Acid uric là sản phẩm cuối cùng của quá trình phân hủy purin - một chất có trong nhiều loại thực phẩm và đồ uống. Acid uric được tạo ra ở gan, sau đó được lọc qua thận để thải ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Mức acid uric trong máu dao động có thể tùy thuộc vào chế độ ăn uống hoặc chức năng thận. Khi lượng acid uric trong cơ thể vượt quá khả năng thải lọc của thận, nó sẽ tích tụ lại và gây ra các vấn đề sức khỏe như bệnh gout hoặc sỏi thận.
Xét nghiệm đo lường nồng độ acid uric trong mẫu máu hoặc nước tiểu. Ở mức bình thường thì acid uric không gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu acid uric tăng quá cao do thận không đào thải hiệu quả sẽ dẫn đến tăng acid uric lắng đọng trong da, khớp, và thận, từ đó gây nên nhiều vấn đề sức khỏe. Vì thế, xét nghiệm Acid Uric rất hữu ích để đánh giá chức năng thận và hỗ trợ chẩn đoán, theo dõi các bệnh lý liên quan đến thận.
Xét nghiệm Acid Uric được chỉ định cho các trường hợp sau:
Xét nghiệm Acid Uric là xét nghiệm máu, sử dụng mẫu máu lấy từ tĩnh mạch cánh tay. Sau đó mẫu máu được đưa đến phòng xét nghiệm và tiến hành phân tích.
Bảng tham chiếu chỉ số Acid Uric máu ở nam giới (mmol/L)
Độ tuổi | Ngưỡng an toàn | Thấp | Cao | Báo động |
Dưới 2 tuần tuổi | Từ 0.17 - 0.75 | < 0.17 | > 0.75 và ≤ 0.75 | > 0.75 |
Từ 2 tuần - 1 năm tuổi | Từ 0.09 – 0.37 | < 0.09 | > 0.37 và ≤ 0.75 | > 0.75 |
Từ 1 - 3 tuổi | Từ 0.11 - 0.29 | < 0.11 | > 0.29 và ≤ 0.75 | > 0.75 |
Từ 3 - 5 tuổi | Từ 0.12 – 0.29 | < 0.12 | > 0.29 và ≤ 0.75 | > 0.75 |
Từ 5 - 9 tuổi | Từ 0.11 - 0.3 | < 0.11 | > 0.3 và ≤ 0.75 | > 0.75 |
Từ 9 - 11 tuổi | Từ 0.14 – 0.32 | < 0.14 | > 0.32 và ≤ 0.75 | > 0.75 |
Từ 11 - 13 tuổi | Từ 0.15 - 0.34 | < 0.15 | > 0.34 và ≤ 0.75 | > 0.75 |
Từ 13 - 18 tuổi | Từ 0.22 – 0.45 | < 0.22 | > 0.45 và ≤ 0.75 | > 0.75 |
Trên 18 tuổi | Từ 0.22 - 0.45 | < 0.22 | > 0.45 và ≤ 0.77 | > 0.77 |
Bảng tham chiếu chỉ số Acid Uric máu ở nữ giới (mmol/L)
Độ tuổi | Ngưỡng an toàn | Thấp | Cao | Báo động |
Dưới 2 tuần tuổi | Từ 0.17 - 0.75 | < 0.17 | > 0.75 và ≤ 0.75 | > 0.75 |
Từ 2 tuần - 1 năm tuổi | Từ 0.09 - 0.37 | < 0,09 | > 0.37 và ≤ 0.75 | > 0.75 |
Từ 1 - 3 tuổi | Từ 0.11 – 0.29 | < 0.11 | > 0.29 và ≤ 0.75 | > 0.75 |
Từ 3 - 5 tuổi | Từ 0.12 - 0.29 | < 0.12 | > 0.29 và ≤ 0.75 | > 0.75 |
Từ 5 - 9 tuổi | Từ 0.11 - 0.3 | < 0.11 | > 0.3 và ≤ 0.75 | > 0.75 |
Từ 9 - 11 tuổi | Từ 0.14 – 0.32 | < 0.14 | > 0.32 và ≤ 0.75 | > 0.75 |
Từ 11 - 13 tuổi | Từ 0.15 - 0.34 | < 0.15 | > 0.34 và ≤ 0.75 | > 0.75 |
Từ 13 - 18 tuổi | Từ 0.15 – 0.37 | < 0.15 | > 0.37 và ≤ 0.75 | > 0.75 |
Trên 18 tuổi | Từ 0.15 - 0.37 | < 0.15 | > 0.37 và ≤ 0.77 | > 0.77 |
Lưu ý:
Kết quả xét nghiệm nằm trong ngưỡng an toàn: Cho thấy không có nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến khả năng đào thải acid uric.
Kết quả xét nghiệm thấp hơn ngưỡng an toàn: Báo hiệu sự rối loạn chức năng gan thận, bệnh Wilson, bệnh Hodgkin, bệnh Celiac, hội chứng rối loạn thận Fanconi, hoặc hội chứng tiết hormone bài niệu không thích hợp. Một số trường hợp acid uric thấp hơn bình thường có thể báo hiệu tiền sản giật ở phụ nữ mang thai.
Kết quả xét nghiệm cao hơn ngưỡng an toàn: Dấu hiệu của những bệnh lý như tiểu đường, gout, và viêm đau khớp liên quan đến gout, suy thận, sỏi thận, và rối loạn chức năng thận. Ngoài ra, tăng sản xuất acid uric hoặc giảm đào thải acid uric qua đường tiêu hóa cũng làm tăng nồng độ acid uric. Nhiều trường hợp acid uric tăng cao cũng là hệ quả của chế độ ăn uống quá nhiều purin như thịt bò và hải sản.
30 phút yêu cầu đối với mẫu gửi về Cao Thắng cho đến khi Phòng thí nghiệm nhận được.
Đăng ký online cho lấy mẫu xét nghiệm tại nhà hoặc đến các điểm lấy mẫu của Diag
Điều dưỡng sẽ lấy mẫu xét nghiệm
Kết quả xét nghiệm sẽ được gửi cho khách hàng bằng SMS hoặc Zalo
Nhận tư vấn từ xa miễn phí hoặc theo dõi kết quả với bác sĩ riêng của bạn