B-Type Natriuretic Peptide (BNP) **

  • Khác

BNP (B-type Natriuretic Peptide) là hormone do tim sản xuất khi làm việc quá sức. Hormone này giúp điều chỉnh lưu thông máu, giảm áp lực lên tim. Nồng độ BNP trong máu tăng cao có thể là dấu hiệu cho thấy tim đang gặp vấn đề, đặc biệt là suy tim.

Xét nghiệm BNP thường được bác sĩ chỉ định để kiểm tra sức khỏe tim, chẩn đoán và xác định mức độ nghiêm trọng của suy tim. Kết quả xét nghiệm còn hỗ trợ theo dõi hiệu quả điều trị, phân biệt nguyên nhân gây khó thở do suy tim, bệnh phổi, hay các bệnh lý khác.

Xét nghiệm BNP thường được chỉ định trong các trường hợp sau: 

  • Chẩn đoán suy tim ở người xuất hiện các triệu chứng như khó thở, mệt mỏi, sưng chân, và đau ngực.
  • Theo dõi tiến triển bệnh, đánh giá hiệu quả điều trị ở bệnh nhân được chẩn đoán suy tim.
  • Phân biệt suy tim và các bệnh lý có triệu chứng khó thở tương tự.

Bảng tham chiếu kết quả không phân biệt theo độ tuổi và giới tính.

Nồng độ BNP bình thường Nồng độ BNP cao
≤ 100 pg/mL > 100 pg/mL

Lưu ý:

  • Bảng tham chiếu có thể thay đổi tùy theo phòng xét nghiệm và chỉ có giá trị tham khảo.
  • Phạm vi tham chiếu trên kết quả xét nghiệm tại Diag thay đổi dựa trên dữ liệu khoa học mới nhất và có thể không khớp hoàn toàn với bài viết này trong một số ít trường hợp website chưa kịp cập nhật.

Nồng độ BNP bình thường

Kết quả xét nghiệm BNP bình thường khi nồng độ BNP ≤ 100 pg/mL. Trong trường hợp này, nguy cơ bị suy tim rất thấp. 

Nồng độ BNP tăng cao bất thường

Nồng độ BNP tăng cao bất thường khi kết quả xét nghiệm có chỉ số > 100 pg/mL (picogram/milliliter). BNP tăng cao bất thường có thể liên quan đến các bệnh lý, vấn đề sức khỏe như:

  • Suy tim: Nguyên nhân chính khiến nồng độ BNP máu tăng. Khi tim hoạt động kém, các buồng tim chịu áp lực cao, dẫn đến việc giải phóng nhiều BNP hơn bình thường.
  • Tăng huyết áp: Gây áp lực lớn lên tim, khiến tim phải làm việc vất vả hơn. Tình trạng này dẫn đến việc nồng độ BNP máu tăng.
  • Nhồi máu cơ tim: Khi cơ tim bị tổn thương do nhồi máu, tim có thể sản xuất nhiều BNP hơn để phản ứng với tình trạng này.
  • Bệnh van tim: Gây cản trở lưu lượng máu qua tim, tăng áp lực lên tim, dẫn đến tăng nồng độ BNP.

Những nguyên nhân gây tăng nồng độ BNP máu: 

Các bệnh tim và huyết áp cao là nguyên nhân chính khiến nồng độ BNP trong máu tăng cao. Tuy nhiên, ngoài những nguyên nhân này, nồng độ BNP còn có thể tăng cao bất thường do:

  • Bệnh thận: Thận chịu trách nhiệm loại bỏ BNP ra khỏi cơ thể. Khi thận hoạt động kém, BNP không được đào thải hiệu quả, dẫn đến tích tụ, và làm tăng nồng độ BNP trong máu.
  • Tăng áp phổi và thuyên tắc phổi: Các vấn đề về phổi như huyết áp cao ở động mạch phổi hoặc cục máu đông trong phổi gây áp lực lớn lên tim. Tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu qua phổi, dẫn đến tăng BNP trong máu.

Lưu ý cho bệnh nhân:
Không có yêu cầu đặc biệt
Loại mẫu:
Máu Toàn Phần
Thời gian trả kết quả:
Sau 6 tiếng Sau cutoff: 11:00 AM ngày hôm sau
Lưu trữ và vận chuyển:
-
Thời gian ngưng nhận mẫu:
-

30 phút yêu cầu đối với mẫu gửi về Cao Thắng cho đến khi Phòng thí nghiệm nhận được.

Chọn cách xét nghiệm

Chọn chi nhánh gần nhất

Tại sao chọn Diag

1.000.000+
Lượt xét nghiệm mỗi năm
5.000+
Bác sĩ đối tác
35+
Điểm lấy mẫu
25+
Năm kinh nghiệm

Quy trình xét nghiệm

Quy trình xét nghiệm

1
Đăng ký xét nghiệm

Đăng ký online cho lấy mẫu xét nghiệm tại nhà hoặc đến các điểm lấy mẫu của Diag

2
Lấy mẫu xét nghiệm

Điều dưỡng sẽ lấy mẫu xét nghiệm

3
Trả kết quả

Kết quả xét nghiệm sẽ được gửi cho khách hàng bằng SMS hoặc Zalo

4
Bác sĩ tư vấn miễn phí

Nhận tư vấn từ xa miễn phí hoặc theo dõi kết quả với bác sĩ riêng của bạn

Đặt lịch hẹn
Book Test  width= Zalo Button Messenger Button