Xét nghiệm LDL Cholesterol là gì?

Xét nghiệm nồng độ LDL cholesterol, còn gọi là xét nghiệm LDL-C, đo lượng cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) trong máu. LDL cholesterol thường được gọi là cholesterol “xấu” vì mức độ cao có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Xét nghiệm này có ý nghĩa rất lớn trong chẩn đoán rối loạn mỡ máu và đánh giá các nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Khi nào nên làm xét nghiệm LDL Cholesterol?

Xét nghiệm LDL Cholesterol cần được thực hiện định kỳ đối với người trên 18 tuổi để kiểm soát các nguy cơ. Nguyên nhân do mức cholesterol cao không thể hiện bất kỳ triệu chứng nào và thường bị xem nhẹ.

Đặc biệt, các đối tượng sau cần làm xét nghiệm LDL Cholesterol:

  • Trên 45 tuổi.
  • Thói quen sống không lành mạnh: Hút thuốc lá, uống rượu bia, ít vận động…
  • Tiền sử bản thân hoặc gia đình mắc bệnh tim mạch, mỡ máu cao, tiểu đường…
  • Đang điều trị rối loạn mỡ máu và các bệnh tim mạch.
  • Trẻ em có nguy cơ cao do thừa cân, béo phì, hoặc mắc bệnh tiểu đường.

Phương pháp xét nghiệm LDL Cholesterol

Xét nghiệm LDL Cholesterol là xét nghiệm máu. Mẫu bệnh phẩm sẽ được lấy từ tĩnh mạch, thường ở cánh tay, sau đó đưa về phòng xét nghiệm để tiến hành phân tích.

Cách đọc chỉ số xét nghiệm LDL Cholesterol

Bảng tham chiếu chỉ số xét nghiệm LDL Cholesterol

Xét nghiệm Giới tính Độ tuổi Ngưỡng tối ưu Gần đạt ngưỡng tối ưu Gần đạt ngưỡng cao Ngưỡng cao Ngưỡng rất cao
LDL Cholesterol Mọi giới tính Mọi độ tuổi < 2.59 mmol/L Từ 2.59 - 3.34 mmol/L Từ 3.35 - 4.13 mmol/L Từ 4.14 - 4.91 mmol/L ≥ 4.92 mmol/L

Kết quả LDL Cholesterol < 2.59 mmol/L: Đây là ngưỡng an toàn và không có nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch.

Kết quả LDL Cholesterol từ 2.59 - 3.34 mmol/L: Tương đối an toàn. Tuy nhiên, những người có các yếu tố nguy cơ khác như tiểu đường, cao huyết áp, hút thuốc lá, hoặc tiền sử gia đình có bệnh tim mạch nên xem xét việc kiểm soát chế độ ăn uống và lối sống để giảm mức LDL-C xuống dưới ngưỡng tối ưu.

Kết quả LDL Cholesterol từ 3.35 – 4.13 mmol/L: Nguy cơ mắc bệnh tim mạch bắt đầu tăng. Những người trong khoảng này cần chú ý hơn đến lối sống và có thể cần bắt đầu điều trị để giảm LDL-C nếu có các yếu tố nguy cơ khác.

Kết quả LDL Cholesterol từ 4.14 - 4.91 mmol/L: Nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch. Mức LCL-C này có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Kết quả LDL Cholesterol ≥ 4.92 mmol/L: Nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch ở mức độ nghiêm trọng. Mức LDL-C này dễ gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ, và các biến chứng tim mạch nguy hiểm khác. Mặc dù cholesterol cao có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nhưng không phải lúc nào cũng đe dọa tính mạng ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như đau tim hoặc đột quỵ, có thể gây tử vong.

Nguyên nhân khiến chỉ số LDL cholesterol tăng cao

Kết quả xét nghiệm LDL cholesterol tăng cao có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau:

  • Tuổi tác cao.
  • Chế độ ăn uống nhiều chất béo, gồm chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, như thực phẩm chiên rán, thức ăn nhanh, nội tạng, thịt mỡ, thịt đỏ, trứng, nội tạng, bơ, phô mai, bánh kẹo...
  • Lối sống ít vận động hoặc không tập thể dục thường xuyên.
  • Hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia và các chất kích thích.
  • Tiền sử gia đình bị rối loạn mỡ máu, có thể làm tăng LDL cholesterol dù có lối sống lành mạnh.

FAQ

1. Vì sao gọi LDL-C là cholesterol xấu?

LDL-C (Low-Density Lipoprotein Cholesterol) được gọi là “cholesterol xấu” vì có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Trên thực tế, LDL-C vận chuyển cholesterol từ gan đến động mạch và các mô khác trong cơ thể. Khi nồng độ LDL-C trong máu quá cao, cholesterol có thể tích tụ trong thành động mạch và hình thành các mảng bám. Những mảng bám này có thể làm hẹp động mạch, cản trở dòng máu lưu thông và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nguy hiểm.

2. Cần xét nghiệm LDL-C bao lâu một lần?

Tần suất xét nghiệm có thể thay đổi phụ thuộc vào nguy cơ bệnh tim mạch và tình trạng sức khỏe của từng người:

  • Người có nguy cơ trung bình: Đối với người trưởng thành khỏe mạnh, không có yếu tố nguy cơ rõ ràng, xét nghiệm LDL-C nên được thực hiện mỗi 6 tháng 1 lần.
  • Người có nguy cơ cao: Nếu có yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch như tiền sử gia đình, tiểu đường, cao huyết áp, hoặc đang điều trị rối loạn lipid máu, bác sĩ có thể khuyến cáo xét nghiệm LDL-C thường xuyên hơn.
  • Người đang điều trị cholesterol cao: Những người đang dùng thuốc hạ cholesterol hoặc điều chỉnh lối sống để kiểm soát mức LDL-C thường cần xét nghiệm định kỳ 3-6 tháng 1 lần để theo dõi hiệu quả điều trị.
  • Bộ Mỡ

Lưu ý cho bệnh nhân:
-
Loại mẫu:
Huyết Thanh
Thời gian trả kết quả:
-
Lưu trữ và vận chuyển:
-
Thời gian ngưng nhận mẫu:

9:30 PM T2 đến T7
8:30 PM CN

30 phút yêu cầu đối với mẫu gửi về Cao Thắng cho đến khi Phòng thí nghiệm nhận được.

Chọn cách xét nghiệm

Chọn chi nhánh gần nhất
2606e96f-6-144x145--diag-thumb.png

Tại sao chọn Diag

1.000.000+
Lượt xét nghiệm mỗi năm
5.000+
Bác sĩ đối tác
35+
Điểm lấy mẫu
25+
Năm kinh nghiệm

Quy trình xét nghiệm

Quy trình xét nghiệm

1
Đăng ký xét nghiệm

Đăng ký online cho lấy mẫu xét nghiệm tại nhà hoặc đến các điểm lấy mẫu của Diag

2
Lấy mẫu xét nghiệm

Điều dưỡng sẽ lấy mẫu xét nghiệm

3
Trả kết quả

Kết quả xét nghiệm sẽ được gửi cho khách hàng bằng SMS hoặc Zalo

4
Bác sĩ tư vấn miễn phí

Nhận tư vấn từ xa miễn phí hoặc theo dõi kết quả với bác sĩ riêng của bạn

Đặt lịch hẹn
Book Test  width= Zalo Button Messenger Button