét nghiệm FSH bất kỳ lúc nào theo hướng dẫn của bác sĩ. Đối với nữ giới, bác sĩ thường khuyến nghị thực hiện xét nghiệm vào những ngày cụ thể trong chu kỳ kinh nguyệt để đảm bảo kết quả chính xác.

4. Yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm FSH?

Các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả xét nghiệm FSH bao gồm: 

  • Mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu hoặc có nồng độ bilirubin cao.
  • Mẫu có chất đồng vị phóng xạ (người chụp xạ hình trong 1 tuần trước đó).
  • Người dùng biotin liều cao (> 5mg/ngày), cần ngưng ít nhất 8 giờ trước xét nghiệm.
  • Sử dụng thuốc như Chlorpromazine, Estrogen, thuốc tránh thai, Progesterone, và Testosterone.

5. Các xét nghiệm nào có thể được thực hiện cùng với xét nghiệm FSH?

Bác sĩ có thể kết hợp các xét nghiệm khác bên cạnh xét nghiệm FSH để đánh giá toàn diện về tình trạng sinh sản và nội tiết. Các xét nghiệm này gồm:

  • Xét nghiệm định lượng nồng độ LH: Đo lượng hormone LH trong máu, giúp chẩn đoán vô sinh ở cả nam và nữ, cũng như kiểm tra các vấn đề dậy thì sớm hoặc muộn ở trẻ em.
  • Xét nghiệm estradiol: Theo dõi sự phát triển của nang trứng trước khi thụ tinh ống nghiệm, xác định giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mãn kinh, và đánh giá chức năng buồng trứng.
  • Nội tiết & Hormon

Lưu ý cho bệnh nhân:
. Nếu có thể, hãy ngừng sử dụng bất kỳ loại thuốc nào ảnh hưởng đến mức FSH trong ít nhất 48 giờ trước khi thu thập. Hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ về việc nên dừng thuốc nào. . Thời điểm lý tưởng để đo FSH có thể phụ thuộc vào bối cảnh cụ thể và mục đích đánh giá. Vui lòng tham khảo ý kiến ​​bác sĩ về thời gian và bất kỳ hướng dẫn cụ thể nào liên quan đến tình trạng sức khỏe hoặc kế hoạch điều trị của bạn.
Loại mẫu:
Huyết Thanh
Thời gian trả kết quả:
Sau 2 tiếng 30 phút Sau cutoff: 9:00 AM ngày hôm sau
Lưu trữ và vận chuyển:
-
Thời gian ngưng nhận mẫu:

9:30 PM T2 đến T7
8:30 PM CN

30 phút yêu cầu đối với mẫu gửi về Cao Thắng cho đến khi Phòng thí nghiệm nhận được.

Có trong các gói xét nghiệm

Chọn cách xét nghiệm

Chọn chi nhánh gần nhất
2606e96f-6-144x145--diag-thumb.png

Tại sao chọn Diag

1.000.000+
Lượt xét nghiệm mỗi năm
5.000+
Bác sĩ đối tác
35+
Điểm lấy mẫu
25+
Năm kinh nghiệm

Quy trình xét nghiệm

Quy trình xét nghiệm

1
Đăng ký xét nghiệm

Đăng ký online cho lấy mẫu xét nghiệm tại nhà hoặc đến các điểm lấy mẫu của Diag

2
Lấy mẫu xét nghiệm

Điều dưỡng sẽ lấy mẫu xét nghiệm

3
Trả kết quả

Kết quả xét nghiệm sẽ được gửi cho khách hàng bằng SMS hoặc Zalo

4
Bác sĩ tư vấn miễn phí

Nhận tư vấn từ xa miễn phí hoặc theo dõi kết quả với bác sĩ riêng của bạn

Đặt lịch hẹn
Book Test  width= Zalo Button Messenger Button